Nữ sinh ngành Thú y năng nổ bén duyên với nghề mẫu ảnh
Nguyễn Thị Hoài Linh là sinh viên năm 4, chuyên ngành Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cô cũng là một mẫu ảnh tự do, Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ âm nhạc…
Là một sinh viên luôn chỉn chu trong từng môn học. Những học kỳ gần đây mình luôn đạt được danh hiệu “Sinh viên có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn- Hội”. Luôn năng nổ trong những buổi học thực tế bởi mình biết rằng: “Học phải đi đôi với hành”.
Khi mới vào đại học, mình đã chọn cho mình một câu lạc bộ để sinh hoạt và cống hiến sau những giờ học căng thẳng trên ghế giảng đường. Đó chính là câu lạc bộ Vnua Music Club (VMC). Sau một thời gian sinh hoạt trong CLB VMC, sau khi đã thể hiện ngoài tài năng của bản thân, được các anh chị kỳ cựu của câu lạc bộ tin tưởng, mình đã được bầu làm Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ. Ngoài tham gia đầy đủ các môn học ngoài trường và ngoại khóa của câu lạc bộ, mình còn có cơ hội được thử sức với vai trò mẫu ảnh tự do.
Nhớ lại khoảng thời gian khi mới bước chân vào giảng đường đại học phải xa gia đình, xa bạn bè thân thiết để đến với một môi trường khá “biệt lập”.
Kinh tế gia đình của mình còn nhiều khó khăn. Mình phải cố gắng vượt qua những giai đoạn bỡ ngỡ ban đầu, rồi thời gian cũng quen dần và thích nghi được với cuộc sống xa nhà và tự lập, mình bắt đầu xin đi làm thêm để trang trải những chi phí cá nhân đỡ đần giúp bố mẹ.
Những công việc part-time: order ở quán cafe, nhân viên telesale, mẫu ảnh, nhân viên bán hàng… Trải qua nhiều công việc part-time khác nhau giúp mình trưởng thành và tự tin hơn .
Video đang HOT
Mình luôn phân bổ thời gian để không ảnh hưởng đến việc học. Là một người vô cùng yêu thích đông vật, và khi còn là cô học sinh ngồi trên ghế nhà trường cấp ba, mình luôn mong muốn trở thành một bác sĩ thú y nên mình quyết định đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam (khoa Thú Y), và sau đó mình cũng đã may mắn đỗ vào được chuyên ngành mình mong muốn.
Do mình ở quê, mọi người vẫn chưa biết ngành học của mình rõ ràng lắm, nên mỗi lần mình trả lời học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì đều được nghe các câu đại loại như: “Học sau này về trồng lúa, trồng cây tiếp à?” hay “Con nhà nông mà vẫn học thêm Nông nghiệp à?”… Sau những câu hỏi đó, mình luôn vui vẻ trả lời về trường và ngành học của mình có nhiều bổ ích và thú vị thế nào.
Thật may mắn cho mình vì gia đình bố mẹ mình luôn ủng hộ những quyết định học tập của mình, và luôn là nơi động viên tinh thần lớn cho mình sau những áp lực khi phải học xa nhà.
Thật may mắn hơn khi mình có những thầy cô giáo, những người bạn, anh chị khóa trước đã truyền cho mình nhiệt huyết và tình yêu hơn về ngành học Thú y cộng với may mắn được làm thêm ở một phòng khám, ở đây mình được học tập rõ hơn về các bệnh trên con vật.
Ngoài những kiến thức được thầy cô truyền tải trên lớp, thì ở đây mình còn được học rõ hơn về trực tiếp trên con bệnh, qua đó mình học thêm và ghi nhớ hơn những bài học và có thêm nhiều kinh nghiệm là hành trang quý giá cho mình sau này khi ra trường. Mình có ước mơ trở thành một bác sĩ Ngoại khoa và là một chuyên viên “Rooming” thật giỏi, và mong muốn sau khi ra trường được trở về quê hương phát triển hơn về ngành học Thú y mà mình đã học.
Đó là cách mà mình theo đuổi ước mơ của mình, và mình đang dần dần chạm tới nó. Mình hy vọng câu chuyện của mình một phần nào đó giúp các bạn có thêm động lực tiếp tục theo đuổi mơ ước của mình. Tuổi trẻ luôn cố gắng không ngừng học trải nghiệm để hoàn thiện bản thân.
Chương trình Aus4skills: Khát vọng hướng về cộng đồng
Mang trong mình hoài bão và khát vọng cống hiến cho đất nước, nhận được sự hỗ trực tiếp của Aus4skills*, họ đã khẳng định mình bằng kiến thức đã học được, mong muốn chung tay góp phần xây dựng Việt Nam giàu đẹp.
Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Barnes trò chuyện cùng các cựu sinh mới trở về trong tháng 9/2020.
Mang đổi thay đến cộng đồng
TS Nguyễn Hữu Nhuần - Phó Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, du học tại Australia theo Học bổng Học giả John Allwright, 2011 - 2015 chia sẻ: Tôi may mắn được gặp nữ PGS.TS Elske van de Fliert trong chuyến thăm của bà tới trường để bàn về hợp tác xây dựng dự án "Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam".
Khi dự án được triển khai, tôi đã tham gia và nhận được Học bổng John Allwright cho chương trình tiến sĩ tại Đại học Queensland. Tại Australia, PGS.TS Elske là cô giáo hướng dẫn tôi làm luận án và cũng là người đã truyền cảm hứng cho tôi về hoài bão và ý tưởng phát triển góp phần vào thay đổi xã hội.
Mong muốn được học tập và mang kiến thức về phát triển cộng đồng, TS Nguyễn Hữu Nhuần cho biết: Đây là tiếp cận quan trọng giúp tôi thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp tại các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo vùng Tây Bắc.
Hơn 5 năm qua, TS Nhuần tiếp tục tham gia những dự án do ACIAR (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia) tài trợ tại vùng Tây Bắc. Có thể kể đến các dự án về phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Sơn La, Lào Cai và Lai Châu; phát triển chăn nuôi bò tại Điện Biên và cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn tại Hưng Yên và Nghệ An.
Tạo thu nhập cho người dân
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Tâm. - Ảnh: TG
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Tâm - Phó Giám đốc kiêm nghiên cứu viên tại Trung tâm Hợp tác và Phát triển Tây Bắc, năm 2016, chị được nhận Học bổng toàn phần của Chính phủ Australia học thạc sĩ - ngành Nghiên cứu Phụ nữ (Giới và Phát triển), Đại học Flinders, Australia. Chị tâm sự: "Tôi nhận thấy, cần nâng cao vị thế người phụ nữ trong cộng đồng, vì thế phải ủng hộ họ tham gia kinh doanh, nghiên cứu, áp dụng công nghệ và quản trị"...
Từ suy nghĩ đó, chị chọn phụ nữ thiểu số và phụ nữ khuyết tật phía Bắc là đối tượng để hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh các sản phẩm được trồng, nuôi tại địa phương. Thạc sĩ Trần Thị Thanh Tâm cho rằng: Việc điều hành tốt các cơ sở sản xuất của mình ngay tại địa phương, sẽ không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều chị em khác và phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ trong cộng đồng.
Được tài trợ bởi Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia, nhóm cựu sinh của thạc sĩ Thanh Tâm đến từ các ngành học khác nhau, với kinh nghiệm làm việc và vị trí quản lý tại cơ quan mình, đã kết nối được rộng hơn tới các chuyên gia kĩ thuật và người tiêu dùng. Nhóm tổ chức thành công các khóa đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng kinh doanh cho gần 100 phụ nữ khuyết tật và phụ nữ dân tộc thiểu số tại các hợp tác xã của hai huyện Lạc Sơn, Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Từ 14 ý tưởng kinh doanh xuất sắc được lựa chọn để trình bày tại Ngày hội Ý tưởng Khởi nghiệp tại Hà Nội. Sáu tháng sau, 5 sáng kiến kinh doanh về ớt, hạt dổi và gà ri ở Lạc Sơn; nấm tươi và trà thảo dược ở Sóc Sơn đã được tư vấn về chuẩn hóa sản phẩm và đã đạt Chứng nhận An toàn thực phẩm. HTX Tâm Ngọc sản xuất và kinh doanh trà thảo dược do phụ nữ khuyết tật làm chủ được thành lập, đến nay đã tạo việc làm và thu nhập cho 26 người khuyết tật tại Sóc Sơn.
Tương tự, chàng trai Võ Thành Vin vui và thấy trách nhiệm lớn khi được nhận Học bổng của Chính phủ Australia với tư cách là thế hệ trẻ lãnh đạo tiềm năng trong toàn khối ASEAN. Vin đã chọn học tập tại Trường Đại học Melbourne.
Những ngày tháng tại đây, chàng trai trẻ được thể nghiệm thực tế các ý tưởng kinh doanh trong môi trường doanh nghiệp để áp dụng kiến thức và kỹ năng học được từ giảng đường. Điều này giúp SV khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc và có định hướng rõ ràng phát triển nghề nghiệp.
"Mong muốn của tôi là đem kiến thức đã học được về để cùng chung tay xây dựng một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc", Vin tâm sự đồng thời nhấn mạnh: Các bạn trẻ, chúng ta hãy là sự thay đổi bạn muốn nhìn thấy trong thế giới này. Bắt đầu bằng những bước nhỏ nhất, công việc cụ thể nhất, dần dần trong hành trình bạn sẽ hiểu rõ hơn về đam mê, năng lực và cơ hội phát triển bản thân của mình. Thành công và hạnh phúc thực sự bắt đầu từ chính hành trình, và không cần phải đợi đến đích.
Tôi tự hào vì Australia không chỉ mang đến cho các bạn nền giáo dục chất lượng quốc tế, mà còn hỗ trợ SV ứng dụng kiến thức, kỹ năng có được trong thời gian học tập tại Australia để hiện thực hóa ước vọng của mình tại Việt Nam. Tôi đã gặp gỡ nhiều lãnh đạo, chuyên gia và cá nhân có tầm ảnh hưởng của Việt Nam là những cựu SV đại học Australia. Các bạn là những thành viên của mạng lưới hơn 70.000 cựu SV đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực và cống hiến cho sự thành công của Việt Nam. Ông Andrew Barnes, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam
Tự chủ đại học cần nghị định riêng, làm theo quy định chung đâu còn là thí điểm? Đã tự chủ mà thí điểm - tức là làm thử, vượt ngoài một số danh giới luật pháp cho phép chứ làm những thứ trong quy định thì không ai gọi là thí điểm. Nhìn vào con số 23 trường thí điểm thực hiện tự chủ đại học, tại tọa đàm khoa học "Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục...