Nữ sinh ngành Dược: “Theo đuổi ngành Y vì muốn mẹ luôn khỏe mạnh”
Con đường để trở thành một nữ dược sĩ không phải dễ dàng nhưng vì mong ước mang lại sức khỏe cho người thân của mình mà Nguyễn Thị Hằng đặt hết niềm tin vào Trường Đại học Dược Hà Nội.
Nguyễn Thị Hằng sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa trong gia đình có hai anh em. Bố mẹ Hằng là những người nông dân cần cù, chất phác, mẹ suốt ngày ốm đau bệnh tật, bố là người trụ cột chính trong gia đình với đồng lương ít ỏi để nuôi hai anh em Hằng ăn học. Chính cái khó, cái khổ là động lực để Hằng theo đuổi ngành Y Dược.
Ngày bé ước mơ là giáo viên dậy Văn, lớn lên lại đam mê với ngành Y
Hằng tâm sự: “Từ lúc nhỏ mình luôn có ước mơ trở thành một cô giáo dạy Ngữ Văn, vì mỗi lần nghe ông nội kể về nghề dạy học của mình, mình rất thích nghe và muốn trở thành một cô giáo dạy Văn giống ông. Mỗi lần ông tâm sự với mình, ông luôn nói rằng: Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nghe ông nói như vậy một đứa trẻ như mình không hiểu gì, nhưng khi lớn hơn chút nữa thì mình mới hiểu câu nói ấy của ông. Và đó là động lực để mình cố gắng học tập để trở thành giáo viên dạy Văn. Khi học cấp hai mình luôn cố gắng học ngữ văn để theo đuổi đam mê của mình. Và suốt 4 năm học cấp hai mình luôn là học sinh giỏi của lớp và nằm trong đội tuyển Văn của trường để đi thi với các trường khác trong huyện và tỉnh.
Một biến cố lớn xảy ra trong gia đình là vào lúc mình chuẩn bị thi vào lớp 10 thì mẹ ngã bệnh nặng, gia đình mình phải chạy đi khắp nơi để chữa bệnh cho mẹ. Khi chứng kiến bệnh tật của mẹ ngày càng nặng, những cơn đau kéo dài mình không biết làm sao cứ nhìn thấy mẹ mình lại khóc. Sau khoảng thời gian dài chữa trị bệnh mẹ ngày một thuyên giảm mình thấy rất vui.
Vì vậy ước mơ lúc nhỏ của mình cũng dần tan biến thay vào đó là ước mơ trở thành một người trong đội ngũ Y tế. Từ đó mình luôn cố gắng học tập, mong muốn được trở thành một bác sĩ nhưng vì lực học có hạn và điều kiện kinh tế gia đình, bố mẹ không thể nuôi mình ăn học để trở thành bác sĩ. Thế nên mình quyết định theo học trường đại học Dược.
Với mình trong suốt quãng thời gian học cấp ba là một thử thách lớn trong cuộc đời. Từ một học sinh theo học khối C từ cấp hai bỗng nhiên một ngày thay đổi ý định từ bỏ sang theo học khối A là một khoảng thời gian khó khăn khi mình là một học sinh không thích học môn hóa thậm chí còn trốn học môn hóa để đi chơi nhưng vì muốn chữa bệnh cho mẹ mình đã phải cố gắng rất nhiều. Nhiều khi mình tự nhủ hay mình không học nữa chuyển sang khối C học nhưng những lúc thấy mẹ ốm đau mình lại tự nhủ rằng tại sao bao nhiêu người học được mà mình không học được, cứ mỗi lần như vậy mình lại quyết tâm học tập.
Thời gian đầu theo học ở lớp chọn của trường mình là đứa học dốt nhất lớp, sau thời gian tìm ra phương pháp học tập đúng và được sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Hà, mình dần yêu thích bộ môn hóa học và trở thành một trong những học sinh đại diện cho trường tham gia thi đội tuyển cấp Tỉnh và mình đã mang danh dự về cho trường khi đạt giải ba cấp Tỉnh môn Hóa. Kết thúc ba năm học cấp 3 mình thi đậu vào trường Đại học Dược Hà Nội với số điểm 25,5 điểm.”
Sau khi vào trường đại học Dược Hà Nội Hằng đã cố gắng học tập và nghiên cứu, và đã đạt được một số thành tích đáng tự hào:
Top 100 sinh viên tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa đạt thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc năm học 2015-2016
Hằng liên tiếp đạt học bổng nhiều năm liền tại trường:
Video đang HOT
- Học bổng kì 1 – Năm học 2016-2017
- Học bổng kì 2 – Năm học 2016- 2017
- Học bổng kì 2- Năm học 2017-2018
- Học bổng kì 1- Năm học 2018-2019
Ngoài ra Hằng còn thuộc top 20 sinh viên tiêu biểu của trường Đại học Dược Hà Nội đạt thành tích học tập rèn luyện xuất sắc năm học 2019-2020.
Đối với ngành Y, làm sao để đạt được thành tích tốt trong học tập?
Khi được hỏi làm sao để dành được nhiều thành tích học tập tốt như vậy, Hằng chia sẻ: “Để có được thành tích như hiện tại, mình đã phải cố gắng theo học môn Hóa, tự tìm lấy đam mê cho mình bằng cách tìm sách về hóa học, những quyển sách viết về Y học, xem phim về nghề Y để tìm lấy đam mê cho mình cũng như giúp mình trong quá trình học tập”.
Trong suốt 5 năm theo học tại trường Hằng luôn dành thời gian rảnh rỗi để lên thư viện đọc sách, nghiên cứu tư liệu. Tham gia các khóa học, hoạt động tình nguyện của trường của khoa tổ chức.
Động lực to lớn nhất để Hằng cố gắng trong học tập và quyết tâm theo đuổi ngành Y đến cuối cùng đó chính là mẹ. Mẹ Hằng là một người hay ốm đau mỗi lần thấy mẹ đau là Hằng không cầm được nước mắt luôn tự dằn vặt bản thân tại sao không học thật giỏi để trở thành dược sĩ để chữa bệnh cho mẹ. Và động lực đó đã được đền đáp xứng đáng bằng tấm bằng đạt loại Giỏi của Hằng.
Hằng chia sẻ: “Sau khi ra trường điều khiến mình hạnh phúc nhất là cầm tấm bằng loại giỏi. Cầm tấm bằng trong tay mình được rất nhiều các bệnh viện mời về làm nhưng bản thân mình không muốn làm ở Hà Nộiình muốn được ở về quê hương và làm dược sĩ tại bệnh viện đa khoa Quang Khởi để gần bố mẹ, gần gũi với gia đình cũng như cống hiến cho quê hương.”
Đối với Hằng, tuy hiện tại ngành Hằng đang học không phải là ngành đào tạo ra một bác sĩ đa khoa nhưng cô nàng vẫn cảm thấy hài lòng với thành quả mà mình đạt được. Trong tương lai Hằng có thể trở thành một dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực Y tế để giúp ích cho xã hội, kiếm tiền nuôi sống bản thân và có thể phụ giúp một phần nào đó cho gia đình, và quan trọng là Hằng có thể tự tin để chăm sóc mẹ được tốt nhất.
Thủ khoa của Nghệ An bỏ trường Dược về quê học sư phạm
Đã từng đậu vào một trong những trường đại học đứng đầu cả nước nhưng nam sinh từng là cựu học sinh Trường THPT Thanh Chương 1 đã phải thừa nhận thất bại khi "lạc đường". Vì vậy, lần "trở lại" thứ 2 của em khiến mọi người bất ngờ và cảm phục...
Khi việc học không còn là động lực
Đậu Đăng Thiện từng là một trong những học sinh có thành tích xuất sắc của Trường THPT Thanh Chương 1 khi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 đạt 27,6 điểm và "kế cận" với học sinh đạt điểm cao được tuyên dương của tỉnh. Với mức điểm đó, Thiện tự tin đăng ký vào ngành Tự động hóa, Trường Đại học Bách Khoa - ngôi trường mà em hằng mong ước. Nhưng chỉ vì nhầm lẫn nhỏ trong việc làm hồ sơ, Thiện phải từ bỏ ước mơ vì điều kiện kinh tế gia đình em khi đó không đủ để em theo học một ngành đào tạo theo chương trình nước ngoài.
Đậu Đăng Thiện từng có 3 năm là sinh viên Trường Đại học Dược Hà Nội. Ảnh: MH
27,6 điểm, lúc đấy Thiện cũng đã đăng ký nguyện vọng vào trường sư phạm bởi gia đình em bố mẹ làm giáo viên và Thiện nghĩ đơn giản sẽ tiếp nối truyền thống của gia đình. Nhưng với số điểm khá cao, nhiều người lại cho rằng, nếu học sư phạm thì "tiếc". Nam sinh 18 tuổi lúc bấy giờ mới rời ghế phổ thông cũng chưa định hướng được nghề nghiệp của mình đã quyết định đăng ký vào Trường Đại học Dược Hà Nội bởi suy nghĩ rất đơn giản "nhất Y, nhì Dược".
Nhận được giấy báo trúng tuyển, Thiện ra Hà Nội với đầy hứng khởi của một tân sinh viên. Nhưng rồi môi trường học mới, cách học mới và một ngành nghề mới khiến Thiện mất dần sự háo hức ban đầu. Nói về điều này, Thiện chia sẻ: Ngày còn học THPT em khá chăm chỉ và chịu khó nhưng khá thụ động trong việc học. Trong khi đó, ở đại học, sinh viên phải chủ động và phải phát huy được việc tự học. Đây là khó khăn đầu tiên của em ở giảng đường đại học.
Tuy nhiên, khó khăn này chưa phải là lý do chính khiến Thiện quyết định bỏ trường Dược vì chỉ cần cố gắng nhỏ Thiện vẫn có thể hoàn thành các môn học. Điều em lo ngại nhất chính là em không có động lực ở môi trường này. Từ cuối năm thứ 2 em đã bắt đầu tự đặt câu hỏi vì sao em lại theo đuổi ngành Dược, đó có phải là ngành mà em yêu thích không. Sang năm thứ 3, em tiếp tục dằn vặt với câu hỏi này và buộc mình phải tìm câu trả lời. Em nhận ra, nếu không có đam mê thì không nên tiếp tục cố gắng vì kéo dài có khi sẽ "lạc đường".
Nếu không có đam mê, động lực thì việc học sẽ trở nên khó khăn. Ảnh: MH
Đó cũng là thời điểm, Thiện quyết định xin nghỉ học và rút hồ sơ ở trường Dược. Nhưng để quay trở về, Thiện cũng gặp không ít những khó khăn bởi gia đình, bạn bè, thầy cô đều muốn Thiện ở lại Hà Nội, có bằng đại học...Con đường cũng đã gần đến đích bởi chỉ hai năm nữa là Thiện tốt nghiệp...
Thủ khoa vì không muốn là người thất bại
Từ bỏ trường Dược, Thiện quay về quê và quyết định dành một năm ôn thi. Trước quyết định của con trai, gia đình Thiện tôn trọng ý kiến của em nhưng cũng đặt ra một "giới hạn", cho Thiện một lựa chọn cuối cùng. Cá nhân Thiện khi đó, vì đã chọn sư phạm nên em nghĩ mình sẽ không quá khó khăn để thi đậu, nhất là em đã có nền tảng khá tốt từ những năm lớp 12.
Nhưng vì "muốn làm một cái nổi trội để chứng minh bản thân có giá trị chứ không phải là một sinh viên trường Dược thất bại", Thiện lại lao đầu vào học. Và việc được gặp lại những thầy cô giáo cũ của những năm THPT, được thầy cô chỉ bảo, hướng dẫn tận tình đã cho em niềm cảm hứng để ôn tập. Đây cũng là khi em nhận rõ được đường đi của mình với ước mơ được trở thành giáo viên, được đứng trên bục giảng truyền dạy kiến thức cho học trò.
Với nỗ lực trong học tập, Thiện đạt thủ khoa tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tỉnh Nghệ An. Ảnh: MH
Gần một năm ôn thi tốt nghiệp THPT và với sự chăm chỉ, chuyên cần, dường như không có đề nào quá khó để có thể khiến Thiện chùn bước. Vì vậy, dù là thí sinh tự do, gián đoạn tới 4 năm nhưng bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với các thí sinh nhỏ tuổi khác, Thiện vẫn rất tự tin. Ngày báo kết quả thi, Thiện không bất ngờ vì em đạt kết quả khá cao với Hóa học 10, Toán 9,6 và Vật lý 9,75. Đây cũng là thí sinh đạt điểm khối A cao nhất tỉnh (nếu tính cả thí sinh tự do) và đứng thứ 11 của cả nước.
Kể về hành trình đi thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Thiện cho biết: Em nghĩ rằng mình có thể đạt điểm cao hơn vì đề năm nay khá dễ. Tuy nhiên, em đã làm sai 2 câu dễ ở môn Toán (câu 30 và câu 48) vì đọc đề không kỹ. Ở môn Vật lý, em cũng làm sau một câu dễ là câu 18 vì trước đó em mất ngủ một đêm do không làm tốt ở môn Toán.
Với 29,35 điểm (chưa tính điểm ưu tiên), một lần nữa Thiện lại đứng trước rất nhiều cơ hội để vào những trường đại học tốp đầu của nước. Nhưng lần này, thay vì lắng nghe mọi người, Thiện lắng nghe mình và không cho phép mình lại sai lầm một lần nữa: Từ khi đăng ký nguyện vọng em đã chọn Đại học Sư phạm Hà Nội 1 hoặc chọn Đại học Vinh. Vì thế, khi có kết quả, em chỉ cân nhắc nên học trường nào và khoa nào để phù hợp với năng lực của mình. Cuối cùng em chọn học Vinh vì ở gần nhà, thuận tiện cho em và em cũng nghĩ môi trường này phù hợp với mình.
Hiện Thiện theo học ở Viện Sư phạm tự nhiên - ngành Hóa học với ước mơ trở thành một thầy giáo. Ảnh: MH
Trở thành tân sinh viên của Viện Sư phạm tự nhiên, Đậu Đăng Thiện hiện cũng là một trong những sinh viên nhiều tuổi nhất của năm học này. Nhìn lại quãng thời gian đã qua, Thiện biết có nhiều người nghĩ mình hơi "quái" bởi sự lựa chọn của mình không giống với số đông. Thiện cũng tiếc bởi nếu như ngày học THPT, Thiện có sự trải nghiệm, có sự chia sẻ với bố mẹ, với thầy cô để nói lên nguyện vọng của mình thì đã không lỡ mất nhiều năm để nhận ra đam mê của mình.
Thời điểm này, Thiện cũng biết so với các bạn mình chậm hơn, sau này có thể không giàu nếu chỉ đơn thuần là một nhà giáo. Nhưng với em, dù "chậm" nhưng em tin mình không "lạc" và nếu có quyết tâm thì thành công vẫn đang chờ mình ở phía trước./.
Vợ chồng đầu bếp nuôi hai con thành bác sĩ, dược sĩ 'Ngày con thông báo thi đậu Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tôi đã khóc. Sau con thi đậu trường y rồi trở thành bác sĩ, đứa em cũng theo chân chị vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tôi mừng và lại khóc'... Vợ chồng bà Xuân và hai con gái trong lễ tốt nghiệp y đa khoa của Phương -...