Nữ “chủ tịch” 21 tuổi có bảng thành tích kín đặc trang A4 đến từ Đại học Y Hà Nội
Nhắc đến Y Hà Nội thì không có gì phải bàn cãi về độ học giỏi của các bạn sinh viên. Nhưng để tìm một ứng viên đa năng, lĩnh vực nào cũng nổi trội thì không phải lúc nào cũng dễ dàng bắt gặp.
Nữ sinh năm 3 khoa Răng Hàm Mặt – Nguyễn Thị Bích Hậu là một ví dụ điển hình trong số đó.
Xin chào Hậu, bạn có thể giới thiệu với độc giả đôi chút về bản thân mình không?
Chào mọi người, mình là Nguyễn Thị Bích Hậu. Mình sinh năm 2000, hiện là sinh viên năm 3 chuyên ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội.
Lý do bạn theo học ngành này là gì?
Do trước đây khi còn học cấp 3 mình có được đi bệnh viện làm phiên dịch tiếng Anh. Cả mùa hè được đến bệnh viện, được đi hỏi bệnh, thăm khám, mình có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện cùng với các bác cao tuổi tại đây. Bản thân là người rất quý người già, mỗi ngày chăm sóc và nghe các bác gọi với tên gọi thân thương “bác sĩ trẻ ơi” mình thấy vui lạ và dần dần thích Y từ lúc nào chẳng hay.
Về nhà khi được đăng kí chọn lớp, mình đã chọn khối B và quyết thi Y. Dự định là muốn làm bác sĩ đa khoa để làm ở khoa Lão sau này, đến lúc thi thì thiếu 0,05 điểm nên mình vào nguyện vọng 2 là Răng Hàm Mặt. Sau này học rồi mới thấy đúng là “lên nhầm kiệu hoa được chồng như ý”. Thực sự răng hàm mặt rất là hợp với mình. Một môi trường hiện đại, năng động và rất có tính dịch vụ, cần nhiều kĩ năng.
Được mọi người, đặc biệt là các sinh viên tại Y Hà Nội vô cùng ngưỡng mộ vì tài năng cũng như đảm đương nhiều vị trí then chốt trong các hoạt động của trường nói chung và khoa Răng Hàm Mặt nói riêng. Cụ thể đó là những gì?
Nếu mọi người đã tò mò vậy thì mình xin phép điểm lại những chặng đường mình đã đi được trong 3 năm qua. Trước hết là các vị trí mình đã và đang đảm nhiệm: Ủy viên Ban Chấp hành Liên chi Đoàn Viện đào tạo Răng Hàm Mặt;
Ủy viên Ban Chấp hành HSV ĐHYHN Khóa VIII; Co-founder, Đại sứ Dự án Thúc đẩy hợp tác và Phát triển năng lực Sinh viên Y – POSEIDONS; Trưởng ban truyền thông – Trại lãnh đạo toàn quốc YISC 2021 – thuộc NYDO Vietnam; Nguyên Phó Chủ nhiệm HMU’s Dance Club; Chủ nhiệm Dự án chống QRTD “Em là Ánh Nắng”; Phụ trách chương trình Truyền thông sức khỏe răng miệng và Rửa tay – Hội bác sĩ tình nguyện;
Điều phối chính chuỗi tọa đàm, cuộc thi về Bạo lực giới được tổ chức bởi CSAGA Việt Nam; Phụ trách lớp tiếng Anh chuyên ngành cho tân sinh viên – CLB SV Răng Hàm Mặt; Trainer, Giám khảo bán kết – Sputnik 2020 – LamSon English Speaking Contest; Đại biểu Hội trại Tiếng Anh Toàn quốc – Trung Ương Đoàn – NEC 2020; Thành viên đội thi SV 2020 – Đại học Y Hà Nội; Diễn viên, biên kịch chương trình Điều ước thứ 7 số 197.
Cùng với vai trò leader, trong khoảng thời gian đó mình cũng may mắn nhận được những thành tích như:
Video đang HOT
Học bổng toàn phần 2 kỳ liên tiếp và Giấy khen từ Hiệu Trưởng – trường Đại học Y Hà Nội.
Bằng khen HSV Thành Phố về công tác Đoàn Hội 2019.
Vô địch miền Bắc, giải Nhì Toàn Quốc – English Olympiad E4US 2019, chủ đề SDGs.
Top 8 best speaker, 1st Reply speaker – Speak Up 2020 – by UN Women.
Giải ba toàn quốc Cuộc thi Hùng biện “Sinh viên và Covid-19″ – by VOHUN – Mạng lưới Một Sức Khỏe Việt Nam.
Top 4 Medship – HMU’s English Contest 2019.
Thí sinh được yêu thích nhất – Trên Hành Lang 2019 – Cuộc thi kỹ năng mềm cho Sinh viên Y.
Chủ nhiệm Dự án Giải Nhì toàn quốc về Phòng chống QRTD – “Em là Ánh Nắng”.
Top 3 Kpop Dance for Youth 2019 (with DR Crew).
Chung kết bảng C – SV 2020.
Tham gia vô số các hoạt động, cuộc thi lớn nhỏ như vậy Hậu cảm thấy bản thân mình học được những gì?
Mỗi một lần được giao trọng trách dù ở vai trò nào mình cũng học được rất nhiều điều, trưởng thành hơn mỗi ngày. Để miêu tả rõ hơn mình sẽ chọn ra 3 hoạt động ngoại khóa để lại nhiều ý nghĩa nhất với mình:
1. Chuỗi chương trình khám chữa bệnh nhân đạo toàn quốc – Hội bác sỹ Tình nguyện
Đây có thể nói là hoạt động đã giúp mình định hướng lí tưởng sống. Mình tham gia với vai trò trưởng nhóm truyền thông giáo dục sức khỏe và trưởng nhóm Đồ cũ gây quĩ của Hội. Theo chân Hội đã hơn 1 năm, được cùng các bác sĩ, các bạn tình nguyện viên đến nhiều miền quê khó khăn để khám chữa bệnh và phát thuốc không phí, hướng dẫn cho hàng ngàn em nhỏ tại các trường cách rửa tay, đánh răng đúng cách. Đó là hoạt động đã khiến mình nhận ra đam mê cống hiến và làm việc cộng đồng của bản thân. Tiếp xúc với khối lượng lớn người cho mình thêm rất nhiều kinh nghiệm về cả chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp, ứng phó trong cuộc sống.
2. Dự án Poseidons – Dự án hợp tác và phát triển năng lực sinh viên Y
Là Co-founder và Đại sứ của Poseidons, theo chân dự án từ ngày còn là ý tưởng trên trang giấy, mình không dám mơ về 1 ngày có thể kết bạn và học hỏi từ các bạn sinh viên Y trên toàn quốc như ngày hôm nay. Dự án này chúng mình thành lập với mong muốn có 1 sân chơi rộng hơn cho sinh viên Y, kết nối các nhóm thanh niên lại với nhau để các hoạt động đang có sẽ trở nên thật mạnh và lan tỏa, các năng lực chưa có sẽ được bổ sung, từ đó nâng cao chất lượng nhân lực y tế tương lai. Đây là hoài bão và là nơi để các bạn trẻ như chúng mình thỏa đam mê cống hiến vì sự phát triển chung.
3. Dự án Chống Quấy rối tình dục “Em là Ánh Nắng ”
Nhờ vào mạng lưới mà Poseidons tạo lập, lần đầu mình rời xa vòng tay các anh chị lớn, tự mình thành lập 1 dự án toàn quốc dù chỉ trong thời gian ngắn, tự pitching và thực hiện. Nó xuất phát từ những điểm nóng, những khó chịu mà chúng mình – những bạn trẻ đam mê nghệ thuật đã phải chịu đựng khi đi biểu diễn, từ những câu bông đùa cho đến hành động phản cảm. Nay, những giai điệu nghệ thuật không chỉ còn mang tính giải trí, nó được biến thành tiếng nói, thành làn sóng cùng nhau lên tiếng hành động, cùng chung tay phòng chống quấy rối tình dục. Kết quả, dự án đã dành giải Nhì chung cuộc cùng độ lan tỏa vô cùng lớn.
Thời gian học ở Y rất vất vả cộng với việc tham gia nhiều hoạt động như vậy, không biết bạn có căn ke được thời gian cho công việc làm thêm?
Mọi người bảo mình có 3 đầu 6 tay và hình như đúng vậy thật (cười).
Công việc làm thêm đầu tiên của mình và hiện là nguồn thu nhập chính cho đến bây giờ là thương hiệu: DHIntro. Mình bắt đầu từ năm 2018 khi đang học lớp 9, khi thấy các nhóm nhảy trên youtube có video mở đầu rất đẹp, mình tự hỏi không biết mình có thể kiếm tiền từ việc sửa video cho mọi người không vì dạo quanh các diễn đàn thấy nhiều bạn hỏi quá trời. Nghĩ là làm, hôm đó mình lập fanpage cho bản thân, tự soạn bài đăng và đăng các mẫu mã mình có, nhận sửa các project sẵn có với giá 50k/ video. Ôi thời đó kiếm được 50k khi mỗi bữa sáng vẫn chỉ có 5k thì thật là 1 cảm xúc khó tả.
Và cứ thế, khi thấy nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mình tìm tòi thêm các phần mềm khác và bắt đầu con đường làm một video editor “chuyên nghiệp”. Không còn chỉ sửa những mẫu có sẵn mà nay mình đã có thể tự tạo ra những video theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty lớn hơn bắt đầu tìm đến, các khách hàng cũng đồng hành lâu hơn, giới thiệu nhiều bạn bè hơn (kể tên như Xây dựng Hưng Yên, Movehouse.vn, Đài VTC…)
Phải nói đây là may mắn rất lớn của cuộc đời mình khi gặp được công việc này. Đây là 1 thị trường còn khá mới và ít người làm nên mình còn khá độc quyền, công việc đều đặn, lúc nào cũng có khách. Tra từ khóa “làm intro theo yêu cầu” thì 7 trang tìm kiếm đầu tiên của google là DHIntro, dù mình không hề chạy quảng cáo hay marketing gì.
Động lựa giúp bạn cố gắng không ngừng và đạt được những thành tích đáng nể đó là gì?
Lí do đầu tiên có lẽ là vì gia đình. Bố mình mất năm mình 8 tuổi, một mình mẹ nuôi 2 chị em vô cùng khó khăn, vô cùng vất vả. Hiện tại mẹ mình đã 60 tuổi nhưng vẫn chưa được nghỉ ngơi, vẫn phải lo cơm áo gạo tiền. Thực sự mình rất rất muốn phải cố gắng, phải tài giỏi. Trước tiên để mẹ tự hào, sau đó là để đỡ đần mẹ sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, mình là 1 con người cầu tiến và nhiều năng lượng, ham học hỏi. Thế nên, trong cuộc sống mình luôn không ngừng tìm kiếm các cơ hội để học và phát triển thêm.
Hậu có lời khuyên gì dành cho các bạn độc giả để đạt được những thành công như bạn có ở hiện tại không?
Thật sự bí quyết của mình chỉ đơn giản là cố gắng và cố gắng không ngừng. Và để tiếp lửa cho sự cố gắng đó, mình có 2 câu nói như kim chỉ nam theo mình suốt những năm tháng qua, đó là:
- “Lúc bạn bé, người ta nhìn vào bố mẹ bạn để đối xử với bạn. Nhưng lúc bạn lớn, người ta sẽ nhìn vào bạn để đối xử với bố mẹ bạn”
- “Trẻ an nhàn – già vất vả, còn trẻ còn khỏe hãy chọn vất vả và cố gắng!”
Truyền lửa và kế thừa
Nhận lời tham gia Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ cho một bác sĩ trẻ nội trú chuyên ngành Vi sinh.
Bước vào phòng, thật bất ngờ khi thầy Chủ tịch Hội đồng nguyên Hiệu phó, Chủ nhiệm Bộ môn, thầy đã từng chấm luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa của tôi cách đây 18 năm, rồi cũng chính thầy trong Hội đồng chấm luận văn bác sĩ nội trú sau đó 15 năm của tôi, gần nhất là thầy trong Hội đồng chấm tiểu luận, chuyên đề bảo vệ luận án tiến sĩ của tôi cách đây 3 năm.
Những nếp nhăn, mái tóc mang dấu ấn thời gian của thầy, nhưng những lời phát biểu, điều khiển buổi bảo vệ thì vẫn nghiêm túc mà ấm áp, gần gũi như ngày nào.
Thầy phản biện một cũng là một PGS.TS. cũng là người thầy, người anh đã góp ý, tham gia trong hội đồng chấm chuyên đề, tiểu luận, và buổi bảo vệ luận án TS của tôi, hiện anh là Vụ Phó của một Vụ thuộc Bộ Y tế, bận trăm công nghìn việc liên quan tới công tác khoa học đào tạo của ngành, nhưng bản nhận xét của anh cũng rất đầy đủ, chi tiết.
Cô phản biện hai PGS.TS. nguyên Trưởng khoa Vi sinh của BV Bạch mai, sau khi nghỉ chế độ đến nay cô là Trưởng khoa Vi sinh của một bệnh viện tư lớn tại Hà Nội, cô cũng là một thành viên trong Hội đồng bảo vệ nghiên cứu sinh cấp trường của tôi.
Cô ủy viên thư ký là TS. Trưởng khoa Vi sinh, Phó chủ nhiệm Bộ môn, một người chị đã giúp tôi viết chuyên đề TS, tham gia trong các Hội đồng chuyên đề, tiểu luận, NCS của tôi, chị đã phải lùi chuyến đi công tác miền Trung của mình lại vì Hội đồng sẽ không thể tổ chức buổi bảo vệ nếu thiếu ủy viên thư ký, mà cô thì không muốn học trò của mình phải đổi lịch.
Các thầy cô truyền lửa tri thức cho các em sinh viên.
Còn tôi, đêm trước đi trực, cũng may là không bận bịu, nhận lời cho Hội đồng này nên tôi không thể đi cùng xe với đoàn đi dự Hội nghị chuyên ngành ở Ninh Bình mà phải đợi tới đêm đi cùng xe với một người anh khác. Để chắc chắn có mặt đúng giờ, tôi cũng đã phải đi sớm trước đó khoảng hơn một giờ.
Khi đại diện của Phòng sau đại học đọc thành viên Hội đồng, thầy Chủ tịch bắt đầu điều khiển buổi bảo vệ, tôi chợt cảm nhận không gian như khác đi.
Tôi như nhìn thấy được dòng chảy của thời gian qua mái đầu, qua nếp nhăn của thầy Chủ tịch, của cả các thầy cô, anh/chị trong Hội đồng, tôi như cảm nhận được dòng chảy của học thuật, của khoa học đang trôi qua các thế hệ, chảy qua tôi khi ngày nào đó đã nhận dòng chảy trí tuệ, khoa học này từ các thầy, các anh chị và bây giờ tôi có may mắn, vinh dự được cùng các thầy, cô, anh, chị trong Hội đồng truyền tải tới các em.
Đó không chỉ là dòng chảy tri thức mà còn là dòng chảy của yêu thương, của trách nhiệm người làm thầy, khi các thầy tôi, anh chị tôi, bỏ bao công việc khác, để ngồi lại đây, trong không khí của học thuật, gạt bỏ hết những suy tư, lo lắng, toan tính đời thường, chỉ còn lại tri thức nhân loại, góp ý cho các em với tất cả hiểu biết và yêu thương của mình, mong các em trưởng thành và hoàn thiện hơn.
Tới lượt mình có ý kiến. Tôi phải xin phép thầy Chủ tịch cho tôi được nói đôi lời cảm xúc của mình trước khi vào nội dung chính, tôi muốn các em cảm nhận được sự yêu thương, dòng chảy thời gian, trí tuệ, trách nhiệm mà các em đang được đón nhận cũng như đón nhận trách nhiệm "Truyền lửa và kế thừa" những giá trị nhân bản tuyệt vời này từ các thầy cô dưới mái trường Đại học Y Hà Nội.
Điểm chuẩn Đại học Phan Châu Trinh: Y khoa cao nhất lấy 22 điểm Trường Đại học Phan Châu Trinh chính thức công bố điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) ngành Y khoa (bác sĩ đa khoa) và ngành Răng - Hàm - Mặt lấy 22 điểm, các ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm cùng lấy 19 điểm. Ảnh minh họa Dưới đây là điểm chuẩn chi tiết các ngành học của Đại học Phan Châu...