Nữ sinh mới 18 tuổi đã học vượt cấp, là sinh viên năm 3 của Đại học California danh giá, tiết lộ bí kíp “bắn” 5 ngoại ngữ cùng lúc
Năm 16 tuổi, Nghi xách balo lên và đi Mỹ. Hành trang ngoài những món đồ cần thiết còn có đam mê, hoài bão tuổi trẻ.
Ở tuổi 18, khi bạn bè đồng trang lứa còn đang loay hoay chọn trường đại học thì Bùi Lê Nhật Nghi (sinh năm 2002, Phú Yên) đã là sinh viên năm 3 của Đại học California, Los Angeles. Đây là một viện đại học cổ xưa thứ nhì trong hệ thống Viện Đại học California (University of California) và là viện đại học có nhiều sinh viên ghi danh nhất nước Mỹ.
Chỉ đôi dòng giới thiệu cũng đủ thấy cô bạn này có thành tích học tập đáng nể như nào. Cứ ngỡ Nhật Nghi sẽ có vẻ ngoài khá mọt sách, đeo cặp “đít chai” dày cộp trên mắt. Nhưng không, 10x sở hữu ngoại hình xinh xắn, dịu dàng, cùng tính cách vui tươi đúng độ tuổi.
Con đường học tập của Nhật Nghi thật sự rất thần kỳ. Cô bạn học vượt cấp, nhận được học bổng từ nhiều trường đại học danh tiếng và còn nói được tận 5 ngoại ngữ. Đằng sau những chặng đường ấy là sự hiện diện của 2 từ “Đam mê”. Nhờ đam mê mà cô gái nhỏ dám rời xa gia đình, một mình bay đến nước Mỹ xa xôi. Và rồi, thành quả của Nhật Nghi khiến ai cũng ngỡ ngàng…
“Xách balo lên và đi” ở tuổi 16, tự đi tìm chân trời học tập mới
Trước khi sang Mỹ học tập, Nhật Nghi từng là học sinh của trường Phổ thông Duy Tân, Phú Yên. Năm nào Nghi cũng đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc toàn diện, có điểm trung bình cao nhất khối. Chưa năm nào, Nghi “xuống phong độ” dưới 9,5.
“Năm lớp 8 em từng đạt danh hiệu Công dân toàn cầu (Citizenship of the Year) của trường. Mỗi phân hiệu chỉ chọn 1 người nhận” , 10x tự hào kể lại. Với thành tích như vậy, Nghi dễ dàng thi vào các trường chuyên nổi tiếng. Tuy nhiên cô bạn quyết định chọn cho mình một lối đi mạo hiểm và đầy thách thức.
Ngay từ những năm cấp 1, Nghi đã có cơ hội đến Mỹ và luôn mong ước được khám phá “xứ sở cờ hoa”. Đến năm 15 tuổi, cô gái trẻ mạnh dạn trình bày với bố mẹ dự định du học cấp 3 ở Mỹ. Kế hoạch ban đầu bị phản đối nhưng dần dần, đam mê của Nghi đã thuyết phục được gia đình. Mất một năm chuẩn bị thì cô bạn xin được hoc bong 100% học phí tu ngoi truong cong lap – Lincoln High School.
Năm 16 tuổi, Nghi xách balo lên và đi. Hành trang ngoài những món đồ cần thiết còn có đam mê, hoài bão tuổi trẻ. Với các thanh thiếu niên khác, 17 là tuổi “bẻ gãy sừng trâu”. Còn Nghi, em tự “bẻ gãy” giới hạn của bản thân, xóa tan sự rụt rè, lo sợ và không ngừng vươn tới các mục tiêu học tập lớn. Những tháng ngày sống nơi đất khách, 10X khiến bố mẹ vô cùng tự hào khi liên tiếp giành được những thành tích xuất sắc.
Nghi đạt điểm GPA 4.0/4.0, nằm trong tốp cao nhất trường, trở thành trợ giảng giúp giáo viên trong lớp học tiếng Nhật. Sau khi học xong chương trình lớp 10, Nghi chuyển qua trường North Seattle Colleget, theo học song ngành International Business (Kinh doanh quốc tế) và International Relations (Quan hệ quốc tế).
Cô bạn cũng hoàn thành luôn chương trình cấp 3 ở đây. “Học xong 2 năm là em nhận 3 bằng. Trong đó có bằng Tốt nghiệp Phổ thông (High School Diploma), và 2 bằng Associate of Arts và Associate of Business cho 2 ngành của em. Trong thời gian em học ở đây thì từ mùa thứ 2, em nằm trong danh sách President’s List (có toàn bộ điểm A trong mùa học). GPA của em với 2 ngành là 3.99/4.0.
Sau khi học xong 2 năm College thì em chuyển tiếp lên University để hoàn thành nốt 2 năm Đại học và lấy bằng Cử nhân. Tức em đã học vượt 2 năm so với tuổi” , Nhật Nghi chia sẻ lại hành trình của mình.
Khi làm hồ sơ nộp University, Nhật Nghi nộp 4 trường bao gồm: University of California, Los Angeles (UCLA), University of California, Berkeley (UCBerkeley), University of Southern California (USC) và University of Washington (UW). Sau cùng, Nghi chọn học UCLA và đang học năm 3 tại đây với ngành Asian Language & Linguistics (Ngôn ngữ châu Á) cùng ngành phụ là Public Relations (Quan hệ công chúng).
Thử 1 lần học vì đam mê và cái kết “bắn” được cả 5 ngoại ngữ
Với nhiều người, chỉ học Tiếng Anh thôi cũng là cả một thách thức. Không ít bạn trẻ từng đầu tư “núi” tiền bạc và công sức nhưng vẫn không sao nói trôi chảy được ngoại ngữ. Với Nghi, đây là một câu chuyện khác.
Có lẽ với bất kỳ điều gì, kể cả học tập thì chữ duyên cũng rất quan trọng. Nghi tự nhận mình có duyên với ngoại ngữ. Ngoài duyên thì cả đam mê khám phá các vùng trời khác cũng khiến 10X quyết tâm phải học. Từ 1,2 thứ tiếng, dần dần Nghi “bắn” được tận ngoại ngữ: Anh, Nhat, Trung, Han, Phap.
Nhớ lại hành trình học tập của mình, Nghi cho hay: ” Em bắt đầu học tiếng Anh từ năm tiểu học, qua các chương trình ở trường. Trong quá trình học giáo viên thấy em có tiềm năng nên cũng giúp đỡ nhiều. Đến khi học ở trường Duy Tân, em được tiếp xúc với người nước ngoài nên 4 kỹ năng em phát triển mạnh.
Đến năm lớp 10, em mới học thêm tiếng Nhật ở trường. Có lẽ em có duyên nên dần dần học vượt trội hơn các bạn. Em học thuộc bảng chữ cái Hiragana và Katakana rất nhanh và chỉ mất 1 ngày để thuộc viết và nhớ cho từng bảng”.
Nghi nói “Chúc mừng năm mới” bằng 6 thứ tiếng.
Nghi cho biết, khả năng học của em được giáo viên phát hiện và bồi dưỡng. 10X được cô giáo cho nhiều tài liệu về tiếng Nhật và đặc cách cho học chương trình riêng dù ngồi lớp cùng các bạn. Được một thời gian thì Nghi trở thành trợ giảng, phụ trách một số công việc trong lớp và giúp đỡ các bạn việc học.
Từ nền tảng tiếng Nhật, cô bạn mới bắt đầu chuyển sang học tiếng Trung. “Em học song song 2 thứ tiếng này vì tiếng Nhật có bảng Kanji mượn từ Trung Quốc nên tương đồng, chỉ khác cách phát âm và đôi khi khác một ít về nghĩa”.
Sau này, Nghi học thêm tiếng Hàn vì đam mê K-Pop. Có bạn người Hàn nên việc học của Nghi lại càng dễ dàng hơn. 10X kèm tiếng Anh cho bạn, đổi lại nữ sinh kia sẽ kèm tiếng Hàn cho Nghi. Việc trao đổi giúp cả hai nâng cao vốn ngoại ngữ của bản thân, vừa giúp mình lại vừa giúp người.
“Tiếng Pháp thì đến năm 2 học North Seattle College, em mới bắt đầu học do muốn thử xem mình còn duyên với tiếng la tinh không. Tuy nhiên ngôn ngữ này có nhiều từ giống tiếng Anh nên việc học cũng suôn sẻ. Ngoài ra em còn học tiếng Pháp ở trường nên được luyện rất kỹ” , Nghi chia sẻ thêm.
Từ đam mê, Nghi dần chinh phục được 5 ngoại ngữ.
Cô bạn khiêm tốn nhận xét, tiếng Anh của mình hiện tốt nhất, sau đó đến tiếng Nhật. Còn tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Hàn ngang nhau. “Tiếng Nhật em vẫn trội hơn vì thời gian trau dồi nhiều hơn và cũng học sớm hơn so với các tiếng kia.
Em cũng viết luận bằng tiếng Nhật được và có thể giao tiếp bình thường nếu sống ở Nhật. Còn với tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Hàn, để nói những cái quá chuyên sâu thì em chưa tới mức đó. Em chỉ ở mức có thể viết những bài nội dung ngắn, đọc hiểu một vài văn bản dễ, hay giao tiếp cơ bản hằng ngày ở bất kì đâu (đường phố, nhà hàng,…).
Còn viết luận nhiều trang hay như người bản xứ hoặc dịch thuật nhiều thì chưa. Mục tiêu của em là sẽ học chuyên sâu luôn. Em muốn được đến mấy nước này và có thể nói chuyện với người bản xứ thành thạo” , Nghi khiêm tốn tâm sự.
Ngôn ngữ nào cũng có thể vượt qua nếu bản thân chịu tìm tòi, tạo ra bí kíp học
Thời gian đầu học tiếng Trung và tiếng Nhật, Nghi cũng bị nhầm đôi chút giữa hai ngôn ngữ này. Tuy nhiên không gì có thể “vùi dập” được đam mê học tập của cô gái trẻ! “Em tự tạo những “bí kíp” cho mình. Em xâu chuỗi những điều tương đồng và lấy đó làm điểm để nhớ.
Ví dụ: với tiếng Nhật thì từ “tiếng” sẽ là go, và tuỳ vào tiếng nước nào thì sẽ là nước go. Tương tự thì tiếng Trung là nước wén, hay tiếng Hàn là đất nước -eo. Thậm chí trong cấu trúc ngữ pháp cũng sẽ có những điều giống, em sẽ xâu chuỗi lại. Với những từ mà phát âm tương đồng hay cách viết tương đồng giữa các tiếng thì em sẽ tự kiếm những từ mà mình dễ nhớ, gợi ý khi em quên.
Khi em học xong 1 dạng bài mới ở tiếng Nhật, em sẽ tìm ngay người giỏi tiếng Nhật để bàn luận và luyện tập ngay những từ vựng cấu trúc đó. Tương tự với các thứ tiếng khác cũng vậy. Em luôn tranh thủ cơ hội để vận dụng ngay những gì mình học, vì đó là cách em nhớ bài học tốt hơn.
Bùi Lê Nhật Nghi:
Em tự tạo những “bí kíp” cho mình. Em xâu chuỗi những điều tương đồng và lấy đó làm điểm để nhớ.
Trong điều kiện không thể gặp thì em sẽ chọn cách nhắn tin trò chuyện, và nhờ họ gợi ý thêm cho em cách dùng, hoặc thậm chí em sẽ tự tra mạng và note lại. Em là người thích hình ảnh, âm thanh thế nên cũng luyện cho mình xem/ nghe phim hoặc nhạc bằng thứ tiếng em học. Tất nhiên là có phần phụ đề.
Trong quá trình xem phim, đụng tới từ nào, câu nào em biết thì em sẽ quen và hiểu ngay. Có thể có những dạng câu, từ vựng mình chưa học, thì mình sẽ bỏ qua. Nhưng khi nghe hoặc thấy những gì đã học, em sẽ kiểu “A! mình biết cái này!”. Việc đó khiến em thích thú và cũng là động lực để học thêm. Em cứ xem đi xem lại cho quen, rồi tập đến đoạn đó có thể tắt sub đi, rồi tự dịch, rồi lại đối chiếu xem” .
“Xách balo lên và đi” nhưng “đi thật xa để trở về”
Nói về những dự định sau khi tốt nghiệp đại học, Nhật Nghi cho biết: ” Em dự định về Việt Nam. Sau một thời gian, em thấy môi trường Mỹ phù hợp để học, để giao lưu văn hoá cũng như làm cho có kinh nghiệm. Còn em vẫn hướng về Việt Nam hơn “.
“Bắn” được 5 ngoại ngữ nhưng Nhật Nghi chưa có dự định làm các công việc chuyên về dịch thuật. 10X muốn dùng ngôn ngữ bổ trợ cho công việc cũng như mục đích cá nhân hơn. Tuy nhiên tương lai ra sao thì nào ai hay biết. Hiện tại Nghi vẫn cứ sống và cháy hết mình với đam mê học tập. Chuyện của mai, hãy cứ để mai tính!
Chung kết hội thi Olympic Tiếng Anh trong học sinh, sinh viên
Chiều 23-3, tại Trường ĐH Hồng Đức, Tỉnh đoàn - Hội Sinh viên Thanh Hóa đã tổ chức chung kết hội thi Olympic Tiếng Anh trong học sinh, sinh viên.
Các thí sinh tham gia phần thi tự luận tại vòng chung kết
Hội thi được triển khai từ đầu tháng 1-2021 thu hút sự tham gia của hơn 31.000 học sinh, sinh viên. Kết thúc vòng sơ loại, Ban tổ chức đã lựa chọn 24 thí sinh xuất sắc vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết các thí sinh trải qua 2 phần thi, gồm tự luận về một vấn đề và phần thi vấn đáp.
Kết thúc hội thi có 2 cá nhân đoạt giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba và 12 giải khuyến khích.
Đây là sân chơi bổ ích, nhằm tăng cường giao lưu giữa các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh; đồng thời tạo cơ hội cho đoàn viên, hội viên, thanh niên có dịp được trau dồi trình độ ngoại ngữ, qua đó khích lệ và động viên phong trào học Tiếng Anh cho học sinh, sinh viên trong tỉnh.
Sinh viên Nhân văn TP.HCM thắc mắc về chỗ gửi xe, nơi nghỉ trưa ĐH Khoa hoc Xa hôi va Nhân văn (ĐH Quôc gia TP.HCM) đa tra lơi thăc măc của sinh viên vê viêc tư chu đai hoc, cai thiên môi trương cho sinh viên. Tác động của tự chủ đại học đến sinh viên, cải thiện cơ sở vật chất của trường, bắt buộc học ngoại ngữ không chuyên là những nội dung chính...