Nữ sinh người Thổ mồ côi bố và ước mơ trở thành sinh viên Đại học Ngoại thương
Em Trương Nguyễn Linh Nga (SN 2002) ở khối 17, thị trấn Quỳ Hợp là 1 trong 7 học sinh dân tộc thiểu số được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương vì đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vào tối nay (19/9).
Ấn tượng khi tiếp xúc với Linh Nga đó là một nữ sinh có gương mặt xinh xắn, tự tin, luôn nở nụ cười trên môi khi trò chuyện. Nhưng ẩn sau vẻ bề ngoài đó ít ai biết rằng, Linh Nga đã phải trải qua nhiều biến cố. Khi mẹ mang thai em tháng thứ 7, bố tai biến sống thực vật 8 năm và qua đời. Mẹ Nga sức khỏe yếu, thường xuyên đau ốm, nhưng vẫn gắng gượng lo cho em ăn học.
Linh Nga cùng mẹ và cô giáo. Ảnh NVCC
Ba năm sau, mẹ Nga – một cô giáo tiểu học ở xã Thọ Hợp (Quỳ Hợp) lập gia đình mới. Thương Nga chịu thiệt thòi, thiếu tình cảm của bố, ông Trương Đình Thưởng – bố dượng Nga đã quan tâm, chăm sóc, dành tình thương cho em chẳng khác nào con ruột.
Thiệt thòi so với bạn cùng trang lứa, bù lại Nga luôn nhận được sự chăm sóc của gia đình, tình yêu thương của mẹ và bố dượng, điều đó càng thôi thúc em cần cố gắng hơn trong học tập để không phụ lòng mọi người.
Trong quá trình học tập từ THCS đến THPT, Nga luôn dẫn đầu lớp về bề dày thành tích: Giải Nhì học sinh giỏi huyện môn tiếng Anh lớp 9; Giải Nhất kỳ thi IOE cấp huyện lớp 9; Giải Nhì kỳ thi IOE cấp tỉnh lớp 9; Giải Ba học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh lớp 9; Huy chương Đồng kỳ thi IOE cấp Quốc gia dành cho học sinh lớp 9; Giải Nhìhọc sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh lớp 11… Ngoài ra, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học.
Nga (giữa) đang trao đổi bài tập cùng các bạn. Ảnh Phan Giang
Ở bậc THPT, Nga học khá nổi với tất cả các môn, đặc biệt là môn tiếng Anh. Liên tục nhiều năm liền em là học sinh giỏi tỉnh 2 môn Văn và tiếng Anh. Quá trình ôn thi đại học của em bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên bước vào Trường THPT Quỳ Hợp 1, khi vào học lớp 10 Nga đã lên kế hoạch cho việc ôn thi đại học theo 3 môn khối D là tiếng Anh, Toán và Văn.
Kết thúc kỳ thi, Nga rất vui vì cả 3 môn em đều làm bài tốt. “Em rất vui khi được có tên trong danh sách được UBND tỉnh tuyên dương học sinh đạt điểm cao kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Kết quả này ngoài nỗ lực của bản thân, còn có rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè, em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để không phụ lòng mong mỏi của mọi người”.
Video đang HOT
Thầy giáo bộ môn Toán và các bạn cùng chung niềm vui với em Linh Nga. Ảnh Phan Giang
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, với tổng điểm 30,35 đã ưu tiên, trong đó điểm khối D của Nga là 27,6 điểm (Toán 9,2; Văn 9 và Anh 9,4). Em Trương Nguyễn Linh Nga – cô học trò người Thổ Trường THPT Quỳ Hợp 1 sẽ xét tuyển ngành Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Đồng thời, em là 1 trong 2 học sinh người dân tộc thiểu số đạt điểm cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương vào tối 19/9. Phải sau gần 6 năm huyện Quỳ Hợp lại mới có thí sinh đạt điểm cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT được UBND tỉnh tuyên dương.
Chia sẻ bí quyết học giỏi, Linh Nga cho rằng: Để học giỏi thì mỗi người có một phương pháp riêng. Với em, trước hết mình phải nắm thật chắc kiến thức cơ bản từ thầy cô truyền đạt, học kỹ kiến thức trong sách giáo khoa và tự tìm tài liệu để học. Sau đó thì phải vận dụng thật nhiều vào các dạng bài tập. Ở nhà, em luôn bố trí thời gian để có thể tự học, hoàn thành các bài tập thầy cô ra, sau đó đối chiếu với các tài liệu tham khảo để tìm những cách giải hay.
Linh Nga bên bố mẹ. Ảnh: Phan Giang
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Trinh, giáo viên chủ nhiệm 12D cho biết: Linh Nga là một học trò chăm ngoan, tự giác. Có mục tiêu học tập rõ ràng cho từng năm, đặc biệt là năm học lớp 12 – năm quan trọng quyết định đến kết quả học tập, Linh Nga đã rất nỗ lực. Kết quả này đã đánh giá đúng những cố gắng của Linh Nga suốt thời gian qua. Chắc chắn, em còn tiến xa hơn nữa trên con đường tương lai phía trước.
Rộn ràng không khí đón năm học mới ở miền Tây xứ Nghệ
Năm học này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc chuẩn bị cho năm học mới của nhiều trường học bị ảnh hưởng và chậm hơn so với những năm học trước. Mặc dù vậy, đến thời điểm này tất cả đã sẵn sàng chào đón học sinh trở lại trường.
Trường PTDT BT THCS Lạng Khê (Con Cuông) là một trong những trường khó khăn với hơn 95% học sinh là người dân tộc thiểu số. Trước ngày bước vào năm học mới, giáo viên và nhà trường thực sự vui mừng bởi trường lớp được sửa lại khang trang, sân trường được lát lại gạch mới sạch sẽ. Ảnh: Đức Anh
Trường nằm ở vùng khó nhưng nhờ làm tốt công tác vận động xã hội hóa nên hiện 50% phòng học đã được lắp đặt ti vi hiện đại. Đây cũng là cơ sở để nhà trường tổ chức dạy học theo hình thức mới và đẩy mạnh việc áp dụng giáo án điện tử trong các bài giảng - thầy giáo Phạm Quang Hoàng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Ảnh: Đức Anh
Với Trường Tiểu học Lạng Khê, năm học này, niềm vui đến với nhà trường khi học sinh ở điểm trường lẻ Chôm Lôm sẽ được sáp nhập về điểm trường chính. Đây cũng là bước chuẩn bị quan trọng để nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học, trước tiên là để phổ cập Tin học và tiếng Anh cho học sinh toàn trường. Ảnh: Đức Anh
Năm học 2020 - 2021 cũng sẽ là năm đầu tiên triển khai chương trình phổ thông mới dành cho bậc tiểu học. Vì thế, công tác bồi dưỡng chuyên môn được các nhà trường chú trọng. Nhiều giáo viên cho biết, năm học này kết thúc muộn và hầu như giáo viên không được nghỉ hè bởi từ đầu tháng 8 ngành Giáo dục đã triển khai chương trình tâp huấn cho cán bộ, giáo viên. Ảnh: Đức Anh
Những ngày giữa tháng 8, không khí đón chào năm học mới cũng đã rộn ràng ở những trường thuộc vùng cao huyện Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Từ các bản, làng xa xôi, phụ huynh của Trường PT DTBT THCS Lưu Kiền đã cùng nhau huy động nứa, mét và nhiều ngày công để cùng nhau dựng lại nhà ở bán trú cho con em trong bản. Ảnh: Đức Anh
Mô hình trường bán trú được nhà trường tổ chức được 4 năm. Dù điều kiện ăn, ở của học sinh còn nhiều khó khăn nhưng so với trước đây phải ở trọ thì cuộc sống của các em đã được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt, nhờ mô hình bán trú mà 2 năm trở lại đây trường không có học sinh nào phải bỏ học. Ảnh: Đức Anh
Anh La Định Thị là Bí thư Chi bộ bản Xoóng Con và cũng là Hội trưởng Hội Cha mẹ học sinh của nhà trường. Dù đặc thù khó khăn, nguồn xã hội hóa huy động từ phụ huynh không nhiều nhưng anh và bà con dân bản cũng rất vui bởi họ cũng đã giúp được nhà trường nhiều việc làm thiết thực và ý nghĩa. Đây cũng là năm cuối phụ huynh được cùng chung tay với nhà trường làm phòng trọ cho các con, bởi từ năm học tới Trường PT DTBT THCS Lưu Kiền sẽ chuyển về trường mới với dãy phòng học khang trang và 12 phòng ký túc xá hiện đại, đầy đủ cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Bước vào năm học mới, công tác tuyển sinh cũng đã được các nhà trường cơ bản hoàn tất. Trong ngày học sinh đến làm thủ tục nhập học, các em được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe. Ảnh: Đức Anh
Với những ngôi trường vùng cao niềm vui không chỉ là chất lượng mà còn là huy động được đủ học sinh đến trường. Ảnh: Đức Anh
Những học sinh thuộc diện hộ nghèo sẽ được hưởng đầy đủ chính sách của Nhà nước và được hỗ trợ ăn, ở tại ký túc xá nhà trường. Ảnh: Đức Anh
Những chiếc chăn mới đã được các giáo viên chuẩn bị sạch sẽ để chào đón những học sinh lớp 6 đầu tiên nhập học. Ảnh: Đức Anh
Những tiết mục văn nghệ cũng đã được dàn dựng. Ảnh: Đức Anh
Tất cả đã sẵn sàng để chuẩn bị cho lễ khai giảng theo kế hoạch sẽ được tổ chức đúng vào ngày 5/9/2020. Ảnh: Đức Anh
Nghệ An thưởng 1,6 tỷ đồng cho HS đoạt giải Quốc gia, Quốc tế UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố quyết định khen thưởng dành cho những học sinh (HS) giỏi Quốc tế, Quốc gia, đạt giải tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia năm học 2019 - 2020 và các giáo viên bồi dưỡng. Học sinh Nghệ An đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 2020 được ngành...