Nữ sinh nên mặc áo dài mấy ngày trong tuần?
Ngày 13/1, giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM đã ký văn bản gửi các hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn, đề nghị các trường duy trì cho nữ sinh mặc áo dài tối thiểu 1 buổi/tuần.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM, cho biết: “Hiện nay, nhiều trường THPT ở TP HCM đang có xu hướng thay áo dài trắng của nữ sinh bằng âu phục.
Nhằm mục đích giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp duyên dáng, dịu dàng của nữ sinh TP, Sở GD&ĐT TP ban hành văn bản trên. Nhưng mục đích là khuyến khích các trường thực hiện cho nữ sinh mặc áo dài tối thiểu 1 buổi/tuần (vào ngày thứ hai chào cờ đầu tuần và các ngày lễ) chứ không ép buộc”.
Nữ sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP HCM trong những tà áo dài tinh khôi. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nơi mặc áo dài suốt tuần
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện đa số trường THPT trên địa bàn TP HCM đều có mẫu đồng phục của riêng trường mình. Phổ biến nhất là nữ sinh mặc váy liền áo hoặc váy rời và áo sơmi. Tuy nhiên, vẫn có trường yêu cầu nữ sinh mặc áo dài suốt từ thứ hai đến thứ bảy như ở Trường THPT Giồng Ông Tố, quận 2.
Theo ông Hà Hữu Thạch – Hiệu trưởng THPT Giồng Ông Tố: “Tất cả nữ sinh từ khối 10 đến khối 12 của trường đều mặc áo dài trong những giờ học chính khóa. Riêng giờ học trái buổi (học sinh học thể dục, sinh hoạt ngoại khóa…) thì các em mặc đồ thể dục. Quy định này đã được nhà trường duy trì tám năm nay và thành nếp, học sinh và phụ huynh đều đồng tình”.
Ông Thạch kể: “Thật ra, trong mấy năm đầu cũng có một số phụ huynh lớp 10 tới gặp tôi nói rằng con họ mập quá, không tự tin mặc áo dài và đề nghị được mặc váy đi học. Tuy nhiên, sau khi nhà trường giải thích việc nữ sinh mặc áo dài đi học nhằm duy trì hình ảnh đẹp và nuôi dưỡng giá trị truyền thống của chiếc áo dài Việt Nam trong lòng thế hệ trẻ thì phụ huynh cũng ủng hộ. Vả lại bây giờ công nghệ đã phát triển, thị trường có khá nhiều loại vải có chất liệu thoáng, mặc áo dài cũng mát chứ không bí và nóng như ngày xưa”.
Trong khi đó Nguyễn Thị Quỳnh Trang, học sinh lớp 12AD2 Trường THPT Giồng Ông Tố, tâm sự: “Thời gian đầu năm lớp 10 em hơi khó chịu khi mặc áo dài vì lúc ấy mới từ lớp 9 lên, không quen việc mặc áo dài. Thật sự dáng em không được cân đối như các bạn nữ khác nhưng khi khoác chiếc áo dài lên người, em cảm thấy mình thướt tha, uyển chuyển, thùy mị hẳn lên.
Bây giờ em đã quen và cảm thấy hãnh diện khi mỗi ngày được mặc áo dài trắng đi học. Nhất là những dịp đi thi học sinh giỏi Olympic: Trong khi đa số bạn nữ ở trường khác mặc đồ thể dục hoặc mặc váy thì học sinh nữ Trường Giồng Ông Tố vẫn mặc áo dài. Những lúc ấy em có cảm giác mình nổi bật và trưởng thành hơn, chỉn chu hơn”.
Nơi… bàn ra!
Không ai phủ nhận nét đẹp, sự duyên dáng của nữ sinh khi mặc áo dài – tất cả giáo viên THPT mà chúng tôi ghi nhận ý kiến đều trả lời như thế. “Mặc dù vậy, khi mặc áo dài nhiều nữ sinh cảm thấy gò bó, các em đi đứng phải khoan thai, dịu dàng, nết na. Nó mâu thuẫn với phương pháp giáo dục theo hướng đổi mới: học sinh phải năng động, tích cực trong học tập” – một giáo viên THPT ở quận 3 nhận định.
Theo một thành viên ban giám hiệu Trường THPT Mạc Đĩnh Chi: “Nữ sinh ở trường tôi mặc áo dài vào ngày thứ hai chào cờ đầu tuần và một số ngày lễ lớn. Nhìn chung các em rất thích mặc áo dài, nhưng những ngày còn lại nhà trường cho các em mặc váy (có quần soọc bên trong) nhằm tạo sự thoải mái, thuận tiện vì học sinh bây giờ năng động lắm: Các em học nhóm, hoạt động phong trào, học kỹ năng sống… Bắt các em mặc áo dài thì không phù hợp”.
Trong khi đó, bà Lê Thúy Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT Thái Bình, cho rằng: “Học sinh học bán trú mà mặc áo dài suốt từ sáng đến chiều sẽ rất bất tiện, nhất là giờ ngủ trưa ở trường. Chưa kể mỗi nữ sinh phải may thêm một bộ áo dài cũng khá tốn kém: Giá rẻ nhất cho một bộ áo dài bây giờ cũng phải 500.000 đồng, nếu muốn đẹp phải từ 1 triệu đồng trở lên trong khi phụ huynh đã phải sắm đồng phục váy, áo cho con em họ rồi. Thế nên ở trường tôi không yêu cầu nữ sinh phải mặc áo dài. Chỉ trong các buổi lễ hội thì nhà trường vẫn tôn vinh tà áo dài bằng cách vận động học sinh mặc áo dài, thi biểu diễn thời trang áo dài…”.
Tương tự, Trường THPT Diên Hồng không yêu cầu học sinh phải mặc áo dài vì “đặc điểm ở trường chúng tôi có nhiều học sinh thuộc diện gia đình khó khăn. Nếu yêu cầu nữ sinh mặc áo dài lại gây thêm tốn kém, vất vả cho phụ huynh chứ tôi tin các em học sinh nữ rất thích mặc áo dài. Nếu Sở GD&ĐT TP yêu cầu thì chúng tôi sẽ bàn với ban đại diện cha mẹ học sinh và năm học sau sẽ thực hiện cho nữ sinh mặc áo dài” – ông Lương Ngọc Duy, Hiệu trưởng Trường THPT Diên Hồng, khẳng định.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm (Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia TP HCM): Chỉ nên mặc áo dài 1-2 buổi/tuần!
Video đang HOT
Việc mặc đồng phục thể hiện tính cộng đồng, còn không mặc đồng phục thì thể hiện tính cá nhân. Văn hóa truyền thống của người Việt có tính cộng đồng rất mạnh, song văn hóa hiện đại đòi hỏi mỗi người phát huy bản lĩnh cá nhân để phát triển.
Do vậy, quan điểm của tôi là bậc THPT học sinh có thể mặc đồng phục, nhưng bậc đại học thì không nên vì việc mặc đồng phục ở bậc này sẽ tiêu diệt tính cá nhân của sinh viên.
Trong đồng phục ở bậc THPT, đồng phục áo dài của nữ sinh rất đẹp, rất nữ tính, rất phù hợp với tính cách của người phụ nữ Việt Nam và thể hiện tính dân tộc rõ nét dịu dàng, thùy mị, nết na.
Tuy vậy, các trường THPT cũng chỉ nên yêu cầu nữ sinh mặc áo dài 1 – 2 buổi trong tuần hoặc trong những ngày lễ truyền thống của trường, của đất nước. Các buổi còn lại nên để các em được mặc theo sở thích của mình (trong khuôn khổ một số giới hạn chuẩn mực nhất định) để khuyến khích học sinh phát huy bản lĩnh cá nhân, thể hiện cá tính, sự mạnh dạn, tự tin…
Mặt khác, học sinh bây giờ không chỉ học tập trong bốn bức tường mà còn tham gia nhiều hoạt động bên ngoài lớp học, nhà trường nên cho các em mặc đồ tự do để được thoải mái thể hiện sự năng động của mình.
Hà Nội: Mặc áo dài vào sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, lễ…
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết: “Hà Nội khác với các địa phương phía Nam, trong một năm học sự thay đổi về thời tiết rất rõ rệt giữa các mùa. Vì vậy, đồng phục học sinh của mỗi nhà trường cũng phải tính tới đặc điểm này.
Chúng tôi không thể có quy định cụ thể về đồng phục học sinh, càng không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục bao nhiêu ngày trong tuần. Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo chung ban giám hiệu các trường bàn bạc, thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh để có quy định về đồng phục học sinh, từ mẫu đồng phục đến quy định mặc đồng phục.
Các bậc tiểu học, THCS của Hà Nội phần lớn đều sử dụng đồng phục học sinh theo các mẫu truyền thống cho cả nam và nữ (áo quần hoặc áo váy). Riêng đồng phục áo dài chỉ quy định với nữ sinh một số trường THPT. Nhưng hầu hết trường không yêu cầu nữ sinh phải mặc áo dài tất cả các ngày trong tuần mà chỉ mặc vào buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, các ngày lễ, sự kiện đặc biệt do trường tổ chức.
Huế: Việc mặc đồng phục học sinh cần linh hoạt
Ông Phạm Văn Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên – Huế, cho biết: việc tổ chức đồng phục ở các trường học Huế, từ kiểu cách đồng phục đến thời gian mặc trong tuần, đều do hiệu trưởng các trường quyết định dựa trên quy định của Bộ GD-ĐT.
“Việc này phải thực hiện linh hoạt, không thể bắt buộc cứng nhắc được. Đồng phục còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết, điều kiện thực tế của mỗi địa phương, điều kiện kinh tế của mỗi người dân” – ông Hùng nói.
Ngày thứ hai gắn liền với sinh hoạt dưới cờ nên bắt buộc nam sinh áo trắng – quần xanh, nữ sinh áo dài trắng – quần trắng. Những ngày còn lại mỗi trường có quy định riêng.
“Thứ hai, thứ ba quy định bắt buộc nữ sinh phải mặc áo dài trắng – quần trắng nhưng chỉ trong điều kiện thời tiết không mưa, không lạnh. Còn nếu trời mưa, lạnh thì đồng phục áo dài không phù hợp, các em nữ sinh có thể mặc áo trắng – quần xanh” – bà Nguyễn Thị Hoài Thu, hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, cho biết.
Đà Nẵng: Nhiều trường còn có “thương hiệu” áo dài riêng
Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương – Trưởng phòng công tác HS-SV (Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng) – cho biết, theo thông tư của Bộ GD&ĐT, việc mặc áo dài cũng là đồng phục và không phải bắt buộc. Ở các trường của Đà Nẵng, đây chỉ là sự thỏa thuận giữa gia đình, học sinh và nhà trường.
“Nhưng cũng phải thấy rằng áo dài là truyền thống văn hóa của dân tộc, nét đẹp bao đời của chúng ta. Với nữ sinh phổ thông, màu áo trắng đã gắn liền với lứa tuổi học trò. Không chỉ vậy, từ nhiều năm qua nhiều trường phổ thông ở Đà Nẵng còn có màu áo, màu quần riêng, trở thành “thương hiệu” của trường như màu áo xanh của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Phan Châu Trinh” – ông Vương nói.
Thầy Trần Văn Quang – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh – cho biết nhiều năm qua nữ sinh của trường mặc áo dài trắng cả tuần. Thầy Quang cho rằng đã là nữ sinh thì phải gắn bó với áo dài trắng, vừa là truyền thống vừa là nét đẹp của tuổi học trò. “Không lẽ để các em đi học mà ăn mặc lố nhố, người quần này, kẻ áo kia… nhìn rất khó chịu” – thầy Quang cho biết.
Theo Nhóm phóng viên/Tuổi Trẻ
Lớp học Niềm Vui
Cuôi buôi chiêu chu nhât, sân Trương THPT Lê Lơi (TP Đông Ha, Quang Tri) văng lặng bông râm ran tiếng cười nói của học sinh.
Chi trong khoang 10 phut, hơn 60 hoc sinh vao ngôi ngay ngăn trong phong hoc. Goc trên cung cua tâm bang đăt giưa lơp ghi mây chư lơn "Lơp Niêm Vui".
Tinh riêng năm hoc nay, đây mơi la buôi hoc thư tư cua lơp Niêm Vui. Môi tuân lơp chi hoc đung hai giơ chiêu chu nhât. Nhưng không vi thê ma lơp it ngươi. Sau mây phut để học sinh ổn định chỗ ngồi, cô Nam Linh mơi lât danh sach lơp đa đăng ky lên xem, rồi đưa cho lơp trương điêm danh.
Cô Linh say mê truyên giang cach hoc văn cho hoc tro tai lơp Niêm Vui vao môi chiêu chu nhât. Ảnh: Tuổi Trẻ.
"Chỉ day cach, không dạy cái"
Trong danh sach đăng ky tuân trươc chi co 58 ngươi, nhưng hôm nay đêm lui đêm tơi sô ngươi trong lơp vân thây dư ra bay học sinh. Hoa ra la co mây ban mơi nghe tin va đên học. Cô Linh nhơ mây ban mơi đên qua phong khac bưng thêm ban ghê về ngôi va không quên nhăc cả lơp: "Ban nao văng ba buôi thi coi như không đươc hoc nưa nhe. Đê danh chô cho cac ban khac cung đang rât muôn hoc".
Cô Linh mơ đâu buôi day băng môt câu chuyên vê sach. Cô trich môt đoan lây trên mang Internet noi vê y nghia cua viêc đoc sach va in cho mỗi hoc sinh môt tơ. Kem theo đoan trich nay la cac câu hoi liên quan như cach diên đat, chu đê va cac thao tac lâp luân cua tac gia trong đoan trich.
Kế tiếp, cô Linh cho môi hoc sinh tư viêt mây dong quan điêm ca nhân vê y nghia viêc đoc sach đôi vơi giơi tre.
Sau đó, cô Linh tiêp tuc bài giảng vê sach khi đưa ra câu chuyên về anh Nguyên Quang Thach, môt cư nhân tiêng Anh vưa đi bô xuyên Viêt tư Ha Nôi vao TP HCM đê vân đông gop sach cho chương trinh "Sach hoa nông thôn Viêt Nam". Đây la chương trinh xây dưng hang ngan thư viên sach ơ cac vung nông thôn đê moi ngươi dân Viêt Nam đêu co thê tiêp cân đươc tri thưc.
Sau thông tin này, môi hoc sinh lai đươc noi lên cam nhân của riêng mình vê câu chuyên nói trên.
Theo cô Linh, vi đây la lơp hoc đăc biêt nên cô chi day hoc sinh vê "cach lam văn" chư không day theo tưng tac phâm cu thê như trong chương trinh phổ thông. Hay như cach noi cua cô la "chi day cach, không day cai".
Vi thê, phương pháp cua cô Linh la vào môi buôi hoc cô đêu giới thiệu cho hoc sinh môt đoan văn bât ky, rôi tâp cho cac bạn cach cam nhân đoan văn đo. Môi hoc sinh đêu se đươc đưng lên noi suy nghi cua minh vê điêu ân chưa trong đoan văn, sau đo cô Linh se đưa ra nhưng hương cam nhân hơp ly nhât.
Noi thi đơn gian vây nhưng hiêu qua đôi vơi hoc sinh thi không ngơ. "Cach cô Linh day văn va yêu văn khiên tui em yêu "lây" môn văn. Mơi mây buôi hoc nhưng tui em đa đươc cô trang bi kha ky vê kỹ năng cam nhân môt đoan văn. Chi cân năm đươc phương phap nay thi vơi bât cư tac phâm nao găp trong chương trinh, tui em cung co thê co nhưng cam nhân đung hương đươc" - Uyên, môt hoc sinh lơp 10 đang theo hoc tai lơp Niêm Vui, noi.
Chi cân yêu văn, ai hoc cung đươc
Cô Linh kê răng trong lơp Niêm Vui cua cô cung co môt vai bạn hoan canh đăc biêt. Co bạn đên tư huyên Triêu Phong cach trường mươi mây cây sô, mô côi ca cha lẫn me, cung đên xin đươc theo lơp tư buôi đâu.
Tuy nhiên, theo cô Linh, lơp Niêm Vui không chi đê cho nhưng hoc sinh kho khăn hoc ma bât cư ai cung co thê tham gia, chi cân đo la ngươi thich hoc văn va cân hoc văn.
Ngoai lơp Niêm Vui, môi tuân cô Linh con day hai lơp hoc thêm môn văn tai Trương THPT Lê Lợi. Va cach day của cô ở hai lớp hoan toan giông nhau. Không hê phân biêt lơp hoc thêm va lơp miên phi. "Ai thich hoc lơp nao cung đươc. Miên thich hoc văn la tui đêu mưng" - cô Linh chia se.
Cô Linh đưa cho chung tôi xem qua danh sach lơp Niêm Vui. Trong danh sach nay, không chi co hoc sinh của Trương Lê Lơi nơi lơp đang mơ ma con co nhiêu hoc sinh ơ nhưng trương khac cung đên hoc.
Cô Linh đưa công khai thông tin vê lơp lên Facebook đê hoc sinh nao cung biêt va đên hoc. Hoc sinh trong lơp Niềm Vui co bạn đang hoc lơp 12 va cung co nhiêu bạn đang hoc lơp 11, lơp 10.
"Ban đâu cung ngơ la lơp nay mơ ra chỉ cho cac ban kho khăn không đi hoc thêm đươc, sau em mơi biêt cô Linh day cho bât cư ai thich hoc" - Nguyên Thanh Mây, hoc sinh đang hoc tai lơp Niêm Vui, kê.
30 năm trong nghê day học, lai day môn hoc nghiêng nhiêu vê cam xuc, cô Nam Linh trăn trở khi thây hoc sinh cang luc cang xa cac môn hoc "nhiêu chư" như văn, sử, đia. Cô thương mang tơi lơp Niêm Vui nhiêu câu chuyên cua chinh gia đinh minh, hoăc minh la ngươi trong cuôc, kê cho học sinh nghe đê cac em co thêm nhưng goc nhin thưc tê hơn vê cuôc sông, vê cach đôi nhân xư thê hơp ly hơp tinh trong tưng trương hơp cu thể.
Vơi cô Nam Linh, viêc day vê tac phâm nay, tac phâm no không quan trong băng viêc day đao đưc, lôi sông cho hoc sinh. Đo cung chinh la văn trong cuôc sông.
Ngoai giờ day chinh khoa, cô Nam Linh con bận rộn với hai lơp day thêm, thơi gian cua cô gần như kin mit. Nhưng cô vân ưu ai danh cho lơp Niêm Vui môt goc nhỏ trong đời mình. Cô coi đo như cách tạo niêm vui cho chinh minh.
Môt hoc sinh cung day
Nhăc đên cô Nam Linh, nhiêu giao viên Trương THPT Lê Lơi đêu nhơ câu chuyên mơi xảy ra nưa năm trươc. Đo la chuyên lơp phu đao văn (miên phi) cua cô Nam Linh cho hoc sinh trong trương, trươc khi thi hoc ky II năm hoc 2014-2015.
Lơp phu đao nay chi co đung... môt hoc sinh! Suôt mây tuân liên, lơp môt cô môt tro vân miêt mai day va hoc cho đên mãi sau, khi cô Linh câp nhât câu chuyên nay lên mang xa hôi Facebook đê kêu goi học sinh đến học. Sau đo, mơi xuât hiên thêm hoc sinh thư hai, thư ba...
Hoi vê lơp hoc không kem phân đăc biêt nay, cô Linh chi cươi: "Môt ngươi ma cân hoc, tui cung day như thương rưa thôi".
Người yêu nghề đến kỳ lạ
Cô Nguyên Thi Hông Khuyên, hiêu trương Trương THPT Lê Lơi, cho biêt vơ chông cô Lê Nam Linh đi lên tư hai ban tay trăng. Sau đo, băng nghê day hoc ma vơ chông cô co đươc môt gia đinh nho hanh phuc đâm âm, nên cô Linh muôn quay lai lam điêu gi đo cho hoc sinh. Đo co thê la ly do ra đơi cua nhưng lơp day văn miên phi mà cô Linh mở liên tục trong nhưng năm qua.
Theo cô Khuyên, cô Linh la ngươi yêu nghê đên ky la. Cô như say đăm trong nghê day văn. Vây nên khi cô Linh đê xuât nha trương cho mươn phong đê mơ lơp day văn miên phi, nha trương đông y ngay va ung hô luôn vân đê điên nươc cho lơp nay.
Theo Quốc Nam/Tuổi Trẻ
Liên quan đến Trường THCS Sơn Đồng (Hoài Đức): Đã làm rõ các sai phạm Trong thời gian qua, nhiều phụ huynh học sinh (PHHS) Trường THCS Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) có đơn thư phản ánh những sai phạm của lãnh đạo Trường THCS Sơn Đồng đã, đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh nhà trường. Phóng viên Hànộimới đã tìm gặp những bên liên quan và làm...