Nữ giới rất dễ bị nhiễm nấm âm đạo nếu cứ tiếp diễn 4 thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày
So với nam giới, hệ miễn dịch của nữ giới thường mỏng manh hơn. Nếu không cẩn thận thì có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
Nhiều chị em thỉnh thoảng lại gặp phải tình trạng ngứa ngáy vùng kín nhưng thường chủ quan bỏ qua và âm thầm chịu đựng. Trên thực tế, nếu vùng kín bị ngứa thì nó có thể ngầm cảnh báo nguy cơ nhiễm nấm âm đạo rất cao. Đặc biệt, khi nó đi kèm với tình trạng mùi bất thường xuất hiện ở vùng kín thì chắc chắn bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra ngay.
Có 4 thói quen trong sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân khiến vùng kín bị nhiễm nấm âm đạo. Cùng tìm hiểu và chủ động khắc phục ngay từ bây giờ nhé!
1. Vệ sinh vùng kín quá nhiều lần trong ngày
Nhiều người có thói quen vệ sinh vùng kín liên tục tới 3 – 4 lần một ngày. Tuy nhiên, cách vệ sinh này thực chất không hề tốt cho âm đạo của bạn. Việc rửa vùng kín nhiều có thể loại bỏ hết những vi khuẩn tốt trong âm đạo và khiến chúng nhanh bị khô, thậm chí còn trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xấu gây hại. Điều này không những làm vùng kín dễ sản sinh vi khuẩn có hại mà còn gây ra các bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng những sản phẩm vệ sinh vùng kín nặng mùi và chỉ nên rửa từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
2. Thường xuyên nhịn tiểu
Nếu thường xuyên nhịn tiểu vì nhiều lý do khác nhau thì niệu đạo sẽ rất dễ bị viêm nhiễm khiến vi khuẩn trong nước tiểu lây nhiễm sang vùng kín. Hậu quả của thói quen này là hệ miễn dịch ngày càng yếu đi, sức đề kháng kém làm vi khuẩn dễ sinh sôi.
Đặc biệt, vào kỳ kinh nguyệt thì máu kinh lẫn với vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, từ đó dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản.
Video đang HOT
3. Không vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp
Sau khi quan hệ tình dục, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào vùng kín của bạn dễ dàng. Lúc này, nếu bạn không vệ sinh vùng kín ngay thì chỉ càng làm tăng cao nguy cơ viêm nhiễm nấm âm đạo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn trong âm đạo.
4. Giặt đồ lót và quần áo chung với nhau
Đồ lót là vật dụng cá nhân nên việc giặt sạch đồ lót là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian thì nhiều chị em thường giặt chung đồ lót với quần áo trong máy giặt. Thực tế, đây là thói quen có thể làm lây lan vi khuẩn rất nhanh.
Bởi quần áo bạn mặc khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài có thể bám vi khuẩn lên và việc giặt chung sẽ làm lây lan, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo. Do vậy, hãy sử dụng chất tẩy rửa đồ lót chuyên dụng và sau khi giặt riêng thì đem phơi dưới nắng để khử trùng tốt nhất.
Năm biểu hiện suy thận hay bị mọi người bỏ qua
Ăn không ngon, đi tiểu đêm nhiều lần hoặc đau khớp có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan tới thận.
Các bệnh về thận có rất nhiều lý do khác nhau như hút thuốc, lạm dụng rượu, nhịn tiểu, thức khuya và chế độ ăn. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ gửi nhiều tín hiệu khác nhau ngay từ giai đoạn sớm.
Nếu bạn không để ý các triệu chứng ban đầu của bệnh thận, việc điều trị ở các giai đoạn sau đó sẽ khó khăn hơn nhiều.
(Ảnh minh họa: Boldsky)
Nước tiểu có bọt
Biểu hiện tiêu biểu nhất của bệnh thận là nước tiểu có bọt do chức năng thận suy giảm. Khi đó, việc hấp thụ protein của thận không được ổn định, dẫn tới đạm niệu (có protein trong nước tiểu) và nảy sinh bọt ở nước tiểu.
Bởi vậy, để ngăn ngừa các bệnh liên quan tới thận, bạn cần quan sát nước tiểu để phát hiện ngay các bất thường.
Thường xuyên tiểu đêm
Thận chịu trách nhiệm trong việc lọc và bài tiết nước tiểu. Nếu thận có vấn đề không chỉ gây ra đạm niệu mà còn khiến tần suất đi tiểu gia tăng.
Khi bạn khỏe mạnh, hiện tượng thức dậy lúc nửa đêm tương đối hiếm, thường chỉ một lần. Tuy nhiên, nếu bạn tỉnh dậy nhiều lần mỗi đêm, có thể thận của bạn đang trục trặc.
(Ảnh minh họa: Pedsinreview)
Phù chân
Thận tham gia vào quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể, tạo ra nước tiểu. Khi thận yếu, nước sẽ tích tụ trong người. Qua thời gian, hiện tượng phù sẽ xuất hiện, đặc biệt ở bàn chân và mí mắt.
Ăn mất ngon
Khi có bệnh thận, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn. Lúc này, bệnh nhân sẽ không muốn ăn và cảm giác ngon miệng suy giảm. Sau đó, toàn bộ cơ thể sẽ uể oải và xuống sức.
Ngay từ giai đoạn sớm của bệnh thận, cảm giác mệt mỏi tinh thần cũng khá rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, người ốm có thể thêm các triệu chứng như buồn nôn, hơi thở có mùi hôi.
(Ảnh minh họa: Beaumont)
Đau khớp
Khi thận không hoạt động tốt, dễ dàng dẫn tới tình trạng tăng lượng axit uric máu. Nồng độ axit uric vượt quá độ bão hòa sẽ gây ra viêm khớp. Nếu kéo dài, việc này sẽ trở thành một vòng tròn tác hại, khiến chức năng của thận tiếp tục suy giảm.
Ngoài ra, người có bệnh thận dễ rơi vào tình trạng thiếu máu và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Khi có các biểu hiện như trên, bạn nên đi khám sức khỏe. Phát hiện sớm, chữa trị sớm sẽ có cơ hội khỏi bệnh nhanh.
Ngoài ra, bạn nên duy trì các thói quen tốt như không hút thuốc, không uống rượu, không nhịn tiểu, ăn vừa đủ và tập luyện mỗi ngày.
5 thói quen của đàn ông "hủy hoại" một bộ phận quan trọng trên cơ thể, nhất là điều đầu tiên dừng ngay thôi Tuyến tiền liệt là bộ phận quan trọng của phái mạnh. Mặc dù vậy, rất nhiều người không chú ý "bảo dưỡng" nó mà vô tư duy trì những thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ quan này mà không hề hay biết. Ngồi lâu Áp lực công việc khiến cho con người hiện đại ngày càng có khuynh hướng ngồi...