Nữ giảng viên trẻ đam mê với nghề
Gia đình xảy ra biến cố, cách đây 16 năm, chị Phạm Thị Lĩnh, hiện là giảng viên bộ môn Kế toán của Khoa Khoa học sức khỏe và kế toán tài chính Trường đại học Công nghệ Đồng Nai, đã tạm dừng việc học để đi làm phụ giúp gia đình.
Chị Phạm Thị Lĩnh (giữa) hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Ảnh: Nga Sơn
Thế nhưng, khát khao được đến trường, ước mơ được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho học trò đã thôi thúc chị quyết tâm trở lại trường học, phấn đấu để trở thành giảng viên.
* Quyết tâm theo đuổi ước mơ
Chị Lĩnh chia sẻ, chị là con thứ 4 trong gia đình có 5 anh chị em. Khi cha chị đột ngột qua đời, công việc làm ăn của gia đình sa sút, một mình mẹ chị gồng gánh nuôi 5 chị em Lĩnh ăn học. 2 chị gái đang học đại học tại Hà Nội, anh trai đang học nghề, còn cậu em trai mới học lớp 10, vì vậy sau khi tốt nghiệp THPT, chị quyết định tạm dừng việc học để đi làm phụ giúp gia đình.
Năm 2006, chị rời quê Nghệ An vào tỉnh Bình Dương cùng người chị họ đi làm công nhân. Qua hồ sơ xin việc biết chị Lĩnh từng có 12 năm liền là học sinh giỏi nên công ty đã tuyển dụng chị vào làm nhân viên và đào tạo thêm về kỹ thuật, tạo điều kiện để chị phát huy khả năng của mình. Mặc dù điều kiện làm việc và thu nhập khá tốt nhưng khát khao được đi học vẫn luôn cháy bỏng. Vì vậy, chị Lĩnh đã nỗ lực để vừa đi làm, vừa đi học vào buổi tối. Mặc dù vừa làm, vừa học nhưng điều đáng chú ý là năm nào chị Lĩnh cũng đạt học lực giỏi, nhận được học bổng của nhà trường; từ nhân viên kỹ thuật, chị được công ty chuyển lên làm kế toán.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán Trường đại học Lạc Hồng, chị Lĩnh được nhận thỉnh giảng các lớp đào tạo vào buổi tối tại Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai. Đồng thời, chị tiếp tục thi và học lên cao học chuyên ngành Kế toán tại Trường đại học Lạc Hồng. Công việc của chị tại công ty khá thuận lợi với mức thu nhập cao nhưng làm cô giáo là ước mơ từ khi thơ bé nên chị đã quyết định chuyển hướng. Đầu năm 2016, chị Lĩnh nộp hồ sơ và được tuyển dụng vào làm giảng viên môn Kế toán tại Trường đại học Công nghệ Đồng Nai.
7 năm gắn bó với Trường đại học Công nghệ Đồng Nai, bản thân chị không ngừng trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy. Trong đó, chị đã chủ trì nâng cao chất lượng đào tạo và phương pháp giảng dạy theo CDIO (giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo); trực tiếp giảng dạy bằng phương pháp e-learning, triển khai các phần mềm cũng như các mô hình trong giảng dạy trực tuyến; tích hợp các công cụ vào giảng dạy giúp sinh viên biết cách sử dụng các công cụ giải quyết các vấn đề trong học tập và làm việc.
Chị Lĩnh cho hay, để có thể áp dụng các biện pháp giảng dạy một cách thuần thục, ngoài việc được nhà trường tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy, bản thân chị còn tự đăng ký và tham gia các khóa học. Không dừng lại ở đó, với suy nghĩ nếu chỉ dạy sẽ không đủ để nâng tầm kiến thức, những năm gần đây chị Lĩnh còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, viết các bài báo khoa học. Đến nay, chị đã sở hữu 20-30 đề tài, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia…
Video đang HOT
* Giúp sinh viên có thêm cơ hội học tập và rèn luyện
Không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy, từ khi về Trường đại học Công nghệ Đồng Nai, chị Lĩnh còn được phân công nhiệm vụ hỗ trợ công tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên của trường. Theo chia sẻ của chị Lĩnh, bản thân chị yêu thích các hoạt động phong trào nên từ khi còn là học sinh THPT, năm nào chị cũng được bầu làm bí thư chi đoàn lớp, có năm tham gia ban thường vụ Đoàn trường. Thậm chí, khoảng thời gian vừa làm, vừa đi học vào buổi tối, chị Lĩnh vẫn tranh thủ tham gia các hoạt động của trường. Vì vậy, khi được phân công nhiệm vụ hỗ trợ công tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên của trường, chị Lĩnh sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Từ đó đến nay, chị Lĩnh đã tham mưu tổ chức nhiều hoạt động đồng hành hỗ trợ sinh viên trong học tập. Trong đó, chị đã tham mưu tổ chức tập huấn, hội thảo dành cho sinh viên của ngành Kế toán – tài chính trong công tác chấp hành an toàn giao thông, phòng ngừa tội phạm, ma túy trong học đường; trang bị kỹ năng và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, giúp sinh viên định hướng con đường học tập đúng đắn, vững vàng trong ngành nghề.
Bên cạnh đó, hằng năm chị Lĩnh đều tham mưu cho nhà trường, Khoa Khoa học sức khỏe và kế toán tài chính tổ chức các cuộc thi dành cho sinh viên, như cuộc thi kế toán viên tài năng, chuyên gia tài chính giỏi thu hút sinh viên trong và ngoài khoa tham gia. Đặc biệt, chị còn tổ chức các chương trình, các buổi sinh hoạt để hỗ trợ sinh viên có học lực yếu hơn bổ sung kiến thức; vận động doanh nghiệp hỗ trợ học bổng cho sinh viên khá, giỏi có hoàn cảnh khó khăn, tạo động lực để sinh viên tiếp tục học tập.
Bản thân chị cũng tham gia tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện. Chỉ tính trong năm học 2020-2021, chị cùng với Đoàn, Hội nhà trường phối hợp tổ chức 2 đợt hiến máu tình nguyện; trao tặng 3 phòng máy vi tính tại các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế; tổ chức trao tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động Xuân yêu thương – Xuân tình nguyện nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của sinh viên.
Bên cạnh giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu mà Tỉnh đoàn trao tặng mới đây, chị Phạm Thị Lĩnh hiện là một trong 3 ứng cử viên được Tỉnh đoàn giới thiệu Trung ương Đoàn TNCSHCM xét chọn Giải thưởng Lý Tự Trọng – giải thưởng cao quý của Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCSHCM trao tặng các cá nhân là cán bộ Đoàn có thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Hạn chế "lỗi văn hóa" trong dạy, học online: Cần bộ quy tắc ứng xử
Trong quá trình dạy học trực tuyến đã xảy ra không ít ồn ào khi vài giảng viên, giáo viên đứng lớp có lời lẽ không phù hợp với học sinh, sinh viên và ngược lại.
Người thầy có vai trò rất lớn trong việc truyền đạt kiến thức, nắn chỉnh văn hóa và kỹ năng ứng xử cho học sinh, sinh viên.
Mất kiềm chế và thiếu bản lĩnh sư phạm của một vài thầy cô giáo đặt ra vấn đề cần chuẩn hóa quy tắc ứng xử trong giờ học online.
Bản lĩnh và sự chia sẻ
Một số vụ việc giảng viên, giáo viên có lời lẽ thiếu kiềm chế và không phù hợp với học sinh, sinh viên trong giờ học online đã được tung lên mạng thời gian qua, gây ý kiến trái chiều. Đa số các vụ việc không đi quá xa khi người thầy đã lên tiếng xin lỗi học sinh. Tuy vậy, dư âm về những hành động chưa chuẩn mực ấy ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo.
Không chối bỏ việc nóng giận có thể xảy ra bất cứ lúc nào với các tình huống dở khóc, dở cười trong giờ học online, song theo ThS Nguyễn Thị Diệu Anh - giảng viên Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) Trường ĐH Văn Hiến, người thầy phải luôn ý thức được vị trí và vai trò của mình để kiềm chế.
"Nhà giáo không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức, dẫn dắt sinh viên, học sinh của mình khai phá, tìm kiếm tri thức mà còn bồi đắp vốn sống và kỹ năng ứng xử. Tất nhiên, có nhiều tình huống trong giờ học của sinh viên khiến mình vô cùng bực tức và nóng giận, nhưng vì nóng giận mà dễ dàng buông ra những lời cay nghiệt, câu từ thiếu chuẩn mực rõ ràng chúng ta đang thất bại và chưa hoàn thành chức phận", ThS Diệu Anh nói.
Đồng quan điểm, TS Trương Tiến Sĩ - giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho rằng: Khi giảng viên đứng lớp phải kiểm soát được lớp học, dù là offline hay online. Đây là yêu cầu bắt buộc và nếu thầy cô không làm được việc này đừng nói gì đến vấn đề dạy học, chuyển tải bài giảng như thế nào.
"Khi thầy cô thiết lập được quy tắc riêng cho lớp, các tình huống nảy sinh ít nhiều mình sẽ kiểm soát được trong nguyên tắc chung. Tất nhiên, thầy giáo cũng phải tạo được không khí vui vẻ để thầy và trò có tâm lý thoải mái nhất, hướng tới việc thầy chuyển tải được kiến thức hay nhất và trò tiếp thu được bài học tốt nhất.
Kinh nghiệm của tôi là "lớp học không điện thoại" và không làm việc riêng, nhưng cho phép sinh viên rời khỏi lớp để nghe điện thoại hoặc tin nhắn với những cuộc gọi, tin nhắn "quan trọng". Xử lý xong, sinh viên được quay trở lại lớp mà không cần xin phép, giảng viên cũng vậy. Khi cả hai phía thiết lập được bộ nguyên tắc, tự khắc hai phía sẽ ý thức, tôn trọng nhau và thực hiện", TS Sĩ chia sẻ.
Theo TS Trương Tiến Sĩ, để kiểm soát được những tình huống không ngờ nảy sinh trong buổi học, giảng viên cần thiết lập được một quy tắc riêng cho lớp ngay từ buổi học đầu tiên. Thầy cô phải quy ước cách thức làm việc của mình để trò tuân thủ. Lớp học phải có luật lệ, chuẩn mực và chế tài rõ ràng, đương nhiên phải phù hợp với quy định hiện hành. Lớp càng lớn càng phải nghiêm.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ tâm lý, TS Đào Lê Hòa An - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tâm lý và hướng nghiệp JobWay (TPHCM) nêu quan điểm: Việc phải chuyển trạng thái dạy học ít nhiều mang đến những khó khăn, lúng túng cho giáo viên. Chúng ta đều biết những kỹ năng tương tác trong lớp học ảo, những lỗi kỹ thuật trong quá trình dạy học trực tuyến phần lớn giáo viên chưa được đào tạo kỹ lưỡng trong trường sư phạm.
Để thích ứng, họ phải nỗ lực tự học, trau dồi kiến thức và kỹ năng cũng như vận dụng các phần mềm dạy học để cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Áp lực hẳn là có, thậm chí là rất lớn nếu học sinh tham gia tiết học với tâm trạng không hứng thú hoặc không nghe lời, giáo viên sẽ cảm thấy thất vọng... Họ loay hoay và khi các tình huống nảy sinh, việc thiếu kiểm soát hành vi là có thể.
Một giờ học có tương tác trực tuyến với sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của người thầy.
Nguyên tắc cần tuân theo
Từ vụ việc đáng tiếc vừa xảy ra, các cán bộ quản lý và chuyên gia giáo dục cho rằng, hơn lúc nào hết, nhà trường cần khẩn trương xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong việc dạy và học. Bộ quy tắc ứng xử sẽ có quy định chung về trách nhiệm của nhà trường, giảng viên và người học khi tham gia học tập.
Nhìn nhận đây là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn khi bối cảnh dạy và học ngày càng thay đổi, theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, bộ quy tắc ứng xử khi xây dựng cần được đặt trên trụ cột chính là văn hóa ứng xử, hành vi ứng xử và quy tắc giao tiếp.
"Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có quy ước về ứng xử trên môi trường lớp học trực tuyến, lớp học ảo hay các hình thức tương tác trên nền tảng Internet đều được trường khuyến nghị giảng viên tuân thủ một cách nghiêm túc. Các quy định cũng mở rộng ở việc đảm bảo giờ giấc, tác phong, trang phục và vấn đề tương tác với người học. Đặc biệt, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở giảng viên phải giữ gìn và xây dựng hình ảnh khi dạy học trực tuyến
Tất nhiên, trong thực tế giảng dạy, giảng viên sẽ không thể nào tránh khỏi những sơ suất, hạn chế. Sinh viên cũng có thể vướng phải lỗi không mong muốn... Tuy nhiên, nhà trường luôn khuyến khích giảng viên, sinh viên lắng nghe và chia sẻ với nhau để nút thắt sớm được tháo gỡ", GS Huỳnh Văn Sơn cho biết.
Theo TS Nguyễn Tấn Đại - Nghiên cứu viên liên kết Phòng Thí nghiệm liên đại học về khoa học giáo dục & truyền thông, ĐH Strasbourg (Pháp), ở các nước có nền giáo dục phát triển, việc người học và người dạy khi bước vào lớp học phải tôn trọng nhau theo một bộ quy tắc chung có từ rất lâu. Tại Việt Nam, do trạng thái dạy học từ trực tiếp sang online mới được chuyển đổi gần đây nên nhiều vấn đề nảy sinh khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến ức chế tâm lý... Đây là điều mà chúng ta nên cảm thông và chia sẻ.
"Một bộ quy tắc ứng xử cho lớp học online nếu được các trường xây dựng phải đảm bảo được nguyên tắc netiquette (quy tắc và chuẩn mực mọi người cần tuân theo khi sử dụng Internet). Đây phải là cơ sở và nền tảng để người thầy và sinh viên tuân theo", TS Đại nói.
Tôi cho rằng điểm cốt lõi của bộ quy tắc ứng xử cho lớp học online là các quy định về phương thức giao tiếp, hành vi truyền đạt, ngôn ngữ và văn hóa lễ nghĩa... của lớp học truyền thống được chuyển đổi và xử lý qua các công cụ giao tiếp trực tuyến. Nếu chúng ta đảm bảo được các nguyên tắc và quy định như trên để xây dựng bộ khung chung cho các quy tắc ứng xử chắc chắn sẽ hạn chế được những tình huống thầy mắng trò, trò thách thức thầy như vừa qua. - TS Nguyễn Tấn Đại
Thường niên sẽ bình chọn 200 "Nhà giáo tiêu biểu của năm" Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã ký Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế bình chọn "Nhà giáo tiêu biểu của năm". Sẽ có 200 "Nhà giáo tiêu biểu của năm" được bình chọn và khen thưởng. Ảnh minh họa Sẽ có 200 "Nhà giáo tiêu biểu" được bình chọn khen thưởng do Hội đồng bình chọn Bộ GD&ĐT quyết...