Nữ sinh Hà Nội đạt điểm tuyệt đối 1600 bài thi SAT
Trong lần thi gần nhất, Lê Thùy Linh (sinh năm 2004, học sinh lớp 12 chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam) có kết quả ấn tượng khi đạt điểm SAT 1 tuyệt đối 1600/1600.
Cụ thể, ở phần Đọc hiểu và viết (evidence-based reading and writing), Linh đạt 800/800. Ở phần thi Toán em cũng đạt 800/800.
Với kết quả này, Thùy Linh lọt vào nhóm thí sinh hiếm hoi, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên thế giới đạt điểm số tuyệt đối.
Lê Thùy Linh (sinh năm 2004, học sinh lớp 12 chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam) đạt điểm SAT 1 tuyệt đối 1600/1600.
Linh chia sẻ, để có được kết quả này có lẽ một phần đến từ việc bản thân em đã giữ được sự tập trung và tâm lý bình tĩnh trong suốt quá trình làm bài.
“Em nghĩ kết quả này có phần may mắn và nhưng cũng là một sự đền đáp xứng đáng cho nỗ lực và công sức mình đã bỏ ra để chuẩn bị cho bài thi này”, nữ sinh Hà Nội chia sẻ.
‘Luyện tập giúp mình hoàn hảo hơn’
Linh cho hay, dù đạt điểm số tuyệt đối bài thi SAT 1, song khả năng tiếng Anh của em cũng không phải vào diện quá xuất sắc. Thậm chí trước khi luyện thi SAT, Linh còn có chút tự ti về nền tảng tiếng Anh của mình.
“Đã có những thời điểm, em cũng nghĩ rằng mình là “dân” chuyên Toán và tiếng Anh không tốt bằng các bạn học chuyên Anh nên nghĩ rằng các bạn sẽ có lợi thế hơn khi làm đề bằng tiếng Anh”, Linh chia sẻ.
Lê Thùy Linh là cựu học sinh lớp 12 chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Nhận thức được điểm yếu của mình, trong quá trình học, Linh dành phần lớn thời gian để khắc phục một số nhược điểm ở môn tiếng Anh như học thêm nhiều từ vựng và cố gắng tập trung để nắm chắc ngữ pháp.
“Bài học lớn nhất mà em rút ra trong quá trình học SAT là “practice makes perfect” – (luyện tập giúp mình hoàn hảo hơn). Bạn không nhất thiết phải là một người có nền tảng tiếng Anh xuất sắc và bộ não cực thông minh để đạt điểm cao trong bài thi này. Quan trọng là cần dành thời gian để làm và chữa các đề, qua đó nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và không ngại trao đổi với thầy cô để khắc phục những điểm yếu đó”, Linh tâm sự.
Với Linh, phần đọc hiểu và viết trong bài thi SAT là khó nhất. Em cho rằng lỗi mà em và nhiều bạn khác dễ gặp phải là không cẩn thận, làm bài vội vàng dẫn đến sai đáng tiếc trong phần viết.
Video đang HOT
Ngoài kiến thức, theo Linh, đối với bất kì bài thi nào thì việc chuẩn bị tâm lí và chiến thuật cũng hết sức cần thiết.
“Áp lực thời gian của bài thi SAT khá lớn, vì thế khi luyện tập em luôn bấm giờ và cố gắng cải thiện tốc độ làm bài. Đối với phần đọc hiểu – một trong những phần khó nhất của bài thi, em thường làm các bài khó trước rồi mới làm bài dễ, đánh dấu lại những câu chưa chắc chắn để quay lại sau”, Linh chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và cho rằng tùy ưu nhược điểm của mỗi người mà có thể tìm cho mình một chiến thuật làm bài hiệu quả.
Lê Thùy Linh cùng gia đình tại sự kiện nhận học bổng từ Trường Đại học Melbourne, Úc.
Với kết quả này, Linh trúng tuyển 8 trường đại học tại Mỹ, Úc cùng các gói hỗ trợ tài chính hoặc học bổng cao. Tuy nhiên, Linh em quyết định sẽ theo học tại Đại học Melbourne, Úc với chuyên ngành Computing and Software systems.
“Em quyết định theo học tại ngôi trường này vì từng được trực tiếp tham quan trường trong một chương trình trải nghiệm du học Úc hè năm lớp 9 và thấy thích thú.
Còn ngành học, em lựa chọn dựa theo năng lực của mình. Em thấy mình có nền tảng Toán, cùng đam mê với Tin học, hơn nữa, em cũng cảm nhận ngành Khoa học máy tính rất có triển vọng trong tương lai”.
Nữ sinh nói sẽ cố gắng để thích nghi với cuộc sống du học ở Úc, làm quen với nhiều bạn mới và đạt kết quả tốt trong quá trình học tập.
Trước Lê Thùy Linh, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam từng có 2 nam sinh giành điểm tuyệt đối 1600 bài thi SAT 1 là Trần Đình Quân năm 2019 (khi đó là học sinh lớp 10 Chuyên Toán 1) và Nguyễn Mạnh Quân vào năm 2021 (học sinh lớp 12 chuyên Lý).
Nữ sinh trường Ams nhận học bổng 7,8 tỷ tại Mỹ: Viết bài luận về MẸ khiến ai cũng nghẹn ngào
Mẹ là người thầy vĩ đại. Em học được từ mẹ phong thái đĩnh đạc, cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm từ những điều nhỏ nhất...
Mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời, là người em nhìn vào để nỗ lực mỗi ngày', Trà My xúc động khi chia sẻ về mẹ.
Khúc Trà My (SN 2004, Hà Nội), học sinh lớp chuyên Anh, trường THPT Chuyên Amsterdam vừa xuất sắc dành học bổng toàn phần trị giá 7,8 tỷ đồng tại trường Đại học Haverford College. Chuyên ngành mà nữ sinh theo học là Xã hội học (Sociology), tập trung chủ yếu vào Giáo dục (Educational Studies).
Thành tích xuất sắc mà Khúc Trà My đạt được:
GPA 9.6; IELTS 8.0
Giải Nhì môn Tiếng Anh trong kỳ thi HSG cấp thành phố năm lớp 9
Giải Nhất môn Tiếng Anh trong kỳ thi HSG cấp thành phố năm lớp 11
Phó Chủ tịch CLB GreenAms 6520 Robotics Team
Phó Chủ tịch CLB Hanoi - Ams Rock Club.
BÀI LUẬN XÚC ĐỘNG VỀ MẸ GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH
Nữ sinh trường Ams có tên đầy đủ là Khúc Trà My. Em có cái tên kêu như chuông, để lại ấn tượng cho mọi người xung quanh. Tên của em xuất phát từ một loài hoa đẹp, tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ, sự may mắn trong cuộc sống. Hoa Trà My có màu sắc tươi thắm, sang trọng và rực rỡ khiến mọi người không thể rời mặt khi trông thấy.
Có lẽ mẹ đã đặt tên con gái là Trà My với mong muốn mai sau em sẽ xinh đẹp, yêu kiều và mang vẻ đẹp toàn diện từ cốt cách đến tâm hồn. Không khiến mẹ phụ lòng, Trà My là một cô gái tốt bụng, hiểu chuyện và có thành tích học tập đáng nể phục. Nữ sinh chia sẻ, em sống với mẹ, hằng ngày chứng kiến mẹ làm việc vất vả để nuôi em ăn học. Điều này khiến em cảm thấy thương và biết ơn mẹ vô cùng. Em muốn học thật giỏi, kiếm được tiền để phụ giúp mẹ.
Chân dung nữ sinh Khúc Trà My.
Từ nhỏ, My tỏ ra hứng thú với môn Tiếng Anh. Mọi hoạt động giải trí của em đều bằng ngôn ngữ Anh như: Nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo,... Đặc biệt, em thấy bản thân yêu thích văn hóa Mỹ nên thường sưu tầm tư liệu về nó.
Trà My hào hứng chia sẻ: "Khi còn bé, em đã đặt ra nhiều mục tiêu khác nhau. Trên bàn học của em dán chi chít những mảnh giấy ghi các mục tiêu như: Quyết tâm đỗ vào trường Ams, phải đạt chứng chỉ IELST 8.0, đi du học khi kết thúc chương trình cấp 3,... Có đôi lúc, em thấy những ước mơ ấy viển vông vì tài chính gia đình em không tốt. Nhưng thật may mắn vì em không bỏ cuộc.
Em đã từng bước, từng bước chinh phục các mục tiêu. Và suất học bổng toàn phần đã giúp em có cơ hội sang Mỹ học tập. Mẹ cũng không cần lo lắng nhiều về chuyện học phí cho em nữa. Em đã trút đi được phần nào gánh nặng trong lòng".
Nữ sinh Hà Nội cho biết, khi "apply" vào Đại học Haverford College, bản thân đã tìm hiểu rất kỹ. Đây là một trong những ngôi trường thuộc nền Giáo dục khai phóng. Trường có thế mạnh đào tạo các ngành như: Công nghệ, Sinh học, Tâm lý học,... Bên cạnh đó, trường có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở bang Havertown, Pennsylvania, cách thành phố New York khoảng 2 tiếng đi ô tô.
"Trường gần với trung tâm thành phố nên rất tiện. Cuối tuần, em có thể cùng các bạn đến đó khám phá những điều mới lạ. Quan trọng là sau khi ra trường, em có nhiều cơ hội đi thực tập ở công ty tốt. Một điều mà em hào hứng nữa là Đại học Haverford College liên kết với 1 trường trong khối Đại học khai phóng và 1 trường trong nhóm đại học Ivy League. Như vậy, em sẽ được tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu tại ngôi trường ưu tú", nữ sinh cho biết.
Trà My học ở mẹ cách làm việc nghiêm túc, chỉn chu dù là điều nhỏ nhất.
Về bài luận, Trà My viết về mẹ - người mà em yêu thương nhất trên cuộc đời. Mẹ của nữ sinh là một người thợ cắt tóc bình dị. Công việc mỗi ngày của mẹ rất vất vả, nhiều hôm phải làm việc đến tận khuya. Suốt bao nhiêu năm qua, mẹ đã tảo tần sớm khuya nuôi nấng Trà My nên người. Cuộc sống của 2 mẹ con chẳng hề dễ dàng, nhiều lúc gặp khó khăn nhưng mẹ vẫn luôn là điểm tựa vững chắc cho cô con gái nhỏ. "Mẹ không phải là người lao động trí thức cao siêu gì nhưng tất cả những điều mẹ làm khiến em nể phục vô cùng", Trà My nghẹn ngào.
Khi còn nhỏ, Trà My sống cùng bố mẹ nhưng cuộc sống gia đình không yên ấm. Nữ sinh nhiều lần chứng kiến mẹ khóc rất nhiều vì buồn phiền. Điều đó khiến em nghĩ rằng, khóc là một điểm xấu, là cảm xúc tồi tệ của con người. Dần dần em trở nên lầm lì, không bộc lộ cảm xúc và luôn tỏ ra mạnh mẽ. Mãi về sau, khi đã trải qua nhiều chuyện, Trà My mới học được cách bộc lộ tình cảm.
Nữ sinh Hà Nội tâm sự: "Bộc lộ tình cảm giúp bản thân trở nên thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Đây cũng là cách thể hiện được cảm xúc với mọi người xung quanh. Em đã tìm lại được cảm xúc bằng cách viết lách mỗi ngày. Em nhận ra đây không phải là yếu điểm mà là một lợi thế, một điều tích cực. Chính mẹ là người dạy cho em điều tuyệt vời này".
Ở bài luận thứ hai, Trà My viết về mức độ phù hợp của bản thân với Đại học Haverford College. Ngôi trường nâng cao sự tự lập, tự giác để sinh viên tự do tham gia các hoạt động. Ngay cả bài kiểm tra cũng được mang về nhà làm, trong ký túc xá không có giáo viên giám sát. Trường không có quy định, nguyên tắc khắt khe, để sinh viên được thoải mái nhất. Trà My là một cô bé tự lập từ nhỏ, vì thế em thấy Đại học Haverford College phù hợp với cách sống, cách làm việc của bản thân.
Vì hoàn cảnh gia đình nên Trà My có tính cách tự lập từ khi còn nhỏ.
TRƯỞNG THÀNH TỪ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA, LÀ PHÓ CHỦ TỊCH SIÊU NGẦU
Vì đang là học sinh cuối cấp nên lịch học của Trà My gần như kín cả tuần. Nữ sinh còn phải chuẩn bị hồ sơ du học nên khối lượng công việc giải quyết mỗi ngày rất nhiều. Thế nhưng, nữ sinh vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường. Trà My là Phó Chủ tịch 2 CLB có sức ảnh hưởng lớn.
CLB Hanoi - Ams Rock Club do nữ sinh điều hành thường tổ chức dự án âm nhạc lớn. CLB có khoảng 50 thành viên, Trà My tham gia từ khi mới vào lớp 10 và được mọi người tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch. Mỗi khi sự kiện diễn ra, nữ sinh là người chịu trách nhiệm phân bổ công việc: Truyền thông, design, liên hệ với các ca sĩ, liên hệ với khách mời... Trước đó nhiều ngày, nữ sinh sẽ đi khảo sát địa điểm có thể tổ chức, trao đổi giá thuê trang thiết bị với các bên,... Đây là công việc tương đối phức tạp, cần sự nhanh nhạy, khéo léo.
Ngoài ra, Trà My còn là Phó Chủ tịch CLB GreenAms 6520 Robotics Team. Các hoạt động trong CLB mở ra cho nữ sinh cơ hội được làm việc với nhiều người, học hỏi nhiều điều quý giá. Buổi tối, em còn tranh thủ đi dạy thêm môn Tiếng Anh cho trung tâm Anh ngữ.
Nữ sinh tài năng là Phó Chủ tịch tại 2 câu lạc bộ có sức ảnh hưởng lớn.
Dù làm nhiều việc cùng một lúc nhưng Trà My luôn tràn đầy năng lượng tích cực, không hề than phiền hay cảm thấy áp lực. Bởi đơn giản em coi đó không phải là khó khăn mà là cơ hội quý giá để bản thân được rèn luyện. Em trân trọng những điều đã trải qua vì đã cho em những bài học vô cùng đắt giá. Thêm nữa, việc nhìn mẹ hàng ngày phải làm việc vất vả khiến nữ sinh càng cảm thấy phải nỗ lực gấp nhiều lần.
Nữ sinh Hà Nội xúc động chia sẻ: "Mẹ là người thầy vĩ đại. Em học được từ mẹ phong thái đĩnh đạc, cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm từ những điều nhỏ nhất. Mẹ chưa bao giờ tạo áp lực cho em, thường động viên em phấn đấu thật nhiều để được sang Mỹ. Những lúc mệt mỏi, mẹ thường nói với em rằng: "Cố gắng hết sức để không phải hối hận và nuối tiếc". Mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời, là người em nhìn vào để nỗ lực mỗi ngày".
Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn, hành trang sang Mỹ du học của Trà My chính là những lời nói, lời dạy sâu sắc của người mẹ dịu hiền. Nữ sinh quyết tâm sẽ học thật tốt, có công việc ổn định để sớm đưa mẹ sang Mỹ định cư. Còn 3 tháng nữa em phải rời xa vòng tay của mẹ, hiện tại em đang cố gắng bên mẹ mỗi ngày, cùng mẹ đi du lịch nhiều nơi để lưu giữ kỷ niệm ngọt ngào.
Thủ khoa lớp 10 Hà Nội đỗ 4 trường chuyên Không chỉ là thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 công lập Hà Nội năm 2022 mà nữ sinh Vũ Hoàng Khánh Uyên còn đỗ vào cả 5 trường chuyên trên địa bàn thành phố. "Chiều qua, khi điểm thi hiện lên trên màn hình máy tính, em và các bạn cùng hét lên sung sướng vì thấy điểm rất cao. Em bất...