Nữ sinh Gia Lai bế con 3 tháng tuổi dự thi THPT Quốc gia 2018
Nữ thí sinh ở Gia Lai địu con 3 tháng tuổi đến điểm thi và ước mơ sẽ trở thành cô giáo để về truyền đạt kiến thức cho trẻ em ở buôn làng.
Sáng 25/6, thí sinh Jrai H’Đanila địu trên vai con trai 3 tháng tuổi tên là Siu Philip để dự thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Sự xuất hiện của nữ sinh này khiến nhiều người tò mò, chú ý.
‘Thật sự em gặp nhiều khó khăn khi vừa phai nuôi con nhỏ vừa phải ôn bài. Tuy nhiên môi khi thây thăng be cươi cung vơi việc được chông ung hô nên em cũng có đông lưc để cố gắng. Trong khi em ôn học, chăm con thì chồng em đi làm kiếm tiền mua sữa cho con…’, cô gai Jrai H’Đanila bôc bach.
H’Đanila địu con đến điểm thi tại Gia Lai.
Trao đổi với phóng viên, bà Siu Mei (mẹ H’Đanila) chia sẻ đã cùng chồng của nữ sinh này đưa cả 2 mẹ con đến điểm thi THPT Quốc gia 2018.
‘Gia đình tôi có truyền thông làm nghề giáo, do đó tôi mong H’Đanila cũng là giáo viên. Trước khi đi thi, H’Đanila cũng ước mình sẽ trở thành giáo viên sau này để về xây dựng, truyền kiến thức cho các trẻ trong buôn làng. H’Đanila phải bế con theo dự thi vì cháu còn nhỏ, lúc H’Đanila vào phòng thi, bé Siu Philip được bà bế chăm sóc nhưng lúc thiếu sữa mẹ, be thet lên tôi phải bê va ru thăng nho ngủ’, bà Siu Mei chia sẻ.
Video đang HOT
Kết thúc môn thi Ngữ văn, H’Đanila ra thăm con.
Sau khi hoàn thành môn Ngữ văn, H’Đanila cho biết làm bài khá tốt. Cô hy vọng có thể hoàn thành tốt các môn để vào học tại Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.
Cô gái này ước mơ sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho những đứa trẻ của buôn làng.
Theo tiin.vn
Gia Lai: Nữ sinh mồ côi người Jrai nuôi ước mơ học ngành Báo chí
Là người con thứ 9 trong gia đình, Rcom H'Tuyết sớm mồ côi bố nên từ nhỏ phải lên nương cùng anh em để kiếm tiền đi học. Nhưng không vì thế mà cô gái người Jrai này nản lòng, 12 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và giành các suất học bổng để phần nào san sẻ gánh nặng cho mẹ.
Rcom H'Tuyết (18 tuổi, lớp 12, Trường PTDTNT tỉnh Gia Lai) sinh ra tại một làng Bôn M'Hoan, xã Ia Hiao, Phú Thiện, đây được mệnh danh nhưng "chảo lửa" của Gia Lai bởi đất đai cằn cỗi, kinh tế các bà con khó khăn. Gia đình Tuyết có 9 anh em, Tuyết là út nên thường cùng anh em lên nương rẫy kiếm cơm. "Mùa mưa đi hái măng, mùa nắng đi chăn bò thuê", trên những cánh đồng làng Bôn M'Hoan đã in sâu dấu chân của 9 anh em H'Tuyết.
Chính vì hoàn cảnh khó khăn như vậy nên Tuyết đã nỗ lực, tự học để đạt nhiều danh hiệu và học bổng. Tuyết tâm sự: "Gia đình con nghèo lắm, một mình mẹ nuôi 9 anh em nên ít có ai được đi học. Em may mắn được đi học nên em rất trân trọng điều đó và tự hứa với lòng sẽ cố gắng học tập để sau này cho mẹ một cuộc sống đầy đủ...".
Gia đình nghèo, có 9 anh chị em nên H'Tuyết luôn nỗ lực học để có kết quả tốt, giành được học bổng san sẻ gánh nặng giúp gia đình
Khi lớp lên lớp 5 bố mất, Tuyết đã suy sụp, cuộc sống gia đình đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. "Lúc đó em nản lắm, gia đình chỉ có ăn rau rừng, ăn lá mì để qua bữa. Nhưng mẹ đến bên em và nói, con phải học để giúp các anh chị, giúp mẹ có cuộc sống giàu hơn, không phải đói vậy nữa...", Tuyết cho biết thêm.
Vào năm lên lớp 7 khi có cuộc thi viết thư quốc tế UPU, thì Tuyết đã viết một bức thư với nội dung "có một thế giới không phải chịu cảnh chia ly, không ai phải ly hôn".
"Em thấy một mình mẹ vừa phải làm cha, vừa làm mẹ nuôi một lúc 9 anh chị em. Đôi lúc mẹ phải nhịn cơm để có tiền gửi cho các anh chị, em ăn học. Món quà đầu tiên em trích từ tiền học bổng của mình mua cho mẹ một chiếc áo vì thấy áo mẹ đã bạc màu và đường vá chằng chịt. Nhưng lúc đó mẹ quát em sao không dành tiền ăn học mà mua lung tung vậy, rồi ôm em vào lòng mà khóc...", cô gái Jrai gạt nước mắt kể lại.
Cô gái H'Tuyết (thứ hai từ trái qua phải) bên bạn bè trong kỳ thi THPT quốc gia.
Mỗi năm em đều tự hứa với lòng sẽ nỗ lực học để giành học bổng giúp mẹ và cũng vì vậy mà 12 năm liền cô học trò nghèo người Jrai đều là học sinh giỏi.
Thầy Kpă Lulp-Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT tỉnh Gia Lai chia sẻ: "Tôi thấy em Tuyết luôn có ý thức tự học. Mỗi lúc các bạn chơi đùa thì Tuyết vẫn đưa sách để học và những gì không hiểu lại tự liên hệ các thầy cô để học. Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng Tuyết vẫn hòa đồng với bạn bè, giúp đỡ các bạn học yếu. Hiện nhà trường đang đề xuất để em được hưởng một học bổng trị giá hơn 10 triệu đồng từ một vị giáo sư...".
Đứng trước kì thi THPT 2018 này H' Tuyết không hề nao núng bởi em luôn là học sinh được chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Với những kiến thức mình đã tích lũy trong 12 năm thì Tuyết muốn thi vào trường ĐH Khoa học xã hội- nhân văn, chuyên ngành Báo chí.
Dù mẹ muốn Tuyết học ngành Y, nhưng em vẫn cố gắng thuyết phục mẹ được làm một cô phóng viên để được đi khắp buôn làng, chuyển tải những điều mới mẻ, tuyên truyền chống lại những hủ tục lạc hậu của bà con.
Nhưng con đường phía trước rất dài, khi Tuyết ra đời với đôi bàn tay gầy và một hoài bão lớn lao. Em đã lo nếu mình có đậu đại học thì những chi phí ban đầu ăn ở liệu mẹ có kham nổi hay lại đặt lên đôi vai gầy của mẹ một nỗi lo, gánh nặng. Nhưng được sự động viên của bạn bè, Tuyết vẫn gạt đi nỗi lo bước vào phòng thi với hy vọng mãnh liệt và kết quả thi sẽ là một món quà tặng mẹ.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Chọn trường và tự tin khởi nghiệp với mô hình Đại học - Doanh nghiệp Khởi nghiệp là câu chuyện mơ ước của hầu hết bạn trẻ - dù đã tốt nghiệp, đang là sinh viên, thậm chí là ngay trước ngưỡng cửa chọn trường đại học. Thời sinh viên là giai đoạn phù hợp nhất để khởi nghiệp và nhiệm vụ của một trường Đại học hiện đại không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn...