Nữ điều dưỡng vượt cửa tử: ‘Một ngày dài như một năm’
Nữ điều dưỡng 31 tuổi mắc Covid-19 khi đang mang thai 28 tuần, nguy kịch, phải lần lượt chuyển qua ba bệnh viện điều trị trong hơn 20 ngày.
Hồi phục xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, ngày 7/9, nữ điều dưỡng Thanh Tuyền không nghĩ đã đi qua một đoạn đường dài đến vậy. “Một ngày mà tưởng dài một năm, hơn 20 ngày vừa qua chẳng khác gì hơn 20 năm”, chị Tuyền nói, khi nhớ lại hành trình đã qua.
Chị cho rằng được “khỏi bệnh xuất viện là điều kỳ tích”, như được sinh ra lần hai, bởi từng nghĩ khó có thể vượt qua.
Chị Tuyền khi xuất viện, ngày 4/9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Chị Tuyền phát hiện dương tính ngày 15/8 sau khi xuất hiện triệu chứng sốt, mệt mỏi. Chị điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn – nơi chị đang công tác. Tình trạng diễn tiến xấu nhanh chóng, chị được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương.
Ngày 23/8, kíp điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương hội chẩn từ xa với bác sĩ Trần Thanh Linh (Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19). Các bác sĩ quyết định chấm dứt thai kỳ, mổ bắt con ngay trong đêm trước diễn tiến nặng quá nhanh của bệnh nhân. Sau ca sinh mổ, chị Tuyền được đưa về Bệnh viện Hồi sức Covid-19.
Bác sĩ Võ Tấn Lực (Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, chi viện Bệnh viện Hồi sức Covid-19) cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm phổi nguy kịch do Covid-19, khả năng tử vong cao nếu không được can thiệp khẩn.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Lực, bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị cực kỳ cam go. Bên cạnh xử lý các biến chứng của Covid-19, bác sĩ phải liên tục ứng phó với tình trạng nhiễm khuẩn Klebsiella Pneumoniae đa kháng thuốc. Chị Tuyền còn bị sốc phản vệ, dị ứng với một số thuốc kháng sinh đang điều trị.
Dưới sự nỗ lực của các y bác sĩ, sau 9 ngày điều trị hồi sức tích cực, tình trạng sức khỏe của chị Tuyền cải thiện dần. Từ đặt nội khí quản thở máy, chị chuyển sang thở oxy dòng cao (HFNC) – là tình huống can thiệp giảm nhẹ hơn, sau đó thở mask, thở cannula và khi xuất viện, chị có thể tự thở được bằng khí trời, chỉ số SpO2 là 98-99%, kết quả hai lần xét nghiệm PCR âm tính.
Chồng chị Tuyền, anh Quy (cũng là điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn) cho biết đã trải qua những ngày rất sốc và lo lắng khi thấy tình trạng vợ diễn tiến nguy kịch. Anh cảm phục các y bác sĩ điều trị cho vợ mình, bởi không nghĩ vợ bệnh nặng vậy mà chỉ hơn 20 ngày đã hồi phục sức khỏe.
“Vợ được xuất viện trở về cùng gia đình là điều vô cùng may mắn. Là một nhân viên y tế, tôi càng hiểu được hành trình vất vả của các ê kíp tham gia điều trị cho vợ tôi”, anh Quy chia sẻ.
Đã hết Covid, hồi phục sức khỏe, song chị Tuyền vẫn còn hơi yếu cơ tay chân, phải tự tập vật lý trị liệu thêm trong 14 ngày cách ly tại nhà. Dẫu lần này không giữ được con, vợ chồng vẫn tự an ủi nhau vượt qua nỗi buồn, nỗ lực tập luyện sớm hồi phục để chăm sóc thật tốt bé lớn gần ba tuổi.
“Ai bị bệnh thì đừng bi quan, cố gắng lạc quan rồi kỳ tích sẽ đến”, chị Tuyền nhắn nhủ.
Hơn 2.000 F0 ở TP HCM phải hỗ trợ hô hấp
2.070 người bệnh cần được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca nặng, trong số hơn 33.300 F0 đang điều trị tại các bệnh viện TP HCM, ngày 5/8.
Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 5/8.
Trong số 1.331 bệnh nhân nặng, có 1.277 trường hợp thở máy, 39 người bệnh cần lọc máu và 15 ca can thiệp ECMO. Số ca tử vong tại TPHCM tính đến nay là 2.105 (tỷ lệ 1,94%).
Theo ông Hưng, thành phố đang có 193 cơ sở cách ly F0, tại TP Thủ Đức và các quận huyện. Các cơ sở này đảm nhận nhiệm vụ cách ly và điều trị F0 tại tầng một trong mô hình điều trị tháp 5 tầng, với 53.617 giường. "Những cơ sở này góp phần giảm tải cho các bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị Covid-19", bác sĩ Hưng nói.
Bốn tầng còn lại gồm 55 cơ sở, bao gồm các bệnh viện ngoài công lập đã chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang điều trị Covid-19). Cụ thể, tầng hai có 16 bệnh viện dã chiến thu dung (đang tiếp nhận 23.305 người bệnh), tầng ba gồm 20 bệnh viện (4.385 người bệnh), tầng 4 có 15 bệnh viện (4.238 F0) và tầng 5 gồm 4 bệnh viện (1.450 F0).
Hôm 3/8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi trong cuộc họp báo nhìn nhận F0 nặng, tử vong là vấn đề của thành phố, hệ thống y tế đang quá tải và khâu tiếp nhận, xử lý ở tầng 3 trong tháp 5 tầng điều trị đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị.
Để liên thông chuyển bệnh giữa các tầng điều trị, Sở Y tế TP HCM đã ban hành văn bản hướng dẫn quy trình trong các trường hợp mắc Covid-19 đến bệnh viện. Theo đó, tầng một chăm sóc và theo dõi sức khỏe các F0 không có triệu chứng, không bệnh nền. Tầng hai điều trị F0 có triệu chứng và điều trị các bệnh lý nền kèm theo. Tầng ba điều trị ở mức cơ bản đối với các trường hợp có triệu chứng trung bình và nặng. Tầng 4 điều trị F0 có kèm bệnh lý nền nặng hoặc bệnh lý đi kèm như bệnh thận, viêm gan, tai biến mạch máu não. Tầng 5 có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các trường hợp Covid-19 nguy kịch.
Bộ Y tế đang cùng TP HCM thiết lập nhiều trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch, do các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế... phụ trách, với mục tiêu lớn nhất là giảm số tử vong.
Giám đốc Sở Y tế TP HCM hôm nay cũng gửi văn bản hỏa tốc, đề nghị các bệnh viện không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR dương tính nCoV mới tiếp nhận bệnh. "Tuyệt đối không vì thủ tục hành chính mà làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh", ông Bỉnh nêu. Tùy tình trạng người bệnh mà bệnh viện quyết định việc tiếp tục điều trị hay cần chuyển tuyến.
Ông Bỉnh yêu cầu các cơ sở y tế luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám và cấp cứu 24/7, khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu; đồng thời đảm bảo trực 24/7, luôn mở cổng bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận khi người dân đến khám hoặc cấp cứu, đặc biệt vào ban đêm.
Lãnh đạo Sở Y tế cũng đề nghị bệnh viện chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu, không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu.
"Những việc này nhằm đến mục tiêu giảm thấp tỷ lệ tử vong, không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh", ông Bỉnh nêu. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.
Tại cuộc họp báo, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, bao gồm cả công dân nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ đầu đợt tiêm thứ 5 cho tới nay (không bao gồm số lượng tiêm tại các cơ quan y tế trung ương trên địa bàn thành phố, được cấp vaccine trực tiếp từ Bộ Y tế), thành phố đã tiêm hơn 1,3 triệu người. Trong đó, 207.297 người trong nhóm 65 tuổi trở lên và có bệnh lý nền.
Theo ông Đức, số lượng tiêm chủng liên tục tăng dần trong những ngày qua. Riêng trong ngày 4/8, có 184.256 người được tiêm, ghi nhận 501 trường hợp phản ứng nhẹ, không có trường hợp phản ứng nặng.
"Các loại vaccine đang cấp phép sử dụng tại TP HCM gồm AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Vero Cell đều ghi nhận tỷ lệ hiệu quả bảo vệ khá giống nhau", ông Đức cho biết. Theo đó, những người tiêm đủ hai liều có thể có tỷ lệ nhỏ mắc Covid-19 nhưng tỷ lệ trở nặng rất thấp, tỷ lệ tử vong gần như bằng 0 . Đây là lý do quan trọng để thành phố đẩy mạnh tiêm vaccine.
Nhân viên y tế điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chạy đua với 'tử thần' để cứu F0 nguy kịch Xe cứu thương lao đi trong đêm, đưa kíp bác sĩ Hồi sức Covid-19 cùng máy ECMO đến Bệnh viện Trưng Vương - nơi vừa báo động đỏ vì người phụ nữ mang song thai 25 tuần suy hô hấp, nguy kịch. Khẩn cấp kết nối hệ thống ECMO (thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) vào thai phụ, các bác...