Nữ nhà giáo vùng chân sóng luôn tận tâm với nghề
Vào ngành đến nay đã tròn 20 năm, cô Nguyễn Kim Anh luôn là tấm gương tận tâm với nghề và có nhiều sáng tạo trong giảng dạy, quản lý.
Dù ở cương vị giáo viên hay cán bộ quản lý, tinh thần yêu nghề mến trẻ của cô Kim Anh vẫn luôn cháy bỏng.
Tấm gương yêu nghề, mến trẻ
Tốt nghiệp ngành Sư phạm năm 2002, cô Nguyễn Kim Anh được phân công về dạy tại Trường Mầm non Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định). Từ những năm đầu chập chững bước vào nghề, cô luôn có ý thức học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước. Đồng thời hăng say truyền đạt những kiến thức của mình cho trẻ thơ bằng cả trái tim, cả tấm lòng, hết mực quan tâm, yêu thương giáo dục trẻ.
Khi nhận nhiệm vụ, cô đã luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó, cô đã cố gắng học hỏi qua những người chị đồng nghiệp đi trước cộng thêm sự thông minh, nhanh nhẹn vốn có, cô đã tìm ra những phương pháp giảng dạy sinh động, hấp dẫn, có hiệu quả giúp trẻ phát triển toàn diện về đức trí thể mĩ.
Đặc biệt với những bé khỏe, bé ngoan, bé chăm ngoan học giỏi cô luôn đổi mới phương pháp, từng bước đưa chương trình giáo dục Montesori và chương trình giáo dục STEM vào giảng dạy giúp trẻ có cơ hội được học tập trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề, giúp trẻ có cơ hội ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế, khơi gợi niềm yêu thích của trẻ, là tiền đề thuận lợi cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Cô Nguyễn Kim Anh (bìa trái) thay mặt nhà trường đón nhận “Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2021-2022″ của UBND tỉnh Nam Định từ lãnh đạo huyện Hải Hậu trong lễ khai giảng năm học mới 2022-2023.
Vì vậy, trong các cuộc thi giáo viên giỏi cấp tỉnh ngày đó, 100% các cháu đến trường đều mạnh khỏe, nhanh nhẹn, tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt và đều đạt được các chỉ số theo yêu cầu của lứa tuổi và được chọn dự thi giáo viên giỏi toàn quốc năm học 2004 – 2005. Khi đó cô đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen “Đạt giáo viên mầm non giỏi cấp toàn quốc”.
Năm 2005, cô giáo trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết ấy được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hải Lý. Với năng lực chuyên môn tốt và tinh thần trách nhiệm cao của một cán bộ quản lý, cô đã được cấp trên tin tưởng và bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Mầm non Hải Lý vào năm 2016.
Video đang HOT
Cô Vũ Thị Nhàn – giáo viên của Trường Mầm non Hải Lý cho biết, từ khi làm quản lý nhà trường, cô Nguyễn Kim Anh luôn xác định hai yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường chính là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Vì thế, cô luôn luôn chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ. Cô đã tuyển chọn và xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt, vững chắc về chuyên môn để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao. Đội ngũ giáo viên của nhà trường ngày một vững vàng và luôn đứng tốp đầu của huyện.
Bên cạnh đó, cô Kim Anh luôn tạo điều kiện sắp xếp công việc cho giáo viên hợp lý, nhất là các cô giáo đang nuôi con nhỏ để chị em vừa hoàn thành tốt công việc của nhà trường, vừa có thời gian chăm lo cho gia đình. Do đó, các giáo viên trong trường luôn tin tưởng và yên tâm công tác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Phấn đấu đưa nhà trường tiến xa hơn nữa
Liên tục 5 năm gần đây, nhà trường đều có giáo viên đạt giải Nhất, Nhì thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tỉnh. Nhiều năm liền nhà trường được UBND huyện tặng giấy khen “Có thành tích xuất sắc trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ”.
Trong suốt 20 năm công tác tại Trường Mầm non Hải Lý, cô Kim Anh luôn quyết tâm đưa nhà trường trở thành lá cờ đầu của ngành Giáo dục Mầm non của tỉnh. Để đạt được mục tiêu này, cô đã đề ra kế hoạch hoạt động của nhà trường một cách khoa học, có hiệu quả, chỉ đạo sát sao hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.
Những nỗ lực của cô hiệu trưởng Nguyễn Kim Anh và tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã được lãnh đạo các cấp ghi nhận. Trường Mầm non Hải Lý được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn; trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.
Công tác xây dựng đội ngũ và củng cố sự đoàn kết nội bộ luôn là ưu tiên của nhà trường.
“Hiện nay, 100% các lớp học đều khang trang, rộng rãi; sân chơi được cải tạo với các góc chơi phong phú giúp trẻ thỏa sức trải nghiệm khám phá những điều mới lạ và phát triển thể chất cùng với khu vui chơi với các loại đồ chơi ngoài trời như: Đu quay, cầu trượt, xích đu, bập bênh, thang leo… cùng những thành tích của nhà trường trong những năm qua mới thấy được công sức của cô Nguyễn Kim Anh dành cho Trường Mầm non Hải Lý là không hề nhỏ” – cô Trần Thị Vân, giáo viên tại đây tâm sự.
Trường điểm của tỉnh về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2026. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Đặc biệt năm học 2021 – 2022 nhà trường vinh dự được đón nhận nhận Bằng khen và “Cờ thi đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” do Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng. Cá nhân cô Nguyễn Kim Anh nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; năm học 2021 – 2022, cô đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 8/2022 và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Đang có con học lớp 4 tuổi tại Trường Mầm non Hải Lý, anh Nguyễn Khải Hoàn tâm sự: “Gia đình tôi có 4 cháu thì tất cả đều học qua cô Kim Anh. Cô cũng như các cô giáo khác trong trường luôn dành trọn vẹn sự quan tâm, tận tình và nhiệt huyết trong nuôi dưỡng trẻ. Tôi còn nhớ những năm trước kia khi cơ sở vật chất của trường còn khó khăn, hình ảnh cô Hiệu trưởng sớm tối tranh thủ làm việc, kê dọn, sắp xếp và chỉ đạo các bộ phận để bài trí khung cảnh sư phạm được sạch đẹp như bây giờ khiến ai cũng vô cùng xúc động. Cô cũng rất khiêm tốn, ân cần trong cách ứng xử với phụ huynh, học sinh nên chúng tôi rất quý mến”.
“Năm nay tiếp tục triển khai giảng dạy chương trình nuôi dưỡng trẻ đòi hỏi các điều kiện tốt hơn cả về cơ sở vật chất và dinh dưỡng cho trẻ, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ về đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất, đồ chơi, chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Dẫu còn đó những khó khăn phía trước nhưng tôi tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, UBND huyện Hải Hậu và sự đồng hành của các bậc phụ huynh, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023 đã đề ra” – cô Hiệu trưởng Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh.
Chưa có SGK lại chưa có tài liệu GD địa phương, thầy trò khối 10 bộn bề khó khăn
Nhiều trường vùng cao gặp khó khi triển khai dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục địa phương do chưa có tài liệu.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục địa phương lần đầu được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông 2018 khối ở lớp 10 với tư cách không phải môn học mà là một hoạt động, nội dung giáo dục đặc thù, bắt buộc.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, dù đã hết 2 tuần đầu tiên của năm học mới, nhiều trường học ở khu vực miền núi vẫn còn gặp khó khăn khi triển khai dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương do chưa có tài liệu, ngay cả sách giáo khoa ở một số bộ môn cũng chưa đủ..
Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Minh Dương - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) cho biết: "Tuần đầu tiên của năm học mới, nhà trường tổ chức tư vấn cho học sinh đăng ký chọn tổ hợp môn học.
Tuần thứ hai, các em bắt đầu học chính thức. Song, đến nay học sinh vẫn chưa có sách giáo khoa vì đơn vị cung ứng chưa cung cấp sách cho nhà trường.
Nhiều trường trung học phổ thông ở khu vực miền núi vẫn đang trong tình trạng dạy và học "chay" vì không có sách giáo khoa. (Ảnh: NTCC)
Chúng tôi đang đôn đốc đơn vị cung ứng sách khẩn trương vận chuyển sách tới trường trong thời gian sớm nhất để đảm bảo từ tuần sau 100% học sinh đều có đủ sách học".
Theo thầy Dương, trước mắt, giáo viên sẽ dùng sách giáo khoa điện tử để dạy học sinh.
Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhà trường chia thành hai phần nội dung. Phần hướng nghiệp do Ban giám hiệu và Đoàn thanh niên chủ trì, phần hoạt động trải nghiệm giao cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động.
Với Nội dung giáo dục địa phương, có một số tiết cần phải đi thực tế, thực địa... nhưng điều kiện nhà trường còn hạn chế nên giáo viên sẽ phải chủ động lên mạng tìm kiếm hình ảnh liên quan đến nội dung bài học để soạn tài liệu, giúp học sinh học trực quan, sinh động hơn.
Ngoài Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương thì Giáo dục kinh tế và Pháp luật cũng là một môn học mới trong chương trình. Hiện, Trường Trung học phổ thông Nậm Nhùn chưa có giáo viên chuyên biệt dạy môn học này, trường phải điều phối giáo viên Giáo dục công dân đứng lớp.
"Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cũng đang có kế hoạch tuyển giáo viên cho môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật. Trước mắt, ngoài việc tham gia bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch chung, nhà trường cũng động viên thầy cô được phân công dạy môn học này tự nghiên cứu chương trình, đặc biệt là phần nội dung về kinh tế để có phương pháp dạy phù hợp, đáp ứng yêu cầu của môn học", vị Hiệu trưởng này cho hay.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, thầy Nguyễn Xuân Bính - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Mường Tè (tỉnh Lai Châu) thông tin: "Hiện, trường chưa triển khai dạy Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh.
Nội dung giáo dục địa phương còn liên quan đến nhiều phân môn khác nhau như Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý. Trong khi đó, đầu tháng 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa Lịch sử trở thành môn học bắt buộc, chương trình, kế hoạch giảng dạy có sự điều chỉnh nên chúng tôi đang họp bàn, thống nhất lại việc triển khai giảng dạy Nội dung giáo dục địa phương.
Dự kiến đến tuần học thứ 4, học sinh sẽ được học đủ tất cả các môn học theo tổ hợp mà các em đăng ký".
Thầy Bính cho biết, học sinh nhà trường rất háo hức với các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương. Học sinh có thái độ tích cực đối với môn học là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách hiệu quả hơn, tuy nhiên, cũng không ít khó khăn được đặt ra.
"Có những chủ đề đòi hỏi học sinh phải có sự trải nghiệm thực tế, tham quan, cắm trại, thực địa... Tuy nhiên, trường chưa có kinh phí tổ chức. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện không có nhiều địa điểm để học sinh có thể đến thăm thú, trải nghiệm, khoảng cách của các địa điểm cũng khá xa trường.
Hiện tại, cơ bản các lớp đều có máy chiếu nên đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương, giáo viên sẽ xây dựng bài giảng gắn với các video, hình ảnh thực tế để học sinh quan sát, nắm được nội dung bài học.
Đây là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 10 nên cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Chúng tôi luôn đề cao phương châm cùng làm, cùng tháo gỡ, rút kinh nghiệm, bám sát chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và linh hoạt sáng tạo theo tình hình thực tế của nhà trường", Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Mường Tè chia sẻ.
Thầy Nguyễn Ngọc Huỳnh - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Sông Công (tỉnhThái Nguyên) cho biết, nhà trường đã xây dựng một số phương án đối với Nội dung giáo dục địa phương.
"Với phần nội dung này, giáo viên sẽ dựa trên tài liệu, vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học để học sinh vẫn được trải nghiệm và đạt được yêu cầu bài học.
Đối với những lớp mà học sinh, phụ huynh học sinh có thể đóng góp kinh phí đi tham quan, trải nghiệm thực tế, nhà trường cũng rất ủng hộ và tạo điều kiện để lớp tổ chức hoạt động này ở ngoài trường trên nguyên tắc phải đảm bảo sự an toàn tối đa, gắn với những nội dung giáo dục bổ ích, lý thú cho các em", vị Hiệu trưởng này cho hay.
Học bằng sách điện tử vì chưa có SGK, GV không thể giao bài tập về nhà cho HS Bước sang tuần thứ 2 năm học mới nhưng SGK chương trình GDPT 2018 vẫn chưa 'cập bến' nhà trường, khiến học sinh loay hoay vì phải... học chay Dù đã bước sang tuần thứ 2 của năm học mới, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, ở một số địa phương, sách giáo khoa, sách chuyên đề, tài liệu giáo dục địa...