Nữ kiện tướng cờ vua quốc tế và thành tích ấn tượng trong học tập
Trần Thị Diễm Quỳnh không chỉ được biết đến là nữ Kiện tướng cờ vua quốc tế, mà em còn được biết đến là sinh viên tiêu biểu của Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
PV Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện thú vị với VĐV cờ vua Diễm Quỳnh để hiểu thêm về chặng đường thành danh với cờ vua cũng như hiểu hơn về sự phấn đấu và nỗ lực của em trong học tập và rèn luyện.
Trong chặng đường thi đấu của mình Quỳnh đã dành được trên dưới 100 tấm huy chương các loại. Ảnh: NVCC
PV: Bạn có thể cho biết cơ duyên nào khiến bạn yêu thích và đến với môn cờ vua?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Em bắt đầu chơi cờ vua từ năm lên 7 tuổi. Hồi đó bố em có suy nghĩ muốn cho em phát triển toàn diện không chỉ về mặt văn hóa mà còn về các hoạt động khác bên ngoài nhà trường. Em được bố cho đăng ký vào các lớp năng khiếu ở Nhà văn hóa thiếu nhi Việt Đức 3 môn là Mỹ thuật, Karate và Cờ vua. Thầy giáo Hải ở trung tâm đã phát hiện ra năng khiếu ở môn cờ vua của em và đã cho em cơ hội được luyện tập như vận động viên chuyên nghiệp. Điều thú vị là ban đầu cờ vua là môn mà em ghét nhất nhưng dần dần thì em bắt đầu nhận ra sự hấp dẫn đằng sau mỗi ván cờ vua và niềm yêu thích đó vẫn còn đến tận bây giờ.
PV: Quá trình tập luyện ở môn này hẳn nhiều gian nan?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Thời gian đầu tập luyện đối với em là không hề dễ dàng, có thể nói là có phần khắc nghiệt. Thú thực nếu chơi cờ chỉ để giải trí thì em nghĩ không khó nhưng việc chơi để trở thành kỳ thủ xuất sắc phải đòi hỏi nhiều sự nỗ lực. Có những ngày em dành khoảng 12 tiếng để luyện tập cờ vua, bao gồm thời gian ở trung tâm và thời gian ở nhà. Em rất biết ơn thầy Sơn – huấn luyện viên cờ vua Nghệ An đã luôn quan tâm và tạo điều kiện tối đa cho em trong suốt quá trình đầy vất vả và dài đằng đẵng đó.
PV: Với môn cờ vua bạn thấy mình có những thế mạnh như thế nào?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Em là người ưa sự chắc chắn và chỉn chu trong từng nước cờ nên cờ tiêu chuẩn hay còn gọi là cờ chậm với thời gian tương đối dài từ 3-5 tiếng là thể loại cờ nằm trong thế mạnh của em. Điều đó thể hiện qua thành tích cờ tiêu chuẩn của em nhiều hơn hẳn so với các thể loại cờ khác. Điểm yếu của em chắc là thời gian em dành cho luyện tập cờ chớp chưa được nhiều nên vẫn chưa có sự phản xạ nhất định đối với thể loại này.
PV: Bạn hãy cho biết Huy chương mà bạn đã đạt được đầu tiên?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Huy chương đầu tiên mà em đạt được là khi em tham gia giải cờ vua trẻ miền Trung mở rộng ở Quảng Bình năm 2009. Phải nói đây là giải đấu tạo động lực rất lớn cho em trên con đường theo đuổi cờ vua. Thời điểm ấy em đã học cờ được 6 tháng nên em có kỳ vọng rất lớn đối với giải đấu đầu tiên mà mình tham gia. Giải lần đấy có sự góp mặt của những chị khá lớn tuổi cũng tham gia thi đấu bảng của em, nhờ sự động viên của bố mẹ và thầy Sơn nên em cũng không sợ hãi trước những đối thủ lớn tuổi và già dặn kinh nghiệm hơn mình. Sau giải đấu em dành được 2 huy chương cá nhân ở cả 2 nội dung của giải: 1 huy chương vàng cờ tiêu chuẩn và 1 huy chương bạc cờ chớp.
Video đang HOT
PV: Bạn hãy kể về giải thưởng mà bạn tâm đắc nhất khi dành được nó? Trận đấu gay cấn mà bạn đã vượt qua?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Giải thưởng em tâm đắc nhất khi dành được cũng là giải giúp em dành được danh hiệu cao quý nhất trong sự nghiệp cho đến hiện tại của em là giải cờ vua trẻ Đông Á diễn ra tại Mông Cổ năm 2017. Em tham gia giải với tâm thế là người thực sự “non” kinh nghiệm tại các đấu trường quốc tế nhưng cũng khá “máu mặt” ở bảng đấu của em ở trong nước, do đó em cũng không có cảm giác quá run hay hồi hộp như những giải đầu tiên nữa. Nhờ thế nên em cũng có tâm lý khá thoải mái và luôn nhắc nhở bản thân đánh cờ để cống hiến những ván cờ thật hay cho giải, em nghĩ cũng chính cái tinh thần ấy mà em đã giành được Huy chương Vàng cờ tiêu chuẩn trước 1 vòng đấu tại giải, đồng thời được phong danh hiệu Women FIDE Master – Kiện tướng nữ cờ vua quốc tế.
PV: Bạn hãy cho biết số lượng huy chương mà bạn đã đạt được?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Em dành được khoảng trên dưới 100 huy chương.
PV: Vậy hẳn bạn sẽ có rất nhiều kỷ niệm thú vị trong chặng đường tham gia môn cờ vua?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Có một kỷ niệm mà em coi là bài học cho đến tận bây giờ. Năm lớp 3 em có tham gia Hội khỏe Phủ Đổng cấp cụm, thời điểm đấy em cũng đã là vận động viên cờ chuyên nghiệp được khoảng 1 năm và cũng có thành tựu nhất định. Em tham gia giải đấu có phần “phong trào” đó nên sinh ra một tâm lý cấm kỵ của người chơi cờ đó là: Chủ quan. Vì thế em đã để thua mất 1 ván cờ với lỗi sai phải nói là cực kỳ ngớ ngẩn, em đã nghĩ đến chuyện nghỉ cờ vì quá xấu hổ. Tuy nhiên, em đã không làm thế. Thông qua chuyện đó em đã đúc rút ra được bài học quý báu về tinh thần thể thao chân chính của người chơi cờ.
Đặng Thị Diễm Quỳnh là VĐV xuất sắc ở môn cờ vua ngoài ra em còn là sinh viên tiêu biểu của Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Ảnh: NVCC
PV: Là VĐV xuất sắc ở bộ môn cờ vua, ngoài ra bạn cũng học văn hóa rất tốt, vậy bạn đã làm như thế nào để có thể phân bổ thời gian sao cho có thể đáp ứng hài hòa ở cả hai lĩnh vực đó?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Em không dám nhận mình có thể cân đối giữa việc học và chơi cờ đều tốt, nhưng với bản thân em vẫn luôn nhắc nhở chính mình phải làm hết sức với những gì đang làm. Với việc chơi cờ em cố gắng không bị xao nhãng trong quá trình tập luyện, đã học là học đến nơi đến chốn, hiểu cái bản chất của từng nước cờ. Còn với việc học văn hóa cũng tương tự, em cũng dành sự tập trung tối đa cho những môn học được xem là phục vụ cho các kỳ thi, những môn còn lại thì học để mở rộng vốn kiến thức cho mình.
PV: Quả là một thành tích đáng nể đối với một nữ sinh, vậy bạn có thể bật mí về cuộc sống, và tình hình học tập của bạn bây giờ?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Hiện em đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Kế toán Kiểm toán chất lượng cao với đầu ra là chứng chỉ quốc tế Anh quốc ACCA và bằng cử nhân chính quy của Đại học Ngoại thương Hà Nội. Ngoài ra em đang là 1 trong 6 sinh viên được lựa chọn tham gia chương trình trao đổi học tập 1 năm PAMS – Partnership of Management School liên quan đến các môn học mang tính chuyển đổi số được xây dựng bởi trường Đại học Ngoại Thương kết hợp với 5 trường đại học khác nhau ở châu Á. Năm học 2020-2021 vừa rồi em có vinh dự trở thành 1 trong 4 sinh viên của Khoa Kế toán Kiểm toán vinh danh là sinh viên tiêu biểu có thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa nổi bật của trường Đại học Ngoại Thương. Bên cạnh đó hiện tại em đang nằm trong Ban điều hành CLB Cờ vua của trường Đại học Ngoại thương và cũng là thành viên của trung tâm tài năng trẻ FPT thế hệ thứ 21.
PV: Vậy bạn có thể chia sẻ những dự định tương lai của mình?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Năm 3 của em khá là bận với công việc bài vở ở trường cũng như hoạt động CLB nhưng em vẫn ưu tiên việc học là hàng đầu. Sang năm em sẽ có kỳ thi Toàn cầu để hoàn thành cấp độ Advanced Diploma in Accounting and Business của chương trình ACCA. Em có may mắn dành được học bổng ACCA Futurist từ ACCA Việt Nam nên em sẽ càng phải có trách nhiệm hơn trong kỳ thi vào 2022. Bên cạnh đó em cũng đang dự định thi IELTS vào năm sau để phục vụ cho kỳ thi tuyển dụng tại các doanh nghiệp lớn sau khi tốt nghiệp.
PV: Vậy thì những mục tiêu và kế hoạch ở môn cờ vua được bạn sắp xếp như thế nào?
Trần Thị Diễm Quỳnh: Thực ra tuổi của em cũng khá là lớn để đầu tư phát triển như 1 vận động viên thể thao thành tích cao. Em nghĩ nếu có thể em sẽ đầu tư vào thế hệ trẻ, có thể là chất xám, kiến thức và kinh nghiệm mà em có được khi tham gia thi đấu cờ vua hoặc nếu có điều kiện về tài chính, trong tương lai em sẽ đóng góp chút nào đấy cho các bạn trẻ hoặc những người yêu cờ vua để khuyến khích phong trào cờ.
Cử nhân Kinh tế giành học bổng ngành STEM cho nữ giới
Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, Nguyễn Thị Kim Chi không ngờ có thể giành học bổng toàn phần ngành STEM bậc thạc sĩ ở trường top 10 Vương quốc Anh.
Đến Scotland (Vương quốc Anh) vào giữa tuần trước, Kim Chi (24 tuổi, quê Nghệ An) thở phào. Gần 5 tháng kể từ khi biết tin trúng học bổng và hơn nửa tháng học online từ Việt Nam do không thể xin được visa trong thời gian giãn cách xã hội, cuối cùng Chi cũng có mặt ở châu Âu.
Tối muộn một ngày tháng 5, nhận email từ Hội đồng Anh về kết quả học bổng toàn phần dành cho nữ giới trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), Chi hồi hộp mở. Đọc dòng đầu tiên "Chúng tôi nhận được rất nhiều đơn đăng ký cho học bổng này và hầu như ứng viên nào cũng xuất sắc", Chi đã nghĩ đây là email từ chối. Em cũng không ngạc nhiên bởi rất khó để một nữ sinh tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Quốc tế có thể giành học bổng khối ngành STEM. Thế rồi, cô vỡ oà khi câu tiếp theo là "Chúc mừng bạn đã nhận được học bổng này".
Năm 2021, Hội đồng Anh lần đầu công bố học bổng toàn phần khối ngành STEM cho nữ giới, với sự tham gia của 19 trường đại học tại Vương quốc Anh, nhằm hỗ trợ những phụ nữ đến từ các quốc gia châu Mỹ, Nam Á và Đông Nam Á, mong muốn có sự hỗ trợ tài chính để theo đuổi chương trình học thạc sĩ tại các trường đại học của Vương quốc Anh trong lĩnh vực liên quan đến STEM. Việt Nam có 5 ứng viên được lựa chọn, trong đó có Kim Chi.
Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam bày tỏ vui mừng khi có thể hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp của phụ nữ trong khối ngành khoa học thông qua chương trình học bổng này. Ngoài Việt Nam, Hội đồng Anh còn trao 10 suất khác cho các học sinh Đông Nam Á.
"Cảm xúc lúc đó rất khó tả. Dù đã giành nhiều học bổng dạng trao đổi, du học ngắn hạn, mình vẫn rất hạnh phúc. Mình còn vui hơn khi biết chỉ 5 ứng viên nhận được học bổng này từ Đại học Glasgow, trong số 4.000 người đăng ký", Chi nói. Ngôi trường Chi theo học được xếp hạng 10 Vương quốc Anh và 86 thế giới, theo bảng xếp hạng mới nhất của Times Higher Education (THE).
Nguyễn Thị Kim Chi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 2019 với điểm GPA 3.58/4.0. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chia sẻ về cơ hội giành được học bổng này, Chi kể: Khoảng tháng 3 năm nay, Chi đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Australia nhằm hỗ trợ trẻ em đường phố và nạn nhân mua bán người ở Việt Nam, đồng thời điều phối các dự án của Vietnam Youth for Peace and Development - Y4PD (Thanh niên với Hoà bình và Phát triển bền vững) do mình sáng lập. Có một số kinh nghiệm nhất định nhưng Chi vẫn cần một khóa học để tìm hiểu thêm về phát triển bền vững - lĩnh vực cô đang theo đuổi.
Chi lên mạng tìm kiếm rất nhiều học bổng, từ Chevening của Anh đến Fulbright của Mỹ nhưng đều thấy mình chưa đủ năm kinh nghiệm để apply thời điểm đó. Tình cờ, cô đọc được học bổng thạc sĩ toàn phần dành cho nữ giới khối ngành STEM do Hội đồng Anh khởi xướng. Biết STEM không phải ngành thế mạnh, cô vẫn click vào xem do ấn tượng về việc "dành cho nữ giới".
Đọc thông tin về 19 trường sẽ trao học bổng này, Chi thấy ngành MSc Earth Futures: Environments, Communities, Relationships (Thạc sĩ Tương lai Trái đất: Môi trường, Cộng đồng và Các mối quan hệ tương quan) tại Đại học Glasgow rất đúng với những gì cô đang tìm kiếm. Đây là chương trình liên ngành kết nối kiến thức về khoa học xã hội và khoa học cơ bản, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng để ứng phó với những thách thức về môi trường và xã hội.
Đi vào tìm hiểu sâu hơn, Chi thấy mình có đủ tiêu chí để ứng tuyển, từ lĩnh vực đang làm, kinh nghiệm đến định hướng nghề nghiệp. Cô quyết định làm hồ sơ khi chỉ còn hai tuần là tới hạn chót.
Việc apply không gây nhiều khó khăn cho Chi bởi cô có kinh nghiệm với những học bổng du học ngắn hạn như học bổng trao đổi tại Đại học Nebraska ở Omaha (Mỹ). Những gì cần chuẩn bị chỉ bao gồm thông tin cá nhân, bài luận và thư giới thiệu.
Với thư giới thiệu, Chi chỉ cần xin từ quản lý của mình nên rất nhanh gọn. Còn bài luận, Chi xác định được ngay những gì mình cần thể hiện. "Thay vì chỉ tập trung vào thành tích, mình phải chia sẻ kinh nghiệm và nói lên được những thứ đang thiếu; đồng thời cho biết nếu được học chương trình này thì mình sẽ phát triển, đóng góp được ra sao", Chi nói.
Chi chỉ ra ba yếu tố để chứng minh mình xứng đáng. Một là cho thấy bản thân đã tìm hiểu kỹ về chương trình, học bổng và khẳng định mình phù hợp với nó. Hai là chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến ngành học sẽ theo đuổi. Ba là lý do mình cần học bổng này.
Với yếu tố thứ hai, Chi dụng công chia sẻ những dự án đang làm để thuyết phục trường rằng cô học đại học về Kinh tế nhưng vẫn có thể học thạc sĩ một ngành liên quan đến STEM. Tổ chức Y4PD của Chi đã chạy được nhiều dự án, giúp các bạn trẻ nâng cao khả năng lãnh đạo, tư duy phản biện, đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Chưa kể, cô cũng đang chạy một dự án đề cao đóng góp của nữ giới trong mục tiêu này, rất phù hợp với học bổng ứng tuyển.
Với lý do cần học bổng, Chi cho rằng các loại học bổng đều muốn tìm người phù hợp nhất chứ không hẳn người xuất sắc nhất. "Mình đã khẳng định rằng mình rất phù hợp, có thể học hỏi được nhiều điều, từ đó phát triển bản thân cả về kỹ năng, nghề nghiệp và đóng góp xã hội", Chi kể lại những gì viết trong bài luận.
Kim Chi phát biểu trong buổi khởi động dự án Y4PD. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Giành học bổng toàn phần bậc thạc sĩ một cách suôn sẻ khiến Chi mãn nguyện. Dù quá trình apply thuận lợi, những gì có được để thể hiện trong hồ sơ là cả hành trình dài với cô.
Chương trình học thạc sĩ của Chi đã bắt đầu vào giữa tháng 9. Nội dung nặng về các môn STEM nên Chi gặp khó khăn trong những tuần phải học online. Cách học thiên về tự nghiên cứu cũng làm khó cô nàng vốn dành nhiều thời gian cho các dự án và chỉ tập trung tiếp thu bài trên lớp ở thời đại học. Dù vậy, với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, Chi tin bản thân sẽ hoàn thành tốt khoá học kéo dài một năm này.
Sắp hết 10 ngày tự cách ly, Chi dự định chăm lên thư viện nghiên cứu hơn để phục vụ việc học. Sau khi lấy bằng thạc sĩ, cô sẽ trở về Việt Nam, ứng dụng những gì đã học được để phát triển tổ chức do mình sáng lập, hướng nó thành doanh nghiệp xã hội, vừa đóng góp cho cộng đồng, vừa có thể cung cấp các khoá học nâng cao năng lực cho các bạn thanh niên, thủ lĩnh trẻ.
Học hai văn bằng, 17 môn một kỳ vẫn giành học bổng loại A Đức Anh, Đại học Ngoại thương Hà Nội, giành hai học bổng sinh viên xuất sắc của trường và lớp chất lượng cao, khi học hai văn bằng và đăng ký 51 tín chỉ. Lê Nguyễn Đức Anh hiện là sinh viên năm ba, lớp Anh 2 chất lượng cao, khoa Kinh tế Quốc tế K58. Ở năm thứ hai, Đức Anh học...