Nữ sinh 9X giỏi Văn, đam mê viết truyện
Là HS giỏi toàn diện suốt 12 năm học, đoạt giải Nhì và giải Nhất HS giỏi Văn TP Đà Nẵng năm lớp 10 và lớp 11, giải Nhì HS giỏi Văn quốc gia năm lớp 12, cô học trò Phạm Nguyễn Ca Dao (SN 1994) có sở thích rất thú vị là… viết truyện.
Phạm Nguyễn Ca Dao hiện là học sinh lớp 12C1 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
Bốn năm liền tham gia Trại sáng tác Văn học dành cho thiếu nhi do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP Đà Nẵng phối hợp với Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng tổ chức, Ca Dao đều có giải, trong đó 2 năm đạt giải Nhất. Cô bạn có 2 tác phẩm được in trong tập “Giao hưởng và đốm lửa” của Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng năm 2010. Là một trong 2 đại diện của Đà Nẵng tham dự Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII… Cô học trò viết văn thế hệ 9X có cái tên đầy chất văn chương Phạm Nguyễn Ca Dao bắt đầu được dư luận chú ý bởi những tác phẩm của mình.
Viết để chia sẻ
Bố là giáo viên dạy văn nên từ nhỏ Ca Dao đã được bố hướng theo nghiệp văn chương. Ca Dao sớm được tiếp xúc và đọc rất nhiều sách văn, truyện ngắn, tiểu thuyết. Từ đọc nhiều trở thành niềm đam mê và có nhu cầu muốn viết.
Lúc đầu chỉ là những bài tập viết văn trong nhà trường rồi dần dần em phát triển thành những truyện ngắn.
Cô học trò học giỏi, đam mê viết truyện Phạm Nguyễn Ca Dao.
“Khi thấy các hiện tượng trong cuộc sống em muốn chia sẻ với mọi người nhưng nếu chỉ nói thôi thì không diễn tả được hết vì thế em đã chọn cách viết”, Ca Dao cho biết.
Tài năng thực sự của Ca Dao được bộc lộ khi em tham gia Trại sáng tác Văn học dành cho thiếu nhi do Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Đà Nẵng phối hợp với Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng tổ chức.
Video đang HOT
Ca Dao tham gia trong 4 năm liền (từ năm 2007 đến 2010) và đều có giải. Lớp 7, Ca Dao đạt giải Ba với tác phẩm truyện ” Những cơn Mưa” lớp 8 đạt giải Nhất với tác phẩm “Tiếng Rừng” và “Ván chọi gà định mệnh” lớp 9 đoạt giải Nhất với tác phẩm ” Lỗ hổng”. Trong đó, hai tác phẩm đạt giải Nhất của Ca Dao được in trong tập “Giao hưởng và đốm lửa” của Hội Nhà Văn TP Đà Nẵng năm 2010.
Ngoài ra, nhiều tác phẩm của Ca Dao đã được đăng báo, tạp chí. Và cô học trò 9X này là một trong hai đại diện của Đà Nẵng tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII.
Chủ tịch Hội Nhà Văn Thành phố Đà Nẵng Nguyễn Nho Khiêm cũng đã từng nhận xét: “Trong gần 5 năm tổ chức trại sáng tác gần đây, Phạm Nguyễn Ca Dao là một trường hợp hiếm gặp. Em đã khẳng định bút lực của mình từ rất sớm với những trang văn đầy ấn tượng”.
Bên cạnh những thành công trong sáng tác văn chương, Phạm Nguyễn Ca Dao còn có thành tích học tập đáng nể: Là HS giỏi toàn diện suốt 12 năm học, riêng đối với môn Văn tổng kết luôn ở mức xấp xỉ 9 phẩy. Ca Dao đạt giải thưởng “Niềm hy vọng” dành cho các tài năng trẻ năm lớp 9, giải Nhì HS giỏi Văn TP Đà Nẵng năm lớp 10, giải Nhất HS giỏi Văn TP Đà Nẵng năm lớp 11, giải nhì HS giỏi quốc gia môn Văn năm lớp 12.
Bật mí về những tác phẩm của mình, Ca Dao cho biết, em thường sáng tác vào những lúc đêm khuya, yên tĩnh, khi đó cũng là thời điểm em đã hoàn thành mọi bài vở trên lớp.
Tất cả những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống cảm nhận được em đều ghi chép lại rồi qua thời gian viết lên thành chuyện để cùng chia sẻ với mọi người.
” Văn chương đến với em chỉ đơn giản như sự trải lòng trong những phút thảnh thơi, viết để tập cho mình thói quen quan sát, nhìn nhận, suy ngẫm từ những điều nhỏ nhất của cuộc sống quang mình”, Ca Dao chia sẻ.
Muốn được là chính mình
Ca Dao cho biết em rất sợ sự so sánh, không bao giờ so sánh mình với một ai khác, không gò mình vào một thần tượng nào đó ép mình phải theo. Em muốn ngôn ngữ và cách thể hiện trong tác phẩm của mình phải của riêng em, dù có được mọi người chấp nhận hay không em vẫn muốn được là chính mình.
Và cô học trò đã khẳng định được sở trường của mình ở thể loại truyện ngắn thiên về những cuộc sống đời thường, những cảm nhận của một cô bé với thế giới mà hàng ngày em vẫn đang sống, trải nghiệm.
Ngoài giờ học trên lớp, Ca Dao thường đi thư viện – Café sách để đọc sách.
“Truyện ngắn của Phạm Nguyễn Ca Dao là những phát hiện có tính đột phá của một người biết quan sát, biết vận dụng vốn ngôn ngữ đời thường để thể hiện trong tác phẩm”, nhận định của Hội Nhà Văn Thành phố Đà Nẵng về Ca Dao
Chia sẻ kinh nghiệm để học môn Văn sao cho tốt và đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp sắp tới, Ca Dao cho biết: Để có kết quả thi môn Văn tốt, các bạn đừng coi đây là môn học thuộc, rập khuôn một cách máy móc mà đơn giản chỉ là sự cảm nhận của chính các bạn đưa vào trong bài thi. Hãy cảm thụ tác phẩm mình cần phân tích một cách sâu sắc nhất thì dù đề có ra ở dạng nào các bạn đều giải quyết tốt nhất.
Ca Dao cho biết, trong kỳ thi đại học sắp tới, em sẽ xét tuyển vào ĐH KHXHNV TPHCM khoa Báo chí truyền hình.
Đỗ Luyến – Khánh Hồng
Theo dân trí
Gặp gỡ thú vị với "chàng trai Bạc" Olympic Vật lý châu Á 2012
Là chủ nhân của một loạt giải thưởng, huy chương ở bộ môn Vật lý, cậu bạn Trần Tấn Hoàng Bảo (HS lớp 12 A3, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) vừa giành tấm Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á năm 2012.
Trần Tấn Hoàng Bảo - HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng vừa đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý 13 ở Ấn Độ
Tấm Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á là một thành tích đẹp tiếp theo trong bảng thành tích đáng khâm phục của Trần Tấn Hoàng Bảo: 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện. Riêng năm lớp 12, tổng kết trung bình môn đạt 9,1 điểm. Chủ nhân của một loạt giải thưởng, huy chương ở bộ môn Vật lý.
Cuộc chuyện trò với Bảo thú vị hơn với những kỷ niệm vui trong những ngày sang Ấn Độ dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 13. Bảo hài hước: "10 ngày ở Ấn, tụi em đứa nào cũng nhớ quê nhà từng bữa với mì tôm và nước mắm. Sang nước bạn, dự liệu trước việc có thể khó ăn các món ở Ấn do không hợp khẩu vị, tụi em đứa nào cũng "thủ" mì tôm. Mấy bát mì tôm tụm quanh một bát nước mắm, vừa ăn vừa nhớ quê nhà da diết. Rồi thì không đủ đũa, mà "lùng" siêu thị gần chỗ ở để mua đồ cũng không có. Vậy là ăn mì tôm với một chiếc đũa duy nhất. Người phục vụ phòng không biết vì sao mà tụi em cứ gọi nước sôi liên tục. Sau mới biết té ra là tụi em gọi nước sôi nhiều để chế mì tôm".
Bảo và gia đình trong ngày trở về Đà Nẵng.
Tự nhận mình là người "thích đủ thứ" vì "cứ học miết mà không biết tới cái chi thì cũng... dễ bị điên lắm chị à". Vài sở thích Bảo kể ra như đọc sách, nghe nhạc, chơi bóng đá ở trường với các bạn... Qua buổi nói chuyện cũng thấy em đọc nhiều sách trong các minh họa cho câu chuyện của mình. Bảo nói: "Sách chi em cũng đọc chứ không kén. Vì thật ra sách nào cũng có cái hay. Sẽ rất tốt nếu mình giống như cái máy lọc nước biết "gạn đục khơi trong" khi đọc sách". Có lẽ vậy mà "anh chàng chuyên lý lại sở hữu khá nhiều bài văn đạt điểm cao". Mẹ Bảo bật mí nhưng Bảo lại xin phép đừng công bố khi chúng tôi ngỏ ý chụp hình lại bài văn nói về sự giản dị và khiêm tốn đạt điểm 9 của Bảo với lời phê "bài viết khá sâu sắc...".
"Thích đủ thứ" như vậy, bí quyết học tốt của Bảo là tập trung. Một ngày, Bảo chỉ dành 2- 3 tiếng tự học ở nhà, không nhiều lắm, nhưng đó là những giờ tự học chất lượng. Và dù "thích đủ thứ" nhưng "thứ nào em cũng thích sơ sơ", chỉ có Vật lý là niềm đam mê mà Bảo coi như là "duyên nợ".
Hôm trở về Đà Nẵng từ Ấn Độ sau khi dự cuộc thi Olympic Vật lý châu Á, Bảo đã lên nhà thầy Việt thắp một nén nhang. Thầy vừa mất cách đây không lâu và là người thầy đầu tiên đã gieo tình yêu dành cho môn Vật lý ở cậu học trò vừa đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á. Bảo nói: "Em may mắn được học nhiều thầy giáo giỏi và tận tâm. Ngoài thầy Việt, em còn được học thầy Phúc, thầy Thủy... Gặp vấn đề khó trong khi học thì em hỏi thầy. Hoặc trao đổi với các đàn anh trong trường qua mạng và với bạn bè ở lớp. Càng học, em càng tìm thấy nhiều điều hay trong Vật lý".
Hiện chưa biết là sẽ theo học trường nào, nhưng định hướng lâu dài của Bảo là theo ngành Vật lý cơ bản. Cậu học trò chuyên Lý chia sẻ: "Dù có đạt Huy chương hay không thì em cũng đã định sẵn như vậy rồi. Thành tích đạt được tới đâu thì vui tới đấy. Em không bao giờ đặt ra mục tiêu mình phải đạt được Huy chương này ở kỳ thi này, đạt giải thưởng kia ở kỳ thi kia. Bởi thành tích cũng giống như "núi này cao còn có núi khác cao hơn". Em đoạt Huy chương Bạc thì có bạn đoạt Huy chương Vàng. Còn có bạn giỏi hơn em là đoạt Huy chương Bạc nhưng bạn ấy mới học lớp 11. Em chỉ tâm niệm học và theo Vật lý như là một "duyên nợ" mà em phải theo đuổi tới cùng trong khả năng của bản thân".
Khánh Hiền
Theo dân trí
Cô học trò lớp 2 và gần 100 trang giấy viết tay về Bác Hồ "Cháu tham gia cuộc thi này vì muốn hiểu biết nhiều hơn về Bác Hồ kính yêu, cháu cũng không nghĩ mình sẽ đạt giải nên khi nhận được kết quả đạt giải Ba, cháu rất vui và bất ngờ. Cháu luôn ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng". Đó chính là em Lê Thiên Dung (7 tuổi), học...