Nữ Sinh bán tóc lấy tiền đóng học phí
Bước vào năm học mới, không có tiền đóng học phí nên nữ sinh Võ Nguyễn Hoàng Chi (15 tuổi, trú tổ 28, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) ngậm ngùi bán mái tóc mà mình nuôi dưỡng suốt nhiều năm trời để lấy 500.000 đồng nộp học phí.
Căn nhà rộng khoảng 50m2 của bà Nguyễn Thị Huệ (50 tuổi, mẹ ruột của Chi) trống huơ trống hoác trong một con hẻm nhỏ chẳng có gì đáng giá. Bà Huệ tâm sự quê bà ở vùng Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) nhưng vì nghèo khó đeo đuổi nên bà vào Đà Nẵng mong kiếm một con đường xán lạn hơn.
Rồi bà gặp ông Võ Hoàng Đạt (trú Đà Nẵng) làm nghề xe ôm và nên duyên vợ chồng. Nhưng rồi ông Đạt bị rơi vào vòng lao lý, để bà Huệ phải còm cõi làm thợ đụng khắp nơi từ lau chùi nhà cửa, bưng bê, rửa chén bát lấy tiền nuôi hai con thơ dại.
Chi luôn mong mỏi sẽ được đến trường cùng bạn bè và đã bán mái tóc dài của mình để lấy tiền đóng học phí – Ảnh: Ngọc Nga
Nhìn mái tóc cụt lủn trên đầu đứa con gái ngày mai khai giảng khiến bà Huệ đau thắt lòng. Chi tâm sự nhà nghèo khó, cha đi tù nhưng hai con lúc nào cũng chăm ngoan. Kỳ thi lên lớp 10 năm học 2012-2013, Chi đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền nhưng không đậu nên xét tuyển vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê (Đà Nẵng).
Cô nữ sinh luôn tâm niệm: “Cố gắng học thật giỏi dù là bổ túc cũng được”. Cho đến ngày Chi làm thủ tục đăng ký nhập học, các thầy ở Trung tâm giáo dục thường xuyên nhận hồ sơ và thông báo phải nộp trước bốn tháng học phí. Nghe tới đây, cô nữ sinh như đứng không vững vì số tiền quá lớn với ba mẹ con, tương đương tiền công của cả chục ngày làm việc quần quật của mẹ. Cô bé lẳng lặng suy nghĩ và quyết định bán mái tóc dài đen nhánh nữ sinh của mình lấy 500.000 đồng.
“Em nộp học phí hết 325.000 đồng, còn lại mua sách vở cho năm học mới và mua gạo cho mẹ hết 25.000 đồng” – cô bé hồn nhiên nói.
Video đang HOT
Nhưng sau khi cắt đi mái tóc đen dài của mình, Chi luôn ủ rũ: “Từ độ em bán tóc về chẳng ngủ được. Cứ quen đưa tay vuốt lên tóc lại thấy trống trải rồi khóc”. Bà Huệ cũng chỉ biết ôm con vào lòng rồi òa khóc…
Ông Phan Văn Thái – chủ tịch UBND phường An Khê – xác nhận việc Chi bán tóc để có tiền nộp học phí. Ông Thái cho biết thêm do gia đình bà Huệ mới chuyển hộ khẩu về địa phương nên không có trong danh sách hộ nghèo. Ngay sau khi biết chuyện, UBND phường quyết định hỗ trợ gia đình bà Huệ 500.000 đồng, hai thùng mì gói…
UBND phường sẽ đề nghị trường học nơi chị em Chi học có chính sách hỗ trợ các em để tiếp tục được đến trường.
Theo tuổi trẻ
TP.HCM: Quá nhiều sai phạm ở TTGD TX
Cách chức cấp dưới không lý do, tự ý sửa điểm học sinh, sử dụng quỹ Hội cha mẹ học sinh để quà cáp... là một số trong nhiều việc làm sai của ông giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình, TP.HCM vừa mới được phơi bày.
Nóng bỏng bãi xe
Trong nhiều nội dung khiếu nại, tố cáo của giáo viên (GV) thì giá thầu bãi xe là "nóng" hơn cả. Theo hợp đồng (HĐ) thầu bãi giữ xe số 18/HĐ ngày 28/10/2007 thì giá thầu bãi xe tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT GDTX) Q.Tân Bình trong thời hạn một năm là 58.600.000đ.
HĐ có giá trị từ 1/11/2007 đến 31/10/2008. Nhưng kể từ đó đến nay, bản HĐ trên vẫn tiếp tục được duy trì bằng hai lần gia hạn, trong đó lần gia hạn thứ hai (ngày 5/11/2009) có giá trị ba năm (đến hết tháng 10/2012 hết hạn) nhưng giá thầu thì vẫn... ổn định! Vì cho rằng giá thầu quá thấp, thời hạn thầu kéo dài, dẫn đến thiệt hại cho tập thể GV, cán bộ công nhân viên của TT nên nhiều GV đã lên tiếng không ít lần trong các kỳ đại hội công nhân viên chức, đại hội công đoàn.
Đến tháng 6/2011, vấn đề càng thêm "nóng" khi giá giữ xe tăng gấp đôi (từ 500đ lên 1.000đ/xe đạp và từ 1.000đ - 2.000đ/xe máy) trong khi giá thầu vẫn như cũ. Tình hình buộc TT GDTX Q.Tân Bình và chủ thầu phải thương lượng lại giá cả.
Thầy và trò trong giờ học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình
Cô Nguyễn Thị Minh Châu - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn lúc đó - kể: "Buổi làm việc có cô Đoàn Thị Nga (Phó Giám đốc), cô Huỳnh Thị Kim Nên (Chủ tịch Công đoàn), tôi và một số người khác. Vì giá giữ xe đã tăng gấp đôi, nên chúng tôi dự định sẽ yêu cầu tăng giá thầu lên tương ứng, tức khoảng gần 120 triệu đồng/năm.
Sau khi bàn bạc, đôi bên thống nhất phương án "sẽ chờ đến đầu năm học để đếm xe, xác định lại giá thầu" cho sát với thực tế. Nhưng Giám đốc TT GDTX Q.Tân Bình Phan Minh Khoa đã xuất hiện và yêu cầu phải họp và giải quyết ngay trong ngày. Ông Khoa gợi ý chủ thầu "ra giá". Chủ thầu nói "chỉ có thể tăng được vài trăm ngàn", thế là giá thầu được gút lại 70.000.000đ/năm". Tuy nhiên, làm việc với PV vào chiều 22/8, ông Phan Minh Khoa đã không thừa nhận sự việc này.
Thăm dò giá thầu bãi xe tại các đơn vị khác, chúng tôi bất ngờ khi thấy giá thầu bãi giữ xe của TT GDTX Q.Tân Bình rẻ đến mức không thể tưởng. Điển hình: TT GDTX Chu Văn An (Q.10) có 2.000 HS nhưng giá thầu bãi xe ở đây là 25 triệu đồng/tháng (tính cả tháng Tết và hè) từ ba năm nay, cao hơn 4,2 lần so với TT GDTX Q.Tân Bình.
Điều khiến GV tại TT GDTX Q.Tân Bình thắc mắc là tại sao ông giám đốc không đứng về phía GV mà lại đứng về phía chủ thầu? Có vấn đề gì đằng sau chuyện giá thầu bãi xe?
Tùy tiện và thiếu minh bạch
Có thể kể thêm rất nhiều sai phạm của ông giám đốc TT GDTX Q.Tân Bình. Vào ngày 3/9/2011, ông Phan Minh Khoa đã tùy tiện ra quyết định cách chức Tổ trưởng tổ chuyên môn của cô Hoàng Thị Kim Anh mà không trao đổi với cô, cũng không lấy ý kiến tổ chuyên môn. Điều đáng nói là khi ra quyết định, ông Khoa đã không trao cho đương sự mà đem dán ở phòng GV.
Sau khi nhận đơn khiếu nại của cô Kim Anh, Sở GD-ĐT tiến hành kiểm tra và kết luận: ông Khoa đã "thiếu công khai, minh bạch trong quản lý việc không giao quyết định cho cô Kim Anh mà cho dán trong phòng GV là hành vi sai trái, biểu hiện tâm lý thiếu tôn trọng và xúc phạm GV, làm ảnh hưởng tinh thần, danh dự của cô Kim Anh". Đồng thời Giám đốc Sở GD-ĐT đã quyết định hủy bỏ việc cách chức cô Kim Anh của ông Phan Minh Khoa.
Trước đó, vào năm 2010, ông Phan Minh Khoa đã tự ý sửa điểm cho một HS nhằm giúp HS này được lên lớp thẳng mà không phải thi lại. Việc làm này cũng được Thanh tra Sở GD-ĐT kết luận là: "Không chấp hành quy định về đánh giá, xếp loại HS".
Chưa hết, TT GDTX Q.Tân Bình "lưu dụng" ông Đ.Đ.T. làm Chủ tịch Hội cha mẹ học sinh suốt bảy năm liền. Ông Phan Minh Khoa lý giải việc này là do không có ai muốn vào Ban chấp hành hội, ông T. nhiệt tình. Còn ông T. thừa nhận chỉ có hai con học tại TT ba năm, sau đó là cháu. Tuy nhiên, việc hai ông đã thống nhất chi 35 triệu đồng từ quỹ Hội cha mẹ học sinh để lo "quà cáp" thì chẳng có gì biện minh nổi!
Còn nhiều thiếu sót và sai phạm tại TT GDTX Q.Tân Bình. Mới nhất là trong kỳ thi lại vào tháng 6/2012 vừa qua, đề thi môn sinh khối 8 đã có câu không phù hợp khi yêu cầu HS "mô tả bộ phận sinh dục nam", còn đề thi HS khối 11 có nhiều câu nằm ở phần giảm tải và phần giới hạn của GV.
Điều này đã làm HS hoang mang, còn tổ bộ môn cũng hết sức khó khăn khi chấm bài. Nguyên nhân của sự cố này là do ông Khoa đã giao việc ra đề thi cho một cán bộ... giáo vụ (không có chuyên môn) và cứ thế anh này chỉ việc lấy đề trong ngân hàng đề cho HS thi. Về việc này, Tổ trưởng tổ Sinh là cô Kim Anh khẳng định: "Vì cho rằng môn sinh thi trắc nghiệm, có thể sử dụng đề trong ngân hàng đề thi, nên từ mấy năm nay, Ban Giám đốc TT không yêu cầu tổ Sinh ra đề thi lại. Vì chương trình có những thay đổi, mà họ lại không đưa đề cho tổ bộ môn thông qua nên đã dẫn đến sự cố".
Cũng trong kỳ thi lại này, dư luận tại trường còn đặt nghi vấn không biết có "bùa chú" gì mà đã xuất hiện hiện tượng: một HS rất yếu môn hóa, có điểm thi dưới 3,5, nhưng chỉ sau một tuần, thi lại đạt 9,75 điểm (!?).
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã yêu cầu: Ông Phan Minh Khoa - Giám đốc TT GDTX Q.Tân Bình phải nghiêm túc kiểm điểm hành vi tùy tiện, thiếu minh bạch trong công tác quản lý gây bức xúc cho GV. Ngoài ra, TT GDTX Q.Tân Bình cũng phải tổ chức kiểm điểm những sai phạm của ông Khoa trong công tác quản lý.
Theo phụ nữ
Bộ GD-ĐT "giết" hệ tại chức! Bộ GD-ĐT chứ không ai khác, vì trong một thời gian rất lâu đã buông lỏng quản lý hệ đào tạo này, để các trường ĐH tuyển sinh hệ tại chức không giới hạn. Trước quyết định "nói không" với cử nhân hệ tại chức của Đà Nẵng và Quảng Nam, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng việc...