Nữ giáo sư trẻ nhất thế giới từng thất vọng về đại học
Giáo sư trẻ nhất thế giới từng vỡ mộng đại học và thất vọng về giới học thuật. Thời kỳ khó khăn này giúp cô hiểu rõ, giới trẻ không nên bó buộc bản thân vào kế hoạch cứng nhắc.
Sinh năm 1989, Alia Sabur nổi danh là thần đồng có trí tuệ siêu phàm. Cô biết nói khi mới 8 tháng tuổi. Lên hai tuổi, Alia đã đọc thông viết thạo.
5 tuổi, Alia Sabur tốt nghiệp tiểu học, trong khi các bạn cùng trang lứa chỉ vừa rời mẫu giáo. Cô hoàn thành chương trình trung học cơ sở năm 8 tuổi.
Bố mẹ Alia rất vất vả trong việc tìm kiếm trường phù hợp cho con gái. Ngay cả những trường tư danh tiếng nhất ở New York, Mỹ, cũng cảm thấy cô quá tài năng, chương trình của họ không đáp ứng nổi yêu cầu học tập của nữ sinh này.
Năm 10 tuổi, Alia bắt đầu học ngành Toán học ứng dụng tại Đại học Stony Brook. 17 tuổi, cô tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu và Kỹ sư. 3 ngày trước khi bước sang tuổi 19, thần đồng trở thành giáo sư đại học trẻ nhất thế giới, theo Irish Times.
Ngoài ra, cô còn là nghệ sĩ chơi kèn Clarinet tài năng và lên đai đen Taekwondo khi mới 9 tuổi.
10 tuổi, Alia Sabur bắt đầu cuộc sống của một sinh viên đại học. Ảnh: Farfesh.
Cô gái 26 tuổi cho biết, để đạt được thành tựu lớn như vậy trong thời gian ngắn, cô hầu như không rời khỏi phòng học, bước ra xã hội để phát triển các kỹ năng mềm như những người khác.
“Tôi nghĩ những người thành công khi còn quá trẻ như mình đều cần đến thời kỳ chuyển đổi. Những gì chúng tôi đạt được trở nên đặc biệt vì còn nhỏ tuổi. Nhưng tôi cũng hy vọng bản thân có thể trưởng thành và trở thành một người bình thường”, Alia nói. Cô cho biết thêm, thời kỳ chuyển đổi ấy rất đa dạng, tùy thuộc mỗi người.
Tháng 11/2015, Alia Sabur dự Hội nghị Toàn cầu Khen thưởng Sinh viên ở thủ đô Dublin, Ireland. Đây là nơi quy tụ những cá nhân xuất sắc từ các trường đại học, nhằm thảo luận về phương pháp phát triển nhân tài.
Tại hội nghị, Alia khẳng định, những sinh viên tài năng sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn hướng đi cho bản thân sau khi tốt nghiệp.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, các bạn không cần bó buộc bản thân bởi thành tích trước đó hay sự mong đợi của những người xung quanh. Tôi coi trọng tính linh hoạt trong các kế hoạch và việc nắm bắt cơ hội. Thậm chí, khi dành quá nhiều thời gian, công sức vào một hướng đi được xác định từ trước, thỉnh thoảng, bạn cũng có thể thử đi theo hướng khác”, cô phát biểu.
Đây là bài học Alia rút ra từ kinh nghiệm không mấy tốt đẹp của bản thân.
Video đang HOT
Giáo sư trẻ nhất thế giới khuyên sinh viên tài năng không nên bó buộc bản thân vào những kế hoạch hay kỳ vọng của những người xung quanh. Ảnh: Aliasabur.com.
Trong thời gian theo học bằng tiến sĩ tại Đại học Drexel ở bang Philadelphia, thần đồng cảm thấy thất vọng về trường, cũng như giới học thuật. Alia từng kiện Drexel, cáo buộc giáo sư hướng dẫn dùng kết quả nghiên cứu của cô để đổi lấy danh tiếng và bằng sáng chế cho bản thân.
Vị giáo sư này phủ nhận, đồng thời cho rằng, Alia ăn cắp thành quả lao động của ông. Vụ tố tụng dẫn đến một phiên tòa kín. Sau đó, Alia tiết lộ, tòa bác bỏ các cáo buộc của giáo sư hướng dẫn.
Tại thời điểm đó, cô đang là giáo sư tại Hàn Quốc. Một năm sau, Alia trở lại Mỹ nhưng mối quan hệ với Đại học Drexel trở nên căng thẳng. Alia từ bỏ học vị tiến sĩ vì cho rằng, việc bảo về luận án trong môi trường như vậy hoàn toàn vô nghĩa.
“Đó là thời kỳ khó khăn. Tôi từng lên kế hoạch chi tiết về việc tốt nghiệp đại học, hoàn thành bằng tiến sĩ, nhận chức danh giáo sư. Nó đi chệch hướng và mọi thứ trở nên u ám. Tôi nỗ lực suốt bao năm để hoàn thành kế hoạch nhưng cuối cùng không thể làm được”, Alia kể lại.
Sau một khoảng thời gian khủng hoảng tâm lý, cô trấn tĩnh và quyết không từ bỏ dự định. Alia cảm thấy cần đặt mục tiêu mới.
Vì thế, giáo sư trẻ nhất thế giới trở thành một luật sư chuyên về quyền sở hữu trí tuệ. Hiện tại, cô làm việc tại văn phòng đăng ký và cấp bằng sáng chế Mỹ, sử dụng kiến thức ngành kỹ thuật để giúp người khác bảo vệ thành quả nghiên cứu của họ.
Alia Sabur hiểu những áp lực của giới sinh viên khi tiềm năng của họ dường như vô hạn và người khác kỳ vọng quá nhiều khiến bạn trẻ khó tìm ra hướng đi riêng.
Thiên tài này luôn khuyên sinh viên làm theo ước muốn của họ.
“Điều quan trọng là bạn phải hài lòng với những gì đang làm. Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận rõ các yếu tố quan trọng trong đời mình”, Alia nói.
Nữ giáo sư cho biết thêm, hiện tại, cô cần thời gian để nhìn nhận lại kế hoạch, cũng như những thanh tựu bản thân đã đạt được.
Theo Zing
Những bài tập cấp tiểu học thách thức cả tiến sĩ
Những bài tập Toán, Tiếng Việt của học sinh tiểu học tưởng đơn giản lại gây tranh cãi, thách thức cả giáo sư, tiến sĩ.
Bài toán lớp 3 thách thức giáo sư
Tháng 5/2015, cộng đồng mạng xôn xao với bài toán lớp 3 của một trường tiểu học ở Lâm Đồng. Sau khi "gây bão" trong nước, bài toán được báo Anh đăng tải.
Bài toán lớp 3 tại Lâm Đồng.
Bài toán lớp 3 này còn thu hút sự chú ý của nhiều giáo sư Toán học. Tiến sĩ Giáp Văn Dương còn mời các nhà toán học là giáo sư Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Phùng Hồ Hải và Nguyễn Tiến Dũng giải bài toán gây sốt ở Việt Nam và báo chí quốc tế.
Tiến sĩ Giáp Văn Dương đặt câu hỏi: "Thực sự muốn biết các giáo sư làm bài này hết bao nhiêu thời gian?". Ông đăng kèm chia sẻ trên báo The Guardian(Anh) về bài toán lớp 3 này, mong muốn độc giả cùng tìm kiếm đáp án.
Sau khi tiến sĩ Giáp Văn Dương mời giải toán, giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (giảng dạy tại Đại học Toulouse, Pháp) cho biết, làm xong bài trong 18 phút. Giáo sư Tiến Dũng nhận định: "Bài này dùng để dạy số học thì dở, dạy về thuật toán không đến nỗi nào".
Cách đây hai năm, trên trang mạng Học thế nào do GS Ngô Bảo Châu sáng lập, một phụ huynh tên Pham Tuyen đăng tải một đề bài giống hệt bài toán lớp 3 tại Lâm Đồng và nhờ giáo sư giải.
Bằng nickname Thichhoctoan, GS Ngô Bảo Châu cho biết, ông không hiểu đề bài. Sau khi có một người khác diễn giải đề toán, GS Châu bình luận: "Chắc chỉ có mỗi cách là mò cua, may ra thì bắt được ốc".
PGS Ngôn ngữ học "bó tay" với bài tập Tiếng Việt lớp 1
Đầu tháng 11/2015, một phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ với Zing.vn bài tập Tiếng Việt của con trai học lớp 1: Tìm và viết lại 5 từ đơn có vần ưi có nghĩa, không lặp lại từ hoặc âm.
Trao đổi về bài tập này của học sinh lớp 1, PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam - cho biết, ông tìm mãi cũng chỉ được 4 từ làgửi, ngửi, chửi, cửi.
Sau đó, độc giả đã có nhiều bình luận tranh cãi về đề bài của cô giáo. Nhiều người cho rằng còn một đáp án nữa là từ "hửi" thường được sử dụng ở miền Nam thay cho "ngửi". Tuy nhiên, ông Tình đã bác bỏ đáp án này vì cho rằng, "hửi" chỉ là phương ngữ, không phải từ phổ thông.
Bài tập Tiếng Việt lớp 1 tìm 5 từ vần ưi làm khó cả tiến sĩ Cô giáo cho học sinh lớp 1 bài tập tìm và viết lại 5 từ đơn có vần "ưi" có nghĩa, không lặp lại từ hoặc âm. PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, ông tìm mãi cũng chỉ được 4 từ.
Bài toán 5 x 3 không bằng 5 5 5 gây tranh cãi
Sau khi bài toán 5 x 3 bằng 3 3 3 3 3 và không bằng 5 5 5 của Mỹ xuất hiện gây tranh cãi, nhiều học giả đưa ra bình luận, nhưng chưa thống nhất được quan điểm.
"Tôi vẫn dạy học sinh cách 5 x 3 = 5 5 5, nhưng thật sự khi giảng bài vẫn có cảm giác nó không thuận lắm, và vẫn thích hiểu theo kiểu 5 lần số 3 hơn", thầy giáo Đỗ Duy Hiếu (Viện Toán học) chia sẻ.
Theo thầy giáo này, nếu học sinh làm 5 x 3 = 3 3 3 3 3, thầy sẽ không chấm điểm và yêu cầu các em sửa lại. "Tôi sẽ giải thích với học sinh rằng, mặc dù làm như vậy không sai, nhưng chúng ta sử dụng quy ước chung, và quy ước đó sẽ ảnh hưởng việc giảng dạy và tư duy chung của các bài toán liên quan vấn đề này về sau".
Trái với quan điểm của Đỗ Duy Hiếu, PGS.TS Vu Đinh Hoa, người nhiều năm đưa học sinh đi thi Olympic Toán quốc tế, cho biêt: "Theo cach quy ươc cua My, 5 x 3 phai diên giai ra phep tông la 3 3 3 3 3, tưc la sô 3 đươc nhân lên 5 lân. Sơ di bai toan gây nhiêu tranh cai, bơi chung ta thương không khăt khe vơi nhưng quy ươc nho như vây".
Thây Hoa giai thich, phep A x B vơi A ơ bên trai va B ơ bên phai khi chuyên sang phep công se phai băng tông cua A lân sô B (va ngươc lai).
Công thưc khai quat: A x B = B B B ... B (A lân sô B).
Bài toán tính số gà khiến nhiều học giả phải "đăng đàn"
Đề bài: "Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?".
4 phương án được đưa ra:
A. 4 x 8 = 32; B. 8 x 4 = 32; C. 4 8 = 12; D. 8 : 4 = 2.
Học sinh chọn đáp án 4 x 8 = 32 nhưng không được điểm vì cô giáo chấm đáp án 8 x 4 = 32 mới chính xác.
PGS.TS Đỗ Đình Hoan cho biết: Khi giải bài toán trắc nghiệm trên, học sinh đã được học quy ước về viết tên đơn vị là 8 x 4 = 32 (con gà), không viết 4 x 8 = 32 (con gà), nên trong phần đáp án chưa nên nêu cách viết này.
Nếu có học sinh nào viết 4 x 8=32 (con gà) thì giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo quy ước và nên cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét để động viên học sinh học tập, không coi là làm sai.
PGS Văn Như Cương lại phân tích: Đáp án của cô giáo đưa ra 8 (gà) x 4 =32 là đúng, phải tính số gà thì lấy số con gà nhân với số chuồng. Đáp án 4 x 8 không đúng, bởi viết như thế sẽ hiểu là số chuồng là 4 gấp lên 8 lần, mặc dù kết quả cuối cùng của phép tính đều là 32. Ở đây chúng ta cần phân biệt cho học sinh hiểu được đâu là đơn vị tính, đâu là số lần được gấp lên.
Theo Zing
Khám phá đại học khó đỗ hơn Harvard Đại học Hamburger, Mỹ được thành lập nhằm đào tạo quản lý, góp phần phát triển ngành dịch vụ ăn uống. Năm 1961, Fred Turner thành lập Đại học Hamburger tại tầng hầm của một cửa hàng McDonald's ở làng Elk Grove, bang Illinois, Mỹ. Đến nay, hơn 275.000 sinh viên tốt nghiệp từ ngôi trường này. Sau gần 55 hoạt động, trường...