Nữ sinh 15 tuổi ứng tuyển vị trí quản lý khu học chính
‘Chúng ta hiện có nhiều việc phải làm trước khi mọi thứ là bình đẳng, và tôi muốn rút ngắn thời gian đó càng sớm càng tốt’, India Unwin cho biết.
ảnh minh họa
Hội đồng quản lý các trường học ở thành phố Seattle vừa qua đăng tuyển vị trí giám sát mới cho khu học chính lớn nhất bang Washington, Mỹ. Thông báo tuyển không liệt kê bất kỳ đòi hỏi chính thức nào, song khuyến khích “các ứng viên phi truyền thống” ứng tuyển, dù họ không có xuất thân phù hợp cho vị trí này.
Và điều đó đã thu hút được sự chú ý của ít nhất một ứng viên “không chính thống”: India Unwin, nữ sinh 15 tuổi đến từ Trường trung học Franklin. Cô bé đã chính thức nộp đơn ứng tuyển.
Được biết hội đồng vừa qua đã họp kín để xem xét 63 ứng viên, nhưng vẫn giữ bí mật về thân thế và bằng cấp của họ cho tới thời điểm tiết lộ 2-3 ứng viên lọt vào vòng xét tuyển cuối cùng vào cuối tháng 3 này.
India không chắc hội đồng có nghiêm túc xem xét cô cho vị trí “quá lớn” này không. “Tôi sẽ là ứng viên hàng đầu nếu tuổi tôi gấp đôi bây giờ”, cô bé tự tin nói.
Tuy nhiên, cô nhấn mạnh đến kinh nghiệm “đang là học sinh” để làm nổi bật hồ sơ của mình. Đồng thời cô cũng cho biết mình thông thạo tiếng Quan Thoại và đã tạo ra được một chương trình dạy lập trình cho các nữ sinh sau giờ học tại Trường tiểu học Nam Seattle.
Video đang HOT
“Tôi sẽ mang đến nhiều quan điểm phong phú mà các ứng viên khác có thể không có. Tôi có thể cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề liên quan tới công bằng và bình đẳng trong khu học chính này”, cô bé viết trong một email.
India nói khi được đảm nhiệm vị trí này, ưu tiên của cô là thu hẹp khoảng cách đã tồn tại lâu nay và đang ngày càng nới rộng ở những ngôi trường tại Seattle. Là một học sinh, cô cho biết mình thấy có nhiều học sinh không được hưởng quyền lợi đầy đủ tại những ngôi trường ở South Side.
“Chúng ta hiện có nhiều việc phải làm trước khi mọi thứ là bình đẳng, và tôi muốn rút ngắn thời gian đó càng sớm càng tốt”, cô bé cho biết.
Ngay cả nếu không được giao công việc này, India vẫn cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch nhằm mang lại sự thay đổi trong các trường học ở Seattle.
“Tôi đang cố gắng tiếp cận những người mà có thể thật sự tạo ra một sự thay đổi và sửa chữa các vấn đề này, như hội đồng quản lý trường học. Tôi muốn làm việc với họ và hỗ trợ họ trong việc làm cho khu học chính của chúng ta càng công bằng và bình đẳng càng tốt”, cô bé nói.
Dù không rõ hội đồng quản lý trường học có sẽ xem xét trường hợp của India nghiêm túc hay không, nhưng những người ủng hộ từng viết thư giới thiệu cô bé cho vị trí này chắc chắn xem cô là một ứng viên xứng đáng.
“Tầm nhìn có một không hai của cô mang lại cho cô lợi thế trong việc biết được những hạn chế và vấn đề mà ảnh hưởng đến các trường học ở Seattle. So với những người đến từ các bang hoặc thành phố khác, cô bé có gắn bó mật thiết với cộng đồng và trường học của chúng ta hơn nhiều”, một người ủng hộ cô viết.
Một người khác thì khen India có khả năng… trông trẻ. “Duy trì hòa bình giữa những đứa trẻ đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và kiên trì, và India làm điều này rất thành công”, người này viết.
Theo TTO
Cần dạy học sinh cách vượt qua biến cố tinh thần
Liên quan đến sự việc nữ sinh ở Nghệ An tự vẫn, đến nay vẫn chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, sự việc này cũng là lời cảnh báo cho nhà trường, gia đình về giáo dục kỹ năng sống, quan tâm đến đời sống tâm lý học sinh. TS. Dương Thị Thanh Thanh, Trưởng Bộ môn Tâm lí học, Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh cũng đã có những trao đổi xung quanh sự việc này.
TS. Dương Thị Thanh Thanh, Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Đại học Vinh
Theo TS. Dương Thị Thanh Thanh, cho đến hiện tại, vẫn chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nên chúng ta chưa thể khẳng định được nguyên nhân cái chết của em nữ sinh có phải là do bị tung clip hình ảnh nhạy cảm trên mạng hay không.
Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng Internet và mạng xã hội là phổ biến. Không thể phủ nhận ngoài những lợi ích của Facebook, của Internet thì nó cũng có những mặt trái, tác động tiêu cực khôn lường.
Và sự việc em nữ sinh bị bị tung clip hình ảnh nhạy cảm trên mạng với những bình luận thiếu thiện ý khó có thể cho rằng không ảnh hưởng tiêu cực tới em. Đặc biệt là khi em đang ở lứa tuổi đang có sự biến đổi lớn về chất trong toàn bộ nhân cách, lứa tuổi đặc biệt nhạy cảm trước những tác động của dư luận xã hội.
Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng có rất nhiều trường hợp trẻ gặp sự cố trong trường học, trong các mối quan hệ... nhưng người lớn không hề hay biết. Trẻ thường không muốn nói ra cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết vì cảm thấy xấu hổ. Thậm chí nhiều trẻ em còn cho rằng người lớn không thể nào có thể giải quyết được những vấn đề rắc rối mà các em đang gặp phải.
Bởi vậy cha mẹ quan tâm, gần gũi, biết lắng nghe và nói chuyện thân tình với con. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được thông cảm, được tôn trọng. Từ đó, các em cảm thấy tin tưởng được vào khả năng có thể giải quyết các vấn đề rắc rối, để sẵn lòng , nhờ đó cha mẹ có thể kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ con, phòng tránh được những sự cố đáng tiếc mang tính nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nhà trường cần tăng cường giáo dục giúp học sinh nhận thức được tính hai mặt của các trang mạng xã hội, nhất là Facebook, giúp các em có những định hướng đúng về thế giới ảo, giúp trẻ hình thành các kỹ năng ứng phó với các tình huống trên Fb, đặc biệt giúp các em có thêm kinh nghiệm, bản lĩnh xử lý tình huống khi bị tung tin với mục đích xấu, hay vô tình bị rơi vào cái bẫy của những kẻ câu like.
Ngày nay đã có nhiều sách báo khoa học hướng dẫn các biện pháp quản lí, kiềm chế, điều khiển, điều chỉnh, giải tỏa trạng thái căng thẳng của cảm xúc, đó là những tài liệu các em học sinh nên tìm đọc.
"Không bao giờ nên coi là quá muộn để học cách kiểm soát cảm xúc, và học cách kiểm soát cảm xúc cũng chính là một trong những phương thức giúp trẻ sớm vượt qua những khó khăn, những biến cố, những nỗi đau về tinh thần có thể xảy ra trong cuộc sống", TS. Dương Thị Thanh Thanh khẳng định.
Về sự việc em nữ sinh H.T.L. gia đình không yêu cầu khám nghiệm pháp y nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, trang tin Songlamplus.vn - đã đăng tải nội dung clip ghi lại cảnh tình cảm của em L. đang được cơ quan chức năng tại Nghệ An kiểm tra, xác minh và đề nghị xử lý.
Về phía trường THPT Nguyễn Đức Mậu cũng đã động viên, thăm hỏi gia đình em L. Đồng thời ổn định tâm lý học sinh, giáo viên, để tiếp tục dạy và học. Không để sự việc kéo dài, gây thêm nỗi đau, chấn động đến tinh thần, đặc biệt là những em học sinh cùng lớp với L.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hai nữ sinh vẽ truyện tranh về trận Gạc Ma 32 trang truyện tranh nói về trận Gạc Ma 30 năm trước được hai nữ sinh ở Quảng Trị hoàn thành trong 5 tháng. Nguyễn Diệu Huyền và Mai Ngọc Như tại cuộc thi khoa học cấp quốc gia ở Nghệ An. Nguyễn Diệu Huyền và Mai Ngọc Như, học sinh THCS Nguyễn Trãi (thành phố Đông Hà, Quảng Trị) vốn đam mê...