Nữ “học bá” xinh đẹp trường Ngoại Thương bật mí cách vượt qua “cú sốc đại học” và tỏa sáng
Phùng Trang Linh là một trong 2 học sinh ưu tú nhận được học bổng du học toàn phần của đại học ở Mỹ nhưng cô từ chối và tham gia xét tuyển vào ĐH Ngoại Thương.
Phùng Trang Linh (sinh năm 2000) hiện là sinh viên năm 3, khoa Kinh tế Đối ngoại, ĐH Ngoại Thương. Cô có cuộc chia sẻ với Infonet xung quanh việc làm sao để tân sinh viên vượt qua “ cú sốc đại học” và tỏa sáng suốt quãng thời gian sinh viên.
Nữ sinh xinh đẹp trường Ngoại Thương Phùng Trang Linh
Chào Trang Linh, được biết em là một cô gái có thành tích học tập ngoại ngữ “khủng” từ học THPT đến đại học. Em có thể chia sẻ bí quyết học tiếng Anh của mình?
Trang Linh: Nhắc đến Ngoại Thương, mọi người thường hay nghĩ ở đây ai cũng “chém tiếng Anh như gió”. Thế nhưng để đạt được kĩ năng như vậy, chúng em thực sự đã phải khổ luyện rất nhiều trong quá trình học phổ thông. Và tất nhiên để “học khôn ngoan và không gian nan”, em xin được chia sẻ một số bí kíp để việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn như:
Học bằng nhiều giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác): Để học tiếng Anh không nhàm chán, hãy coi đó như là một sở thích như là nghe nhạc tiếng Anh, chơi trò chơi nhìn đồ vật đoán từ tiếng Anh, tham gia các trò chơi bằng tiếng Anh, thậm chí nhiều bộ boardgame như mèo nổ, ma sói cũng là một nguồn tham khảo hữu dụng để học từ vựng tiếng Anh. Ngoài ra hãy tạo cho mình môi trường nói tiếng Anh bằng cách tham gia CLB tiếng Anh ở trường nhé!
Vận dụng phương pháp tắm ngôn ngữ: Hồi cấp 3 áp lực vượt qua bài nghe khó nhằn của kì thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp quốc gia, Linh đã từng đặt báo thức là đài BBC, CNN của Mỹ để mỗi sáng thức dậy đều có thể nghe tiếng và làm quen với tiếng Anh.
Linh vẫn nhớ như in vừa ngủ vừa lơ mơ nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ giữa ông Donald Trump và bà Hilary Clinton, vừa nghe tin cháy rừng Amazon… Cách học như thế này vừa cho mình cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình thời sự xung quanh, vừa mài dũa kĩ năng nghe mỗi ngày.
Sau 2 tháng nghe liên tục như vậy, kĩ năng nghe của Linh tốt hơn hẳn, mình có thể bắt âm nhanh và hiểu ý người nói, thậm chí nhiều trường hợp do biết được nội dung đoạn nói về các câu chuyện thế giới vừa xảy ra, mình còn đoán được đáp án đúng trong bài thi nghe.
Không chỉ xinh đẹp mà Trang Linh còn học rất giỏi.
Áp dụng công nghệ và Internet: Mình là fan cuồng của các ứng dụng học tiếng Anh và rất thích các ứng dụng giúp đỡ học từ vựng. Đã quyết tâm học tiếng Anh thì chắc chắn các bạn đừng bỏ qua ứng dụng flashcard Quizlet và Duolingo.
Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất với Quizlet là mình đã học thuộc được 200 từ mới trong 1 đêm để thầy chủ nhiệm kiểm tra lấy điểm ngày hôm sau, kết quả mĩ mãn 10/10 mà cả lớp không hiểu sao mình có thể học thuộc được giỏi như thế!
Video đang HOT
Điều quan trọng nhất: Xác định mục tiêu và kỉ luật với bản thân: Cần xác định rõ mục tiêu: Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, trình độ tiếng Anh của mình sẽ ở đâu. Sau đó chia nhỏ mục tiêu một cách cụ thể, thậm chí nhỏ đến từng tuần, từng ngày, từng giờ. Kỉ luật để thực hiện theo mục tiêu đó.
Sau khi hoàn thành mỗi mục tiêu nhỏ, mình lại có tinh thần và động lực để chinh phục các mục tiêu nhỏ khác, tiến đến hoàn thành những mục tiêu lớn hơn. Trong quá trình thực hiện mục tiêu, hãy lên tinh thần thép với bản thân, không được bỏ cuộc, nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, nếu không những kế hoạch đó sẽ chỉ là những dòng chữ vô hồn trên đống giấy lộn mà thôi.
Phùng Trang Linh từng tham gia cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2019.
Ấn tượng của mọi người về em là cô gái rất tự tin, năng động. Để có được những kỹ năng mềm như nói trước đám đông thì em đã rèn luyện như thế nào?
Trang Linh: Em tin rằng kĩ năng nói trước đám đông phần lớn do rèn luyện mà có. Ngoài học trên lớp, em cũng là một cô gái khá hòa đồng và năng nổ tham gia các hoạt động ở trường, lớp. Mỗi hoạt động, mỗi sự kiện đều đòi hỏi mình phải dùng kĩ năng nói để diễn tả, truyền đạt, thuyết phục mọi người lắng nghe và nhất trí đồng lòng làm theo.
Có lẽ do vậy mà một cách vô thức, môi trường và tính chất công việc đã rèn luyện cho em kĩ năng nói. Em cũng còn có một may mắn nữa là lên đại học, em được đào tạo một cách chỉn chu và chuyên nghiệp khi tham gia vào CLB MC và thời trang trường ĐH Ngoại Thương. Từ cách lấy hơi, giữ giọng, chọn quãng giọng trầm bổng, cách xử lí tình huống, hoạt náo khán giả đều được chỉ dạy tỉ mỉ bởi các anh chị khóa trên.
Em có thể chia sẻ kinh nghiệm học đại học cho các bạn sinh viên năm nhất không?
Trang Linh: Môi trường ở đại học khác hẳn với thời phổ thông. Sẽ không còn những bài kiểm tra định kì thường xuyên như kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng,… thay vào đó, các em chỉ có duy nhất 2 bài kiểm tra chính là giữa kì và cuối kì nhưng các bạn vẫn phải cố gắng trong cả một quá trình.
Cảm ơn Trang Linh! Mong rằng qua những chia sẻ của Linh, các bạn sinh viên năm nhất sẽ có cách nhìn rõ hơn về khoảng trời đại học để có những cách thích ứng của riêng mình. Đừng nản, đừng bỏ cuộc bởi “Người thành công thì không bao giờ từ bỏ, mà người từ bỏ thì không bao giờ đạt được thành công”. Những năm tháng rực rỡ và nhiệt huyết nhất của tuổi thanh xuân vừa mở ra và chờ đón các em khám phá. Hãy tự tin bước tới chớp lấy các cơ hội, bởi nếu không thử, làm sao biết mình có thể đi được bao xa.
Bảng thành tích của Phùng Trang Linh
- Huy chương Vàng cấp Quốc gia cuộc thi tiếng Anh thông minh (OSE).
- Huy chương Bạc cấp Quốc gia vượt cấp lớp 12 cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE).
- Huy chương Đồng môn tiếng Anh kỳ thi chọn học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ.
- Giải nhì cuộc thi chọn HSG cấp tỉnh môn tiếng Anh.
- Sinh viên 5 tốt cấp TP. Hà Nội năm học 2018-2019.
- Đại sứ hòa bình chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc.
- Đại sứ dự án của Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc tổ chức tại ĐH Ngoại thương.
- Thành viên của tổ chức sinh viên quốc tế AIESEC tại Việt Nam.
Đủ điểm trúng tuyển đại học nhưng lại rớt vì tiêu chí phụ
Trong mùa xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020, nhiều thí sinh có điểm trúng tuyển cao hơn điểm chuẩn, tự tin rằng đã đỗ đại học nhưng đến ngày nhập học lại khóc hết nước mắt do không đạt tiêu chí phụ của trường đưa ra.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức với mục tiêu chính là thi tốt nghiệp. Việc xét tuyển đại học (ĐH), Bộ GD&ĐT sẽ để các trường ĐH, CĐ tự quyết bằng hình thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp, tổ chức thi đánh giá năng lực hoặc kèm theo xét học bạ, xét thành tích...
Nhập học vài ngày mới hay bị rớt
Thí sinh (TS) NTM đủ điểm đỗ ĐH Bách khoa Hà Nội theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, M. đạt 27 điểm tổ hợp A00 (toán, lý, hóa), có tên trong danh sách trúng tuyển đăng trên mạng, căn cứ thông báo nhà trường và giấy báo đỗ, M. làm thủ tục nhập học, chuẩn bị đầy đủ hành trang, thuê trọ.
Tuy nhiên, sau một tuần lên Hà Nội, M. bất ngờ nhận thông báo không được học vì không đạt điều kiện về học bạ THPT.
Cụ thể, trong điều kiện trúng tuyển, nhà trường yêu cầu ngoài đủ điểm thi tốt nghiệp THPT, TS phải có điểm trung bình năm học kỳ THPT (tính đến hết kỳ 1 lớp 12) mỗi môn học trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 7 trở lên, căn cứ học bạ của M. lại không đạt yêu cầu này nên em bị "tạch" ĐH.
Cũng tương tự trường hợp của M., em NMH, học sinh Trường THPT Yên Hòa, thi tốt nghiệp THPT đạt 27,25 điểm, đủ điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Dược Hà Nội. H. cũng nhận được giấy báo trúng tuyển Khoa dược học trường này (điểm chuẩn 26,9 điểm).
Như bao học sinh khác, H. nhập học theo giấy báo thì nhận được thông tin mình không đủ điều kiện đỗ ĐH vì kết quả học tập THPT (ba năm) của mỗi môn toán, vật lý, hóa học dưới 7 điểm, đây là tiêu chí phụ được nhà trường đưa ra từ khi thông báo xét tuyển.
Câu chuyện oái oăm này không chỉ xảy ra với hai trường hợp trên mà là chuyện chung của ĐH Ngoại thương, ĐH Huế... khi TS không đọc rõ đề án tuyển sinh của các trường.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại một trường đại học ở TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Báo cáo lên Bộ GD&ĐT giải quyết
Trao đổi với báo chí về trường hợp các TS rớt ĐH do tiêu chí phụ, ông Trần Trung Kiên, Trưởng Phòng tuyển sinh - ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết năm nay trường có khoảng 30 TS rớt nguyện vọng như hai trường hợp trên.
"Câu chuyện TS đủ điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT nhưng không đủ điểm học bạ đã xuất hiện ở những năm trước. Nhà trường khi thông báo tuyển sinh đều kèm theo đề án rõ ràng, lỗi của các em là không nghiên cứu kỹ đề án mà chỉ chủ quan vào điểm xét tuyển thi tốt nghiệp THPT" - ông Kiên nói.
Đối với những trường hợp trên, ĐH Bách khoa Hà Nội đã làm công văn báo cáo gửi lên Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) để tạo điều kiện tốt nhất cho các em.
Việc để các trường ĐH, CĐ tự quyết việc xét tuyển giúp TS có nhiều cơ hội chọn lựa nơi gửi gắm ước mơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp TS không nắm hết tất cả yêu cầu trúng tuyển dẫn đến bị trượt.
Theo lãnh đạo nhà trường, nếu rớt nguyện vọng 1, các em vẫn có cơ hội xét tuyển nguyện vọng 2, 3, do đó không nên quá hoang mang.
Về thắc mắc tại sao TS không đủ điều kiện trúng tuyển nhưng nhà trường vẫn gửi giấy báo nhập học, đại diện Vụ Giáo dục ĐH giải thích: Khi có điểm chuẩn, các trường căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thông báo TS trúng tuyển. Vì nhà trường nhập tất cả thông tin của TS lên cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT nhưng hệ thống này không lọc được thông tin điểm học bạ của TS, do đó sau khi nhập học, nhà trường vẫn phải hậu kiểm học bạ.
"Các trường ĐH hậu kiểm học bạ của TS sau khi gửi giấy báo trúng tuyển là không sai quy định. Tuy nhiên, với những trường hợp trường đã gửi giấy báo trúng tuyển cho TS, TS nhập học rồi nhưng hậu kiểm học bạ thấy TS không đủ điều kiện đỗ, trường có trách nhiệm làm công văn gửi lên vụ" - ông Kiên cho hay.
Từ động tác này, vụ sẽ làm công văn gửi tới các trường TS đăng ký nguyện vọng 3, nguyện vọng 4... đề nghị xét tuyển tiếp các TS này.
Tiêu chí phụ được tính như thế nào?
Trong tuyển sinh, tiêu chí phụ là cách đánh giá đối với những TS có cùng điểm số như nhau, chọn ra những TS đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phụ.
Tiêu chí phụ không có một quy định cụ thể nào cả. Tùy thuộc vào từng tiêu chí tuyển sinh của trường mà sẽ có những tiêu chí phụ khác nhau.
Sau khi công bố mức điểm sàn, trường sẽ lấy từ cao xuống thấp. Nếu nhà trường lấy hết các TS có tổng điểm bằng nhau thì có thể thừa chỉ tiêu. Nhưng nếu không lấy thì sẽ thiếu chỉ tiêu. Chính vì thế, mỗi trường sẽ đặt ra các tiêu chí phụ khác nhau để đảm bảo việc tuyển đủ chỉ tiêu, gồm tiêu chí phụ ưu tiên theo môn thi, tiêu chí phụ ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng, tiêu chí phụ dựa vào điểm xét tuyển chưa làm tròn.
Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm chuẩn năm 2020 Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2020 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa Ngày 4/10, Trường ĐH Ngoại thương đã công bố mức điểm trúng tuyển các mã xét tuyển của trường cho Phương thức 4 - xét tuyển dựa...