Nữ sinh nghèo có “Trái tim sư tử”

Theo dõi VGT trên

Nguyễn Thị Oanh sinh ra chỉ nặng 9 lạng, người mẹ nghèo khổ kiên trì hòa sữa đặc và nước cháo cho con uống. Vậy mà đứa bé đã sống và lớn lên như một điều kỳ diệu.

Nữ sinh nghèo có Trái tim sư tử - Hình 1

Nguyễn Thị Oanh – nữ sinh xứ Nghệ giành học bổng “Trái tim sư tử” 1 tỷ đồng của Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam.

18 năm sau, cô gái nhỏ bé lại làm nên một kỳ tích khác, là thí sinh duy nhất giành học bổng “Trái tim sư tử” trị giá 1 tỷ đồng của Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam.

Những vất vả, thiệt thòi ngay từ khi sinh ra khiến Oanh trở nên tự lập. Ở cô gái nhỏ bé luôn thấy được sự lạc quan, tin tưởng ở cuộc đời, ở mọi người xung quanh, rằng “khi quyết tâm làm điều gì, cả vũ trụ sẽ hợp lại cùng giúp bạn”.

Đứa bé 9 lạng sống sót diệu kỳ

Gia đình của Nguyễn Thị Oanh (SN 2001) có 3 người: Oanh, người mẹ quanh năm đau yếu và ông chú mù lòa không có vợ con. Từ khi sinh ra, lớn lên rồi đi học, Oanh luôn là học sinh thuộc diện hộ nghèo đặc biệt.

Mảnh đất con con nằm sâu trong xóm Phú Thành (xã Hưng Thành, Hưng Nguyên, Nghệ An) được chia nửa. Một bên gian nhà của ông chú, một bên là nơi ở của mẹ con Oanh. Phía trước là gốc bưởi to. Oanh tính, “em vào lớp 1 thì mẹ trồng cây bưởi này, nên giờ em đi học bao nhiêu năm thì cây bưởi từng ấy tuổi”. Còn bà Nguyễn Thị Vinh (SN 1959) – mẹ của Oanh nói: “Nếu ai mua cả cây thì tôi bán ngay, lấy tiền phụ thêm cho con đi học. Lâu nay, một mình nó xoay xở với cuộc sống ở thành phố, mẹ chẳng có gì để cho”.

Mẹ của Oanh lấy chồng muộn, là một người đàn ông ở làng bên. Ở tuổi 42, bà hạnh phúc khi biết tin có thai, chờ đợi ngày đứa bé chào đời. Nhưng chưa đủ ngày đủ tháng, bà sinh non bé gái nặng 9 lạng, nằm lọt trên một cánh tay. “Hồi đó bác sĩ nói con tôi yếu lắm, chỉ động viên mẹ con cố gắng. Chồng tôi nhìn con bé sợ không sống nổi, bảo tôi bỏ đi. Tôi làm răng mà bỏ được. Chỉ cần nó còn thở là tôi nuôi. Nhà nghèo không có tiền mua sữa bột, tôi hòa sữa đặc vào nước cháo rồi đổ cho con uống. Vậy mà nó sống”, bà Vinh kể lại.

Bà Vinh không bỏ Oanh! Nhưng người chồng lại bỏ 2 mẹ con sau những mâu thuẫn không hòa hợp được. Kể từ đó, một mình bà làm ruộng, trồng rau, thả gà nuôi con gái, chăm sóc mẹ già và người chú ruột mù lòa không có sức lao động. Sức khỏe yếu, làm lụng không bằng người ta, cuộc sống 2 mẹ con Oanh đắp đổi từng ngày. Bù lại, Oanh là đứa bé ngoan ngoãn, tự lập, hiểu chuyện, chăm chỉ. Đến tuổi đi học, cô bé mới biết chạnh lòng, tủi thân khi thấy bạn bè có tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ. Oanh phải nỗ lực hơn nhiều để vượt qua sự mặc cảm, tự ti của tuổi thơ, để học thật tốt như khát khao của mẹ và tìm cho mình lối thoát khỏi sự đói nghèo.

Từ lớp 1 đến lớp 12 năm nào Oanh cũng đạt học sinh tiên tiến. Năm lớp 12, Oanh đạt học lực giỏi với điểm trung bình năm học là 8,4. Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nguyễn Thị Oanh nằm trong tốp học sinh đạt điểm cao của Trường THPT Phạm Hồng Thái (huyện Hưng Nguyên). Em cũng đã trúng tuyển nguyện vọng 1 vào Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ sinh nghèo có Trái tim sư tử - Hình 2

Oanh là hi vọng duy nhất của người mẹ nghèo ở quê nhà.

Video đang HOT

Sức mạnh đến từ tình yêu và sự đớn đau

Suốt 12 năm phổ thông, Oanh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ học. Kể cả thời điểm đầy khó khăn: Bà ngoại qua đời, mẹ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp biến chứng sang khớp phải nằm viện 3 tháng. Em vừa đi học, vừa chăm mẹ, tranh thủ đi rửa bát thuê, bán ve chai cho các nhà hàng để kiếm tiền. “Đêm khuya ngồi học sau ngày dài làm việc kiệt sức, nghe tiếng kêu đau đớn vì bệnh tật của người thân, em từng bật khóc vì áp lực và bế tắc. Những lúc ấy, nghĩ đến sự hi sinh và tình yêu thương của mẹ, em lại thấy bừng lên sức mạnh và quyết tâm”, nữ sinh nhớ lại.

Nhưng trước ngưỡng cửa đại học, Oanh ngổn ngang lo lắng: “Em biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình, mẹ không thể nào có đủ tiền để chu cấp cho em theo lên đại học. Em nghĩ đến việc học xong lớp 12 sẽ đi xuất khẩu lao động, nhưng không yên tâm vì mẹ già yếu. Vậy nên em quyết tâm tìm học bổng để học đại học”.

Để giành được học bổng của các trường đại học lớn, cần có học lực giỏi, thành quả hoạt động xã hội và ngoại ngữ. Vì vậy, Oanh âm thầm chuẩn bị cho mình bằng việc hoàn thành chương trình học ở trường, tham gia hoạt động Đoàn thanh niên và tự học thêm tiếng Anh.

“Ở nông thôn nên việc học tiếng Anh của em hạn chế. Ngoài các tiết học trên lớp, thì ở nơi em sống không có trung tâm ngoại ngữ nào. Em cũng không có tiền đi học thêm, nên tự tìm thêm tài liệu, học nghe, phát âm tiếng Anh qua mạng Internet”, Oanh chia sẻ.

Cuối năm lớp 12, Oanh đã thi và giành được học bổng 50% của một trường đại học quốc tế. Nhưng sau đó, người phụ trách Tổ chức Khát vọng đã giới thiệu Oanh đến với học bổng “Trái tim sư tử” của Đại học Anh Quốc Việt Nam. Nếu giành được học bổng này, Oanh sẽ được tài trợ toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt trong suốt 4 năm học tại trường, giá trị gần 1 tỷ đồng. Đây là cơ hội để Oanh được vào đại học.

Nữ sinh xứ Nghệ viết trong bài luận gửi trường đại học: “Trong những lúc bế tắc, khó nhọc, tôi không quên nhắc nhở mình về tầm quan trọng của tri thức và cơ hội thay đổi cuộc sống nên tôi quyết đối mặt đến cùng, như chim đại bàng dũng mãnh, vượt qua sức gió để tiến tới chân trời xa hơn… Đó là con đường duy nhất để bản thân gia đình tôi có thể có một tương lai tươi sáng và tôi có giá trị hơn”.

“Trái tim sư tử” đã bật khóc

Quyết tâm của cô nữ sinh có hoàn cảnh đặc biệt đã tạo ấn tượng với Hội đồng tuyển sinh, và Nguyễn Thị Oanh được chọn vào phỏng vấn. “So với các bạn ở thành phố, có điều kiện học ngoại ngữ một cách bài bản từ nhỏ, thì trình độ tiếng Anh của em hạn chế hơn. Nhưng em nghĩ mình cứ cố gắng hết mình thì dù kết quả ra sao cũng không hối tiếc. Quá trình phỏng vấn, những câu khó quá, em xin nói bằng… tiếng Việt. Nhưng thầy hiệu trưởng và thành viên tổ phỏng vấn vẫn động viên để em tiếp tục trả lời. Em nói thật về hoàn cảnh của mình, mơ ước vào đại học và mục tiêu trong tương lai”, Oanh kể.

Thời điểm khi nhận tin là thí sinh duy nhất nhận được học bổng “Trái tim sư tử”, Oanh đã bật khóc. Tự nhận phần phỏng vấn của mình không xuất sắc, Oanh cho rằng mình có một phần may mắn. Có lẽ, sự chân thành và khát khao học tập đã chinh phục được ban giám khảo cho em một cơ hội để thay đổi cuộc đời mình.

Giành học bổng trị giá 1 tỷ đồng giúp nữ sinh xứ Nghệ không phải lo lắng về học phí trong suốt 4 năm đại học. Tuy nhiên “nếu thể hiện của em ở trường đại học không tốt như lời cam kết khi phỏng vấn, thì nhà trường có thể rút lại học bổng bất cứ lúc nào”, Oanh cho hay.

Với sinh viên trình độ tiếng Anh chưa cao, sẽ có 1 năm để học ngoại ngữ. Học bổng chỉ là bước khởi đầu. Để thực sự thay đổi cuộc sống, Oanh vẫn không ngừng học tập, lao động, trang bị kỹ năng để “tăng giá trị bản thân”. Cô sinh viên năm nhất vừa học, vừa làm thêm bên ngoài để lo các chi phí cá nhân và gửi về nhà cho mẹ trang trải cuộc sống, chữa bệnh.

Nuôi lớn Oanh từ khi là đứa trẻ thiếu tháng bé xíu, “mẹ coi tôi là báu vật, là niềm hy vọng nhỏ nhoi nhưng duy nhất. Mẹ đặt tôi bằng cái tên thân thương, trìu mến là Oanh với mong muốn sau này tôi có thể sống như chú chim Oanh Vàng tự do, sống với niềm vui vẻ và hạnh phúc ngập tràn”. Vậy nên dù lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng Oanh chưa bao giờ trách số phận và thấy mình “may mắn được mẹ sinh ra”.

Nguyện vọng của cô nữ sinh xứ Nghệ cũng xuất phát từ những người thân yêu nhất. “Em ước mơ sau này sẽ là nhà kinh doanh, lo được cho bản thân và gia đình. Nếu có điều kiện kinh tế, nguyện vọng của em là mở một trung tâm dưỡng lão, để người cao tuổi, thiệt thòi giống như bà ngoại, ông chú em và những người neo đơn được chăm sóc, có cuộc sống tốt hơn, không phải lo lắng trong phần đời còn lại”.

Giáo dục truyền thống: Không còn giờ học khó nhớ, nhanh quên

Giáo dục truyền thống cho HS là vấn đề bức thiết để thế hệ trẻ không lãng quên những giá trị và chuẩn mực.

Giáo dục truyền thống: Không còn giờ học khó nhớ, nhanh quên - Hình 1


Giúp HS thêm yêu và tự hào về quê hương đất nước qua hoạt động giáo dục truyền thống. Ảnh: IT

Mặt khác, khi hiểu và thấm giá trị truyền thống, HS sẽ phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững chắc bước vào cuộc sống.

Đưa ra thực tế

Trong xã hội phát triển, HS được tiếp cận với nhiều thời cơ, vận hội lớn. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ tới HS. Đâu đó vẫn còn tình trạng HS vi phạm nội quy, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, thờ ơ vô cảm với lịch sử, phai nhạt lý tưởng... Điều đó đòi hỏi nhà trường phải đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, truyền thống, đạo lý đền ơn đáp nghĩa... cho HS.

Một số mục tiêu trong giáo dục giá trị truyền thống được các trường đặt ra là HS khi ra trường có lý tưởng đẹp, yêu Tổ quốc và lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phát triển về trí tuệ và thể chất, kỹ năng sống tốt... Do đó, việc giáo dục truyền thống cần có sự chuyển động phù hợp với thực tế; Không để HS nhìn nhận giáo dục truyền thống là những tiết dạy đạo đức khô cứng, khó nhớ, nhanh quên.

Cô Phạm Thị Lương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Trong ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thương binh liệt sĩ... ngoài tổ chức cho HS trao đổi về nội dung liên quan tại trường, lớp, Đoàn thành niên còn đưa các em tới thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ.

Được trực tiếp nghe giới thiệu về lịch sử, những hy sinh, mất mát, cống hiến của thế hệ cha anh để giữ bình yên Tổ quốc, các em vô cùng xúc động. Nhiều HS đã khóc khi đứng trước những tấm mộ liệt sĩ chưa biết tên. Các em thấy mình may mắn khi được sinh ra và lớn lên khi đất nước hòa bình. Từ đó nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, không vô cảm trước nỗi đau, mất mát trong chiến tranh. Đặc biệt, hình thành tinh thần trách nhiệm trong HS, các em sẽ thấy bản thân cần học tập tốt để xứng đáng với thế hệ đi trước và chung sức xây dựng quê hương, đất nước hôm nay.

Cô Phạm Hồng Hải, GV Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình - Hà Nội) chia sẻ: Để giáo dục truyền thống, lịch sử đạt hiệu quả, không thể chỉ mang đến cho các em bài dạy trong SGK, hình ảnh trên mạng... Phải giúp các em được trải nghiêm thực tế, cảm nhận những giá trị truyền thống một cách trực tiếp và gần gũi sinh động.

"Nhà trường đã tổ chức đưa HS tới thăm quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Di tích lịch sử Hỏa Lò... những nơi ghi dấu biết bao chứng tích lịch sử dân tộc. Tại đây, các em được tận mắt thấy mô hình trận địa, những tấm gương anh dũng quả cảm, sự gian khổ thế hệ cha ông xưa trải qua... Chắc chắn, các em sẽ nhớ mãi trong tâm trí và nhân lên sự biết ơn, tự hào dân tộc.

Đặc biệt, sau buổi tham quan, giáo viên có thể yêu cầu HS viết bản thu hoạch từ thực tế, tổ chức hội thảo tọa đàm về nội dung, địa điểm vừa trải nghiệm... Đây là cách giáo dục truyền thống sinh động, hiệu quả nhất", cô Hải bày tỏ.

Giáo dục truyền thống: Không còn giờ học khó nhớ, nhanh quên - Hình 2


Giáo dục truyền thống với thế hệ trẻ cần sinh động, trực tiếp. Ảnh: IT

Đổi mới không ngừng

Để giáo dục truyền thống không chỉ là bài giảng trên sách vở, không khô khan cứng nhắc và thu được hiệu quả cao phụ thuộc không nhỏ vào cách tổ chức trong mỗi nhà trường.

Cô Tô Thị Bích Liên - Hiệu trưởng Trường THCS Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho rằng: Các nhà trường cần xây dựng một kế hoạch lồng ghép cụ thể, đưa vào quy chế chuyên môn đối với GV. Mỗi trường cần triển khai đồng bộ trong tất cả hoạt động giáo dục và có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, khích lệ kịp thời.

Về phía GV, ngoài truyền dạy, cung cấp kiến thức cho HS cần coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức, truyền thống, lịch sử... Không thể giao phó nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho riêng môn học nào; cần có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau hoặc tích hợp liên môn hướng tới một mục đích cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách HS.

Cô Nguyễn Hồng Hải cũng đưa ra quan điểm: Muốn giáo dục truyền thống hiệu quả, mỗi GV phải có ý thức đổi mới phương pháp giáo dục. Thầy cô có thể đưa những nội dung giáo dục truyền thống vào bài học hoặc tạo sân chơi, hoạt động nhóm một cách nhẹ nhàng, sáng tạo... chứ không thể cứng nhắc, hàn lâm.

Ví như nhà trường có thể tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống bằng hình thức sân khấu hóa, ca múa nhạc, hoạt cảnh kịch, vũ điệu trẻ, trang phục, pano áp phích, loa phát thanh. Có nơi cho HS tham gia thi sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh với đề tài lịch sử, giáo dục truyền thống gắn với các ngày lễ lớn... Với các hoạt động hướng về cội nguồn, báo công dâng hương, hội trại có thể tổ chức ở những địa điểm di tích lịch sử.

Để lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống trong giáo dục đạo đức cho HS, các nhà trường cũng cần kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường giữ vai trò định hướng, uốn nắn hành vi HS theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội.

Cùng đó coi trọng đúng mức việc giảng dạy môn Lịch sử cũng như vị trí và vai trò của môn học này trong giáo dục truyền thống cho HS; đổi mới nội phương pháp dạy học môn Lịch sử để phù hợp, gắn việc học lịch sử với các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tạo hiểu biết và hứng thú cho HS.

Và đặc biệt, giáo dục truyền thống cho HS cần có sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của đoàn thể, nhóm, câu lạc bộ... trong các nhà trường.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, trách nhiệm không nhỏ thuộc về những người làm công tác giáo dục, song cần thiết sự chung tay vào cuộc của các lực lượng xã hội khác mới có thể hoàn thành tốt sứ mệnh vinh quang nhưng đầy khó khăn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

Tin nổi bật

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Bỗng dưng Song Hye Kyo lại bị mỉa mai là "cô vợ siêu sao không muốn đẻ"

Sao châu á

20:44:23 21/11/2024
Dù đã ly hôn từ lâu nhưng Song Hye Kyo vẫn luôn bị réo tên trong những sự kiện liên quan tới chồng cũ Song Joong Ki.

Bùi Khánh Linh vướng tranh cãi vì phạm lỗi nghiêm trọng khi thi Hoa hậu liên lục địa

Sao việt

20:42:20 21/11/2024
Bùi Khánh Linh cho biết cảm thấy buồn khi không có sash Việt Nam để đeo khi tham gia những hoạt động mấy ngày qua.

Bắt giữ sinh viên lấy trộm ô tô của giảng viên đại học ở Thái Nguyên

Pháp luật

20:31:21 21/11/2024
Công an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.