Nữ sinh phố núi đạt 9,75 điểm môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT
Dù được tuyển thẳng vào Trường Đại học Kiến trúc TP HCM nhưng nữ sinh Lưu Thị Minh Huê vẫn xuất sắc đạt 9,75 điểm môn Ngữ Văn – cao nhất tỉnh Đắk Lắk trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Lưu Thị Minh Huê (lớp 12A3, Trường THPT Lê Quý Đôn – TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021, em đạt giải nhì môn Ngữ Văn. Với thành tích này cùng điểm thi môn Vẽ, Huê chính thức được tuyển thẳng vào Trường ĐH Kiến trúc TP HCM.
Nữ sinh Lưu Thị Minh Huê đạt 9,75 điểm môn Ngữ Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Ảnh: Minh Huê cung cấp
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đề môn Ngữ Văn với Huê không khó và em đã vận dụng kiến thức, khả năng của mình để viết một mạch liền 9 trang giấy. “Em không học Văn theo các khuôn mẫu có sẵn mà thường đọc nhiều tiểu thuyết, các bài bình văn để từ đó rút ra những điểm nhấn nổi bật của mỗi tác phẩm văn học. Riêng với đề tài nghị luận xã hội, em thường đọc báo, xem truyền hình để nắm bắt các câu chuyện thời sự. Khi làm bài thi, em vận dụng linh hoạt kiến thức nền và hiểu biết, quan điểm cá nhân” – Huê chia sẻ bí quyết học tập.
Cô Nguyễn Thị Xuân Hương – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết năm học 2020-2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhà trường phải dạy học trực tuyến và nhận thấy tập thể giáo viên cùng học sinh của trường đã có sự nỗ lực rất lớn.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay, Trường THPT Lê Quý Đôn có nhiều học sinh đạt điểm cao, nổi trội trong đó có nữ sinh Lưu Thị Minh Huê. “Em Huê có ý thức học tập rất tốt, xây dựng mục tiêu học tập rõ ràng ngay từ năm học lớp 10 nên thành quả hôm nay hoàn toàn xứng đáng với sự cố gắng của em” – cô Hương cho biết thêm.
"Năm ngoái đề thi đã ra thơ rồi, nên không ai nghĩ năm nay vẫn ra thơ nữa"
Vẫn là những bài dạy mẫu theo kiểu đọc chép, chiếu chép về học thuộc. Vẫn là cảnh học sinh vào thi trúng tủ thì hồ hởi mà trật tủ thì buồn ủ rũ.
Video đang HOT
Đề dễ nhưng trật "tủ" nhiều học sinh cũng buồn nẫu ruột
Sáng nay, sau khi kết thúc buổi thi đầu tiên môn Ngữ văn, một số học sinh tại nhiều địa phương trong đó có tỉnh Bình Thuận cùng chung tâm trạng buồn vì cho rằng mình làm bài không tốt. Có em nói, do đề ôn không trúng tủ nên không tự tin với bài làm của mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: Phương Linh
Khi được hỏi bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh có trong chương trình học vậy vì sao lại không ôn để bị "trật tủ", Thanh Thủy, cô bé học sinh tại thị xã La Gi cho biết vì năm ngoái đề thi đã ra thơ rồi nên không ai nghĩ đề năm nay vẫn ra thơ nữa.
Người viết được biết, chuyện ôn tập để thi và cho học sinh tủ đề vẫn đang tồn tại một cách phổ biến trong ngành giáo dục.
Căn cứ vào đâu để dạy tủ và học tủ?
Đặt câu hỏi này cho một giáo viên dạy văn tại Thanh Hóa (đề nghị không nêu tên), thầy giáo H. cho biết: "Cần phải xét từ 2 phía để thấy rõ hơn việc dạy tủ và học tủ hiện nay.
Về phía giáo viên, phần lớn các thầy cô giáo đều căn cứ vào đề minh họa của Bộ để dạy ôn thi. Nếu như đề minh họa ra thơ thì nhiều thầy cô sẽ đoán đề thi cũng ra thơ. Nếu đề minh họa ra truyện thì giáo viên cũng đoán đề thi sẽ ra truyện.
Năm nay, đề minh họa ra truyện nên nhiều thầy cô giáo ôn rất kỹ tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A phủ.
Bên cạnh đó, có giáo viên sẽ làm phương pháp loại trừ tác phẩm thơ hoặc truyện nếu đã ra một vài năm trước đó thì khả năng ra lại cũng không cao.
Giáo viên muốn học sinh đạt điểm cao, vừa khẳng định khả năng của mình vừa là cách kéo học sinh về lớp học thêm. Bởi thế, ôn bài tủ mà thành công thì chẳng khác nào "mỗi mũi tên trúng hai đích".
Về phía học sinh, do khả năng cảm thụ văn học chưa tốt, cộng thêm định hướng ôn tập của giáo viên và tâm lý muốn có điểm cao nhưng không cần ôn tập nhiều nên gần như sẽ học tất cả những gì thầy cô cho là trọng tâm và bỏ qua hoặc học lơ là với những nội dung khác.
Bên cạnh đó, còn có các trang học tập mà phần lớn là diễn đàn trao đổi giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh với nhau, gần tới ngày thi thường rỉ tai nhau tin đồn ra tác phẩm nào đó, thế là học sinh thường bị cuốn theo.
Đổi mới bao năm nhưng cách dạy văn, học văn vẫn muôn năm cũ
Từ những năm 80, cứ mỗi kỳ thi, học sinh cũng thường được giáo viên dạy tủ. Đã có không ít thầy cô được mệnh danh là thầy dạy tủ vì "đoán đề như thần". Ngay tại địa phương nơi tôi dạy ngày ấy, cũng có cô giáo dạy văn hầu như năm nào cũng đoán đề trúng y chang để rồi tiếng lành đồn xa.
Những năm sau đó, lớp học thêm của cô mỗi ngày một đông vì học sinh từ nhiều địa phương khác ồ ạt tới xin học.
Hành trang đi thi của không ít các em lúc bấy giờ là sản phẩm do cô đọc cho chúng chép lại và học thuộc đến từng dấu phẩy từ 2 đến 3 tác phẩm.
Nhiều năm trở lại đây, ngành giáo dục liên tục kêu gọi đổi mới về phương pháp, về chương trình và sách giáo khoa nhưng cách dạy và học văn ở nhiều trường phổ thông vẫn không có nhiều thay đổi.
Vẫn là những bài dạy mẫu theo kiểu đọc chép, chiếu chép và về học thuộc. Vẫn là cảnh học sinh vào thi trúng tủ thì hồ hởi vì làm bài tốt mà trật tủ thì ủ rũ bảo rằng xui, xúi quẫy.
Năm học 2021-2022, chương trình mới đã được áp dụng ở bậc trung học cơ sở (lớp 6). Môn Ngữ văn được thiết kế là chương trình mở chỉ quy định một số chuẩn cần đạt cốt lõi và những nội dung dạy học quan trọng của học vấn phổ thông. Còn lại để một khoảng trống lớn dành cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên tự chủ, sáng tạo.
Nhìn vào thực tế đề thi Ngữ văn vừa rồi, không ít học sinh nói rằng bị "trật tủ" chúng tôi thấy lo ngại nếu như giáo viên không chịu đổi mới phương pháp giảng dạy mà vẫn trung thành với cách dạy cũ (đọc chép, chiếu chép) và học sinh vẫn ngoan ngoãn học theo định hướng của thầy cô thì thật là đáng lo ngại.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh: Đừng bỏ lỡ cơ hội ghi điểm Để đạt điểm cao môn tiếng Anh, thí sinh nên nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, rèn kỹ năng làm các câu hỏi ở mức vân dụng, vận dụng cao và phân bổ thời gian làm bài khoa học. Ảnh minh họa. Cô giáo Nguyễn Việt Hà, giảng viên môn tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội, chia sẻ...