Nữ PGS trẻ tuổi nhất VN 2020: Giảng viên tuổi hổ đam mê bất tận về rừng
Được công nhận Phó giáo sư (PGS) năm 2020 khi mới chỉ 34 tuổi, cô giảng viên tuổi hổ đã gặt hái được rất nhiều thành công chính bởi niềm đam với những cánh rừng.
Nữ PGS trẻ tuổi nhất VN 2020: Giảng viên tuổi hổ đam mê bất tận về rừng
Có hơn 100 bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước
Trong số những nhà giáo vừa được Hội đồng giáo sư nhà nước quyết định công nhận chức danh PGS vừa qua, có TS. Lê Thị Hương (SN 1986, giảng dạy tại Trường Đại học Vinh, tỉnh Nghệ An). Cô là 1 trong 2 PGS trẻ nhất cả nước được công nhận năm nay (cùng với PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hà – giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội).
Đồng thời cô Hương là một trong những nữ PGS.TS ngành Sinh học trẻ nhất nước. Cô gái tuổi hổ đã gặt hái được rất nhiều thành công từ chính niềm đam mê với những cánh rừng.
Hai nữ tân PGS Trường ĐH Vinh là TS Lê Thị Hương (bìa trái) và TS Nguyễn Thị Phượng (bìa phải).
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Triệu Sơn vùng đất nghèo của tỉnh Thanh Hóa, với niềm đam mê được khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên xung quanh mình và được chia sẻ kiến thức, Lê Thị Hương đã lựa chọn vào học sư phạm tại Đại học Vinh, một trong những cái nôi đào tạo chất lượng về sư phạm.
Ngay những năm học đầu tiên tại khoa Sinh, cô sinh viên Lê Thị Hương đã thể hiện niềm đam mê với cây cỏ, em đã “xin” theo các anh chị học viên cao học, và thầy giáo hướng dẫn để cùng được thực hiện các công việc nghiên cứu về phân loại thực vật.
Chia sẻ với PV Dân trí, nữ tân PGS Lê Thị Hương nói: “Trong những năm qua tôi tập trung nghiên cứu nhiều hơn ở Khu BTTN Pù Hoạt, thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An…”.
Thành quả của niềm đam mê ấy là 1 công trình nghiên cứu đầu tiên đã được đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nhóm nghiên cứu khi em mới chỉ là sinh viên năm thứ 2.
Với thành tích xuất sắc của mình sau khi tốt nghiệp, Lê Thị Hương được giữ lại làm giảng viên của Trường Đại học Vinh. Đến nay, nữ PGS đã có hơn 100 đề tài, bài báo được công bố, trong đó có 70 bài báo quốc tế và 30 bài báo được đăng trên tạp chí quốc gia.
Hương (đội mũ tai bèo) trong một chuyến băng rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, xã Bát Mọt, tỉnh Thanh Hóa.
Một trong những đề tài mà nữ PGS tuổi hổ tâm đắc nhất là việc công bố một loài Gừng mới ở vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh vào năm 2019. Bởi Gừng là đối tượng nghiên cứu chuyên sâu của nữ PGS trẻ trong thời gian qua.
“Để có thể công bố một loài thực vật mới là cả một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu. Người nghiên cứu phải đi rất nhiều lần vào các thời điểm khác nhau để biết được đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của loài thực vật.
Đặc biệt, là phải nghiên cứu được đặc điểm về cấu tạo của hoa (đặc điểm của cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa) và quả. Đây là những bộ phận của thực vật ít bị thay đổi theo điều kiện sống của môi trường.
Do đó, tôi cũng không nhớ mình và đồng nghiệp đã đi bao nhiêu lần để tìm hiểu, và cuối cùng đã có được thành quả mình mong muốn, loài Gừng mới đã được công bố và đặt tên tại VQG Vũ Quang “, Hương bộc bạch.
Lê Thị Hương vào tận sâu trong Vườn quốc giá Bến Én, tỉnh Thanh Hóa để khảo sát, nhổ một số loài được liệu để nghiên cứu đề tài khoa học.
Những lần xuyên rừng để tìm hiểu về các loài thực vật
Trong quá trình nghiên cứu của mình, nữ PGS tập trung vào hai hướng chính là sự đa dạng thực vật và tài nguyên thực vật.
Một trong những thuận lợi của cô là được sinh sống, học tập và làm việc tại trường Đại học Vinh, Nghệ An. Nơi với truyền thống ham học hỏi, luôn vươn lên trong cuộc sống, nơi có những người thầy, cô rất giỏi, tâm huyết, đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên trẻ được thực hiện công việc nghiên cứu.
Hơn thế nữa, Nghệ An là tỉnh thuộc Khu vực Bắc Trung bộ, nơi có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều Vườn quốc gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) như VQG Pù Mát, khu BTTN Pù Huống, Pù Hoạt, … đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để nữ Phó giáo sư tuổi “hổ” thỏa niềm đam mê nghiên cứu của mình.
Đã không biết bao nhiêu lần, Lê Thị Hương cùng các thành viên của nhóm nghiên cứu đã xuyên qua từng những cánh rừng để tìm hiểu về các loài thực vật đang “ẩn mình”.
“Trong những năm qua tôi tập trung nghiên cứu nhiều hơn ở Khu BTTN Pù Hoạt, thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An. Đây là Khu bảo tồn mới được thành lập năm 2013, với địa hình phức tạp, hiểm trở, điều kiện khí hậu, tự nhiên ở đây cũng rất phong phú nên hệ động thực vật cũng vô cùng phong phú và đa dạng và còn tiềm ẩn nhiều điều thú vị cần nghiên cứu. Do đó, tôi tin rằng sẽ có nhiều loài mới còn chưa được phát hiện trong khu vực này”, nữ Phó giáo sư hào hứng.
Những chuyến băng rừng sâu của nữ PGS Lê Thị Hương.
Mỗi loài thực vật đều mang trong mình một “bí ẩn” riêng, đặc biệt hoạt tính sinh học của các loài có ứng dụng rất cao trong thực tiễn và y học. Hàng trăm bài thuốc dân gian của các dân tộc ở vùng cao đã được sử dụng trong thực tiễn để điều trị các loại bệnh rất hiệu quả cũng có những “ẩn số” cần được giải đáp.
Nếu tìm hiểu được các cây thuốc, bài thuốc, thành phần của từng loại thực vật hoạt chất sinh học của nó trong bài thuốc sẽ có tính ứng dụng rất cao.
Đây cũng là một “hướng đi” mà nữ PGS hướng đến trong tương lai, nhưng chặng đường này sẽ gặp không ít “trở ngại” vì hầu hết những bài thuốc dân gian đều là những bài thuốc bí truyền trong các gia đình, dòng họ và họ sẽ rất ít, thậm chí không chia sẻ với người ngoài.
Luôn xem cái khó là động lực để vươn lên, hy vọng trong tương lai nữ Phó giáo sư tuổi hổ sẽ hoàn thành những dự định của mình, để những loài thực vật có thể phát huy hết tiềm năng phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của con người.
Tân nữ PGS luôn những “trăn trở” về xứ Nghệ
Trong đợt này, Trường Đại học Vinh có thêm một nữ Phó giáo sư được công nhận ở ngành Kinh tế đó là cô Nguyễn Thị Minh Phượng (SN 1978). Tâm sự với PV Dân trí, cô Phượng bảo, năm 2002, cô về công tác tại trường Đại học Vinh, đến nay cô đã có 43 công trình, bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế, chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
Tân nữ PGS luôn những “trăn trở” về xứ Nghệ
Một số đề tài nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp giải quyết những bất cập đối với nền kinh tế hiện tại như: Phát triển nghề trong lao động nông thôn tại Nghệ An; An sinh xã hội cho người lao động bị thu hồi đất khi đô thị hóa; An sinh xã hội cho người dân bị thu hồi đất xây dựng thủy điện…
Những chuyến đi, từng buổi trò chuyện với người dân, số liệu, kết quả khảo sát nữ giảng viên luôn khắc khoải nhiều trăn trở đối với người lao động.
“Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, với điều kiện giao thông thuận lợi, tài nguyên phong phú, đặc biệt là nguồn lao động trẻ năng động, chăm chỉ… tuy nhiên thời tiết lại vô cùng khắc nghiệt.
Vì thế Nghệ An cần tạo ra các sản phẩm thế mạnh, chuyên môn hóa, nâng cao lợi thế so sánh với các vùng miền. Đặc biệt, trong ngành du lịch cần có sự liên kết vùng miền để tăng tính liên kết trong chuỗi giá trị”, PGS Phượng thẳng thắn chia sẻ.
PV Dân trí trao đổi với nữ PGS Nguyễn Thị Minh Phượng.
Với hướng nghiên cứu chính là Kinh tế phát triển nữ Phó giáo sư luôn trăn trở làm sao để xứ Nghệ xứng đáng với lợi thế của mình trở thành một trong những tỉnh trọng điểm của nền kinh tế.
Đã ước mơ, sao không mơ lớn?
Thời điểm đó, mình đến với Trường Đại học Vinh như một cái duyên. Trong khi bạn bè mình ra Hà Nội học, mình lại chọn Trường Đại học Vinh để được gần bố mẹ.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin giới thiệu bài viết của cô giáo Nguyễn Vân Anh - Giảng viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh.
Bị bắt nạt tập thể khi còn nhỏ, mình đã từng rất tự ti về bản thân và mất phương hướng. Mình cứ luôn nghĩ rằng bản thân xấu xí, vô dụng. Nó như một "bóng ma tâm lý" cứ đeo bám lấy mình cho đến lúc trưởng thành, khiến mình bị ám ảnh và ngại tiếp xúc với mọi người.
Mãi cho đến khi lên cấp 3, đặc biệt là thời gian học đại học, mình mới có thể dần dần gỡ bỏ những mặc cảm để thể hiện bản thân, hoà nhập với thế giới xung quanh, vì bên mình luôn có gia đình, thầy cô tâm lý và những người bạn tuyệt vời.
Thời điểm đó, mình đến với Trường Đại học Vinh như một cái duyên. Trong khi bạn bè mình ra Hà Nội học, mình lại chọn Trường Đại học Vinh để được gần bố mẹ. Và mình chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh là nơi bồi dưỡng cho những ước mơ, là khởi đầu cho chuyến hành trình chinh phục tri thức của mình.
Từ những ngày đầu của thời sinh viên, mình đã được thầy cô dạy rằng "Sinh viên là tỷ phú thời gian". Vậy nên mình đã xác định trường đại học là môi trường để mình phát triển bản thân, rèn luyện và trưởng thành. Là sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh, mình luôn cố gắng lập kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý để có thể vừa chú tâm vào việc học để nâng cao trình độ chuyên môn vừa tham gia các hoạt động Đoàn - Hội của trường để rèn luyện các kỹ năng mềm. Mình từng là đội trưởng đội tình nguyện quốc tế tại Lào năm 2015. Năm học 2014-2015, mình vinh dự là sinh viên duy nhất của tỉnh Nghệ An đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương.
Tốt nghiệp năm 2016, mình được Trường Đại học Vinh giữ lại làm giảng viên tại Khoa Sư phạm Ngoại ngữ. Năm 2017, mình nhận học bổng và học thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ tiếng Anh và Ngôn ngữ ứng dụng học tại trường đại học Huddersfield, Vương quốc Anh. Giấc mơ Anh quốc ấp ủ từ khi còn là cô sinh viên đã thành hiện thực. Trước ngày mình lên đường, thầy cô - những người đã đồng hành cùng mình trong những năm tháng chuẩn bị hồ sơ có nói: "Chúc con bình an và thành công. Cố gắng học hỏi và trải nghiệm cuộc sống mới. Thầy tin con làm được". Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, đối với mình, vừa là nhà, vừa là cả thanh xuân.
Chuyến du học này là một trải nghiệm tuyệt vời. Mình được tiếp cận với một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới, được hoà mình trong môi trường học tập đa quốc gia. Điều khó khăn nhất khi đi du học là vượt qua bản thân mình, vượt qua được nỗi sợ trước những kỳ vọng, phải tự lập hoàn toàn.
Ở đây, sinh viên phải dành phần lớn thời gian để tự học, nghiên cứu tài liệu để đến lớp thảo luận các vấn đề liên quan với thầy cô và bạn học. Có những ngày mình vùi đầu trong thư viện để đọc sách, tra cứu thông tin để chuẩn bị cho các bài luận mỗi môn, mỗi bài yêu cầu tối thiểu 5000 từ, sau đó nộp bài qua một phần mềm kiểm tra bài luận chống đạo văn. Áp lực và căng thẳng là thế nhưng mình vẫn cảm thấy may mắn vì thầy cô đặc biệt thân thiện và quan tâm đến sinh viên của mình.
Năm 2018, mình có cơ hội được trình bày tại hội thảo về Ngôn ngữ học tại trường Huddersfield. Bên cạnh đó, mình còn trở thành course rep - đại diện khoá học phụ trách hỗ trợ các bạn sinh viên năm nhất của khoa. Mình cũng dành thời gian tự lên kế hoạch đi du lịch đến những thành phố của Vương quốc Anh và châu Âu để có thể trải nghiệm những nền văn hoá khác nhau.
Trở về nước năm 2019, hiện mình đang là Bí thư Liên chi đoàn Khoa Sư phạm Ngoại ngữ. Mình luôn mong muốn góp phần tạo nên một môi trường phát triển toàn diện, lành mạnh cho các bạn trẻ.
Năm 2017, trong một buổi hội thảo về Phương pháp dạy học ngoại ngữ, một giáo sư ở Đại học Oxford đã đặt ra câu hỏi: "Trong thế kỉ 21, tại sao chúng ta lại cần giáo viên trong khi chúng ta có Google?"
Quả thật, những chia sẻ này đã thức tỉnh mình rất nhiều về môi trường dạy, học và sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là ở Việt Nam. Tổ chức UNESCO cũng đã xác định 4 trụ cột giáo dục, bao gồm: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để khẳng định mình".
Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng ngoại ngữ ngày nay đang dần trở thành công cụ đắc lực trong nhu cầu giao tiếp và mục tiêu của mỗi cá nhân, chứ không chỉ đơn thuần là những con điểm trong các bài kiểm tra nữa. Thế giới đang thay đổi chóng mặt, và các bạn cần chuẩn bị hành trang cẩn thận để có thể bắt nhịp được những yêu cầu của xã hội.
Theo mình, các bạn sinh viên cần tập trung định hướng bản thân sớm nhất có thể, và luôn chủ động nắm bắt cơ hội. Bên cạnh việc lĩnh hội kiến thức và kỹ năng thực hành, các bạn cũng cần nghiêm túc trau dồi các năng lực thế kỉ 21 như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phản biện, năng lực tư duy sáng tạo.
Và quan trọng nhất, các bạn phải nhận ra được giá trị của bản thân, tôn trọng và yêu quý bản thân mình. Hiện nay, Trường Đại học Vinh nói chung và Khoa Sư phạm Ngoại ngữ nói riêng đang xây dựng và phát triển những mô hình cộng đồng tiếng Anh thu hút hàng trăm sinh viên tham gia, những chương trình nghiên cứu khoa học để các bạn thoả sức đam mê nghiên cứu tìm tòi, mô hình Ngày hội việc làm cùng những diễn đàn định hướng học tập và nghề nghiệp dành cho các bạn sinh viên. Mình hi vọng các bạn sẽ luôn vững tin vào con đường mình đã chọn, sống hết mình và không ngừng hoàn thiện bản thân.
Sinh ngày 19/11/1994
Cựu sinh viên khoá 53, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh:
Năm 2013, đạt giải Nhì cuộc thi Writing Contest của Đại sứ quán Mỹ tổ chức;
2 năm liền đạt giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa sư phạm Ngoại ngữ;
Đội trưởng đội tình nguyện quốc tế tại Lào năm 2015;
Là sinh viên duy nhất của tỉnh Nghệ An đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương năm học 2014-2015;
Tốt nghiệp năm 2016, được Trường Đại học Vinh giữ lại làm giảng viên tại Khoa Sư phạm Ngoại ngữ;
Năm 2017, nhận học bổng và học thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ tiếng Anh và Ngôn ngữ học ứng dụng, tại trường đại học Huddersfield, Vương quốc Anh;
Trở về nước năm 2019, hiện đang là Bí thư Liên chi đoàn khoa SPNN.
THIẾT KẾ: BÙI VĂN DŨNG
Nữ tiến sĩ bỏ thu nhập 3.000 USD về Việt Nam cống hiến với mức lương khởi điểm 3 triệu đồng Đó là câu chuyện của TS. Võ Thanh Hằng - giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM). Nữ tiến sĩ Võ Thanh Hằng cho biết: "Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành quản lý môi trường tại ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) tôi về làm việc ở Sở Tài...