Northstar đầu tư 50 triệu USD vào tổ chức giáo dục Topica để đào tạo trực tuyến
Khoản đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu Đông Nam Á của một startup Việt Nam, và thúc đẩy sứ mệnh đưa đào tạo trực tuyến chất lượng cao đến hàng triệu người học trong và ngoài khu vực.
Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin về sự kiện này, xếp hạng Topica vào nhóm tổ chức giáo dục trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á với khoản đầu tư lớn nhất trong khu vực từ trước tới nay.
Topica Edtech Group, đơn vị đào tạo trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á, vừa công bố đã nhận được khoản đầu tư Series D trị giá 50 triệu USD từ quỹ đầu tư Northstar Group (“Northstar”). Northstar là quỹ cổ phần tư (Private Equity) quản lý 2 tỷ USD vốn đã cam kết dành cho các công ty trong giai đoạn tăng trưởng ở Đông Nam Á, và có bề dày thành tựu trong việc hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực. Northstar sẽ tham gia Hội đồng quản trị của Topica, và nhóm các nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm hiện nay bao gồm Openspace Ventures, Patamar Capital, CyberAgent Ventures, EduLab Group và IDG Ventures.
Khoản đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu Đông Nam Á của một startup Việt Nam, và thúc đẩy sứ mệnh đưa đào tạo trực tuyến chất lượng cao đến hàng triệu người học trong và ngoài khu vực.
Thương vụ này đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất trừ trước tới nay vào một doanh nghiệp đào tạo trực tuyến ở Đông Nam Á, và khẳng định vị thế dẫn đầu của Topica trong khu vực. Topica cung cấp một nền tảng đa dạng các khóa học online chất lượng cao, và đã giúp hơn 1 triệu người đi làm nâng cao những kỹ năng cần thiết để thành công trong một thị trường năng động với tác động của công nghệ và toàn cầu hoá.
Topica Native là chương trình luyện nói tiếng Anh online, với các tiết học trực tiếp do giáo viên bản ngữ thực hiện theo giáo trình, và các tính năng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) giúp người học có trải nghiệm học tập hiệu quả và cá nhân hoá.
Edumall là một sàn giao dịch với hơn 2.000 khóa học ngắn hạn, cung cấp các nội dung video trong các chủ để có nhu cầu cao như các ứng dụng Microsoft Office, các ngôn ngữ lập trình, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, và các kiến thức bổ ích khác.
Topica Uni cung cấp nền tảng giúp 12 trường đại học trong khu vực, trong đó có một số trường top đầu, vận hành các chương trình cử nhân trực tuyến chất lượng cao. Tỷ lệ giữ chân học viên mỗi 12 tháng của Topica Uni là trên 90%, thuộc top cao nhất thế giới trong đào tạo trực tuyến. Họ cũng đã khởi động chương trình cam kết đảm bảo việc làm cho sinh viên.
Ngoài ra, thông qua chương trình tăng tốc khởi nghiệp Topica Founder Institute, và các chương trình phát triển nhân tài nội bộ như Topica Founder in Residence, Topica Future CEOs, Topica đã bồi dưỡng nên một thế hệ các doanh nhân trẻ, họ đã thu hút được khoảng một phần ba tổng số các thương vụ đầu tư “Seed” và “Series A” tại Việt Nam năm 2016, và sáng lập nên các startup nổi bật như Appota, Atadi, Beeketing, Hoayeuthuong, Kyna, Logivan, Monkey Junior, Uiza, and Wefit. Topica hoạt động tại Việt Nam, Thailand, Philippines, và Indonesia.
Với khoản đầu tư này, Northstar sẽ nắm giữ cổ phần thiểu số. Nguồn vốn sẽ hỗ trợ việc phát triển sản phẩm mới ở các nước trong khu vực, cũng như đẩy nhanh việc tăng cường năng lực về công nghệ và AI của Topica. Các nhà đầu tư cũng đã thống nhất được kế hoạch sử dụng nguồn vốn chặt chẽ, hiệu quả nhất theo chuẩn quốc tế.
Video đang HOT
Tại Việt Nam trong những năm vừa qua Topica là một trong những thương hiệu lớn về đào tạo trực tuyến.
TS. Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Topica, cho biết: “Được làm việc với những đối tác như Northstar và các nhà đầu tư hiện nay là cơ hội tuyệt vời của chúng tôi. Họ đều rất tâm huyết với sứ mệnh của chúng tôi, trong việc đầu tư dài hạn để đưa đào tạo chất lượng cao đến hàng triệu người học trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
Chúng tôi cũng rất tự hào về đội ngũ 1.700 anh chị em “Topican” các quốc tịch, những người luôn tìm ra giải pháp xuất sắc nhất trong từng khó khăn, sẵn sàng “ném đá” lãnh đạo trước hàng trăm người, lập tức đứng dậy sau mỗi lần thất bại, hoàn thành những chặng đua Marathon hay Ironman dù sáng sớm hay đêm giao thừa, trong lúc luôn miệt mài trăn trở để hoàn thiện sản phẩm và phục vụ học viên.
Chúng tôi mong được tri ân hàng ngàn giảng viên, giáo viên từ Bắc Mỹ, Úc, châu Âu và Đông Nam Á, những người không ngần ngại làm chủ công nghệ mới, vượt qua khoảng cách về múi giờ, để đem đến những buổi học tốt nhất cho học viên. Và chúng tôi cũng xin cảm tạ hơn 1 triệu học viên đã tin tưởng vào Topica.
Ông Bert Kwan, Giám đốc điều hành Northstar Group cho biết: “Các đồng nghiệp ở Northstar chúng tôi rất phấn khởi và vinh hạnh được hỗ trợ TS. Phạm Minh Tuấn và đội ngũ đẳng cấp quốc tế của Topica, để cùng họ thực hiện sứ mệnh giáo dục đào tạo quan trọng này. Chúng tôi rất mong đợi được làm việc chặt chẽ với ban lãnh đạo và nhóm các nhà đầu tư dầy dặn kinh nghiệm hiện nay của Topica trong chặng đường đầy thú vị tiếp theo.”
Ông Shane Chesson, Tổng giám đốc Openspace Ventures cho biết: “Topica sở hữu những năng lực triển khai hàng đầu để phục vụ và nắm bắt nhu cầu giáo dục đào tạo rất lớn ở Đông Nam Á. Chúng tôi chào mừng Northstar và rất phấn khởi được làm việc với họ để cùng xây dựng Topica thành một trong những tập đoàn công nghệ giáo dục đào tạo lớn mạnh nhất và đem lại nhiều giá trị xã hội nhất châu Á.
Về Northstar Group:
Northstar Group là quỹ đầu tư cổ phần tư (Private Equity) có trụ sở tại Singapore, hiện quản lý hơn 2 tỷ USD vốn đã cam kết, dành riêng cho các doanh nghiệp giai đoạn tăng trưởng ở Đông Nam Á. Northstar Group có bề dày thành tựu trong việc tham gia tích cực giúp tăng trưởng các doanh nghiệp trong thời gian đầu tư.
Từ lúc thành lập năm 2003, Northstar Group đã thu hút được nguồn vốn cho 4 quỹ cổ phần tư, và đã đầu tư vào hơn 30 doanh nghiệp trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm, tiêu dùng bán lẻ, sản xuất, than khoáng sản, công nghệ, viễn thông và nông nghiệp. Northstar Group đã đầu tư hơn 3 tỷ USD cùng với các đối tác đồng đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.
Về Openspace Ventures:
Openspace Ventures tập trung vào các khoản đầu tư mạo hiểm vòng Series A và B cho các công ty công nghệ tại Đông Nam Á. Các lĩnh vực đầu tư chính của Openspace Ventures bao gồm công nghệ tài chính, công nghệ chăm sóc sức khoẻ, công nghệ giáo dục đào tạo, các nền tảng đa dịch vụ, các ứng dụng tiêu dùng và các giải pháp đám mây.
Openspace Ventures hiện đang quản lý hai quỹ với tổng số vốn đã cam kết là 225 triệu USD. Họ đã đầu tư vào 19 công ty, trong đó có Go-jek, HaloDoc, Love, Bonito, Topica, CXA, FinAccel và Pathao.
Theo Dân trí
Hối hận vì không tính kỹ khi cho con du học
Cho con đi du học ở những nước có nền giáo dục phát triển là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã bị 'gãy gánh' giữa đường...
Trong đó có việc cơ bản là tính toán và duy trì tài chính cho suốt quá trình du học vì bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
1 Năm con gái học lớp 11, vợ chồng tôi quyết định cho cháu đi du học ở Vương quốc Anh. Cháu vượt qua bậc dự bị ĐH và trúng tuyển vào ngành quản trị kinh doanh của một trường ĐH. Lúc đó, coi như cháu đã thực hiện được khao khát của cha mẹ: học để về quản lý công ty của gia đình.
Nhưng bất trắc xảy đến quá nhanh và để lại hậu quả khôn lường. Tình trạng bất động sản đóng băng hồi ấy khiến gia đình tôi xính vính. Đất đai, nhà cửa bán không ai mua, những khoản vay ngân hàng đã đến.
Mà Vương quốc Anh là nơi nổi tiếng đắt đỏ, học phí cũng không hề thấp. Nếu như trước kia tôi tự hào rằng nếu mình có ba đứa con thì gia đình tôi cũng có thể lo cho chúng đi du học ở Anh, thì lúc làm ăn thất bát tôi mới thấm thía, khoản tiền ăn, học mỗi tháng của con gái không hề đơn giản.
Cầm cự được một thời gian, tôi quyết định nói thật với con mặc dù lúc đó cháu mới học gần hết năm nhất của bậc ĐH. Tôi đề nghị con chuyển chỗ ở ra vùng ngoại ô và giảm bớt những chi phí khác để tiết kiệm. Tôi cũng đề nghị con đi làm thêm để phụ giúp cha mẹ, bớt được khoản nào thì cha mẹ đỡ lo khoản ấy...
Nhưng vì gia đình tôi có mỗi mụn con gái, cháu quen được cưng chiều nên ít va chạm với cuộc đời, thiếu những kỹ năng cần thiết nên khó tìm việc làm. Ngay cả khi tìm được việc, cứ làm vài ngày cháu lại bỏ. Cháu không chịu được vất vả hoặc ông chủ không hài lòng.
Từ sự khó khăn về vật chất, không quen thiếu thốn, vất vả, cộng với tinh thần xáo trộn (mà nói đúng hơn là cháu bị sốc khi nghe gia đình phá sản), con tôi quyết định về nước.
Mọi việc càng tồi tệ hơn khi con gái tự ái, tủi thân, thu mình lại, sợ gặp gỡ bạn bè, người thân cùng những câu hỏi như: "Ủa, chưa học xong sao lại về?", "Học không nổi hả?", "Hay không có tiền đóng học phí?"...
2 Đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn tự trách mình. Vì tôi mà đứa con trai duy nhất của gia đình học hành dở dang, mất phương hướng trong cuộc sống.
Hồi còn trẻ, vợ chồng tôi đã phải gặp rất nhiều bác sĩ sản khoa, chữa trị một thời gian dài mới có được đứa con. Thế nên, không chỉ ba mẹ mà ông bà, chú bác đều cưng cháu như trứng mỏng.
Con trai tôi không chỉ là cháu đích tôn của dòng họ mà còn là cháu trai duy nhất trong 12 đứa cháu của hai bên nội ngoại. Bởi vậy, từ nhỏ đến lớn, cháu không phải làm bất cứ việc gì. Chưa kể, tất cả nhu cầu của cháu đều được đáp ứng ngay và luôn.
Được cái con tôi học hành cũng sáng dạ nên càng được ông bà, cha mẹ kỳ vọng. Chúng tôi quyết định cho con du học ở Nhật mặc dù thu nhập của hai vợ chồng tôi chỉ thuộc loại khá.
Nhưng, khi cháu vừa sang năm 2 ĐH thì ông xã tôi mất việc. Chỗ tôi làm doanh thu sụt giảm, kéo theo lương - thưởng của người lao động cũng giảm theo. Chúng tôi vẫn còn một ít tiền tiết kiệm, nếu chi tiêu dè sẻn thì cháu vẫn có thể học được đến hết ĐH.
Chúng tôi đã nói sự thật với con, khuyên con nên chi dùng tiết kiệm... Nhưng quán tính đã hằn nếp, cháu vẫn vô tư tiêu xài phung phí.
Tôi đã quyết định cắt giảm khoản phí hằng tháng với hi vọng con biết sống tiết kiệm. Song song đó, tôi cũng thông báo tình hình ở nhà: ba vẫn thất nghiệp, đang tìm việc làm; mẹ cũng đang tìm cơ hội để chuyển chỗ làm mới...
Rồi một ngày gia đình tôi nhận được tin sét đánh: con tôi đã bị bạn bè xấu rủ rê, cháu bỏ học và đi làm những việc xấu với đám bạn ấy. Cho đến một ngày, cháu bị chính quyền sở tại phát hiện...
Mọi thứ cần chuẩn bị kỹ lưỡng
Để quá trình du học được suôn sẻ và hiệu quả, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho con em mình.
Cần chuẩn bị cho con em kiến thức, bao gồm kiến thức học tập ở trường, trong đó ngoại ngữ là yếu tố then chốt. Đồng thời, việc rèn luyện cho con em những kỹ năng cơ bản để có thể tự lập ở môi trường sống mới rất quan trọng.
Về tài chính, phụ huynh cần tích lũy một khoản riêng cho việc học hành, ăn ở của con em trong quá trình du học. Những gia đình có thu nhập trung bình vẫn có thể cho con em du học nếu họ có kế hoạch tài chính khoa học (tích lũy tài chính từ sớm, chọn quốc gia, chọn hình thức đào tạo phù hợp). Những nghiên cứu về tài chính cho du học cho thấy chỉ cần tiết kiệm ở mức tối thiểu 3 triệu đồng/tháng từ khi con vào lớp 1 là gia đình đã đủ tài chính để cháu du học sau khi học lớp 12.
TS Trần Hà Kim Thanh (giám đốc điều hành Bella Group)
Theo tuoitre
Dừng hoạt động các cơ sở giáo dục không đảm bảo an toàn cho trẻ Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý trong thời gian tới sẽ kiên quyết cho ngưng hoạt động các cơ sở giáo dục không đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ. Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu phải đảm bảo an toàn cho học sinh trong mọi hoạt động - BẢO CHÂU Ngày 25.10, Sở GD-ĐT TP.HCM báo cáo tổng kết về tình...