Nữ sinh lớp 8 giành giải nhất cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”
Vượt qua 65 em học sinh tại các trường THCS trên địa bàn Thường Tín (Hà Nội) sáng 31-10, em Phạm Hương Giang, lớp 8A1 Trường THCS Nguyễn Trãi A, đã giành giải nhất cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”.
Ngày 31-10, tại Nhà văn hóa huyện Thường Tín (TP Hà Nội), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp các cơ quan chức năng địa phương tổ chức cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho các học sinh.
Rất đông học sinh có mặt tại hội trường Nhà văn hóa huyện Thường Tín để cổ vũ cuộc thi
Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” với nhiều câu hỏi mang tính trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982; Luật Biển Việt Nam năm 2012; chức năng, nhiệm vụ, truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…
Mục đích của cuộc thi giúp tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết của học sinh về biển, đảo, chủ quyền quốc gia; tuyên truyền về ma tuý, tội phạm và tác hại của ma túy đối với học đường, bạo lực học đường.
Video clip sự kiện
Chung cuộc, em Phạm Hương Giang (lớp 8A1 Trường THCS Nguyễn Trãi A) đã vượt qua 65 em khác đến từ 3 trường trên huyện Thường Tín gồm: Trường THCS Thị trấn Thường Tín, THCS Vân Đào, THCS Nguyễn Trãi A để giành giải nhất. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 1 giải Nhì; 1 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.
Lực lượng Cảnh sát biển tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng
Nhiều phần quà đến với các em học sinh nghèo vượt khó học tập
Tại cuộc thi, Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết cuộc thi gắn liền với cảnh sát biển được Ban thanh niên quân đội và Đoàn Thanh niên đánh giá là hình thức tuyên truyền rất tốt cho học sinh. Chương trình không chỉ tuyên truyền về kiến thức biển đảo cho học sinh, sinh viên mà còn cho nhân dân các tỉnh thành.
“Cuộc thi với nhiều câu hỏi về lĩnh vực biển, đảo, giúp nâng cao trách nhiệm cho các em học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngoài ra, thông qua cuộc thi, chúng tôi cũng mong muốn sẽ tìm được lực lượng lượng cảnh sát biển kế cận trong tương lai” – Thiếu tướng Quyết bày tỏ.
Chung cuộc, em Phạm Hương Giang đã xuất sắc giành quán quân của cuộc thi
Ban tổ chức trao thưởng cho các em học sinh
Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam cho biết trong những năm qua, lực lượng Cảnh sát biển đã triển khai nhiều chương trình nhằm tuyên truyền về biển đảo, cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: Chương trình “Em yêu biển đảo quê hương” nhắm đến học sinh, sinh viên; Chương trình “Cảnh sát biển với ngư dân” tập trung vào biển đảo và các xã ven biển. Hiện nay, lực lượng Cảnh sát biển cũng đang triển khai chương trình Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc tôn giáo ở các tỉnh ven biển.
Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam, thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng
“Những mô hình này, chương trình này ngoài tuyên truyền tình yêu đất nước quê hương, chúng tôi cũng lồng ghép kiến thức về tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam để các cháu học sinh hiểu hơn, đặc biệt là vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lượng cảnh sát biển” – Thiếu tướng Quyết nhấn mạnh.
Cùng ngày 31-10, Đoàn Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển do Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam, dẫn đầu đã tới thăm hỏi và tặng quà 5 mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn huyện Thường Tín.
Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng tặng 40 xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vươn lên học giỏi; 35 suất học bổng cho các trường tiểu học, THCS có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Nhân dịp này, Bệnh viện Quân y 103 cũng tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp, phát thuốc miễn phí cho 120 người dân là đối tượng chính sách, người nghèo trên địa bàn xã Vân Tảo, huyện Thường Tín.
Từ năm 2013 đến nay, Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” đã tổ chức thành công tại 48 Trường THCS trên địa bàn 18 tỉnh, TP trong cả nước với sự tham gia, cổ vũ của trên 35.000 lượt giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh, tạo dấu ấn tốt đẹp, được chính quyền các địa phương, ngành giáo dục và tổ chức đoàn, đội rất quan tâm. Tặng 714 suất học bổng, 322 xe đạp… Cùng với đó, tặng 302 suất quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Nhân loại cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và đối phó với nhiều thách thức trong tương lai
Tuần lễ cấp cao khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành.
Tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức toàn cầu lớn nhất này đã khẳng định, các thách thức của thế giới đều liên quan mật thiết với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống đa phương mạnh mẽ, nhằm hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.
Quang cảnh phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75
Lý tưởng hòa bình, công lý, bình đẳng và phẩm giá nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn
Phát biểu khai mạc buổi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 Voncan Bozkir điểm lại những thành tựu của Liên hợp quốc trong thời gian qua cũng như tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trên thế giới hiện nay.
"Không có tổ chức toàn cầu nào có tính hợp pháp và ảnh hưởng cũng như mang lại hy vọng cho mọi người về một thế giới tốt đẹp hơn như Liên hợp quốc. Trong lúc chúng ta bắt đầu khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc, tôi kêu gọi thế giới hành động một cách nghiêm túc. Liên hợp quốc chỉ mạnh khi các nước thành viên cam kết mạnh mẽ với nhau và với các lý tưởng của Liên hợp quốc. Bây giờ là lúc các quốc gia thành viên huy động các nguồn lực, củng cố các nỗ lực và thể hiện ý nguyện và lãnh đạo chính trị nhằm đảm bảo tương lai mà chúng ta mong muốn và Liên hợp quốc chúng ta cần".
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thư ký Liên hợp quốc - Antonio Guterres cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc - Antonio Guterres: "Các lý tưởng của Liên hợp quốc bao gồm hòa bình, công lý, bình đẳng và phẩm giá nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Ngày nay chúng ta có rất nhiều thách thức đa phương nhưng lại thiếu các giải pháp đa phương. Chúng ta cần chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn với 1 tầm nhìn, hoài bão và tầm ảnh hưởng. Chủ quyền quốc gia, một trụ cột của Liên hợp quốc, luôn đi cùng với tăng cường hợp tác quốc tế dựa trên những giá trị và trách nhiệm chung nhằm đạt được sự tiến bộ cho tất cả. Trong một thế giới liên kết, chúng ta cần một mạng lưới đa phương với sự hợp tác hiệu quả và chặt chẽ của Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, và các khối thương mại. Chúng ta cũng cần một chủ nghĩa đa phương bao trùm với sự tham gia của xã hội dân sự, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và giới trẻ".
Tinh thần hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức chung
Sau buổi lễ, các đại biểu đã thông qua tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc. Tuyên bố nêu rõ đại dịch Covid-19, thách thức toàn cầu lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc, không chỉ gây nên sự chết chóc mà còn khiến cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế, gia tăng tình trạng đói nghèo, bất an và không có ai không bị ảnh hưởng. Nhưng chính đại dịch cũng nhắc nhở tất cả nhân loại rằng mọi người đều kết nối với nhau, có tác động tương hỗ tới nhau và vì vậy, cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và xây dựng năng lực đối phó với nhiều thách thức hơn nữa trong tương lai.
Tuyên bố khẳng định sự cần thiết của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh nhân loại đang vươn tới một thế giới bình đẳng hơn và phát triển bền vững hơn. Thế giới cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro và khiến các hệ thống xã hội thích nghi tốt hơn với những thách thức, bất trắc. Mặt khác, thế giới cần nhanh chóng phát triển và sản xuất các loại vaccine mới, thuốc men và trang thiết bị y tế cần thiết, cũng như đảm bảo mọi người dân trên thế giới đều có quyền tiếp cận những loại thuốc và trang thiết bị này.
Từ ngày 21-9 tới ngày 2-10, tuần lễ cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc bao gồm các phiên Thảo luận chung và các sự kiện cấp cao bên lề khác diễn ra theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Các nội dung thảo luận bao gồm tình hình ở Lebanon, hợp tác số, biến đổi khí hậu, quyền con người và thách thức quản trị, dịch bệnh Covid-19, đa dạng sinh học, và kỷ niệm và thúc đẩy ngày quốc tế chống vũ khí hạt nhân. Dự kiến, khoảng 180 nguyên thủ các nước sẽ lần lượt đưa ra phát biểu trực tuyến tại hội nghị và mỗi nước thành viên Liên hợp quốc chỉ được phép cử một đại diện ngoại giao từ phái đoàn thường trực của mình tham dự trực tiếp tại phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chính sách biển Đông vẫn tiếp tục sau bầu cử Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói việc Mỹ gần đây cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông là sự tiếp nối chính sách đã có từ lâu và sẽ được tiếp tục trong nhiều năm tới. Trong cuộc trả lời phỏng vấn Tiền Phong ngày 3/9, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink khẳng định Mỹ từ lâu đã...