“Nóng” thi thử, luyện thi vào lớp 10
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội lâu nay vẫn được ví là “căng hơn thi đại học”. Để giúp học sinh tự đánh giá, lượng đúng sức mình, thêm tự tin, nhiều trường THPT bao gồm cả công lập và dân lập ở Hà Nội đã bắt đầu tổ chức cho học sinh lớp 9 thi thử vào lớp 10.
Một buổi thi thử tại Trung tâm luyện thi HC Education.
“Thử thách” cho cả học sinh và phụ huynh
Tổ chức thi thử trước nay luôn là phương án thực tế nhất để đánh giá chất lượng thí sinh đối với nhà trường, đồng thời cũng là căn cứ cho các bậc phụ huynh và các em học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân. Chính vì vậy mà nhiều trường THPT ở Hà Nội, bao gồm cả trường công lập và dân lập, đã tổ chức kỳ thi thử cho học sinh vào lớp 10 tại trường.
Sau nhiều năm bỏ thi thử, năm nay Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm tổ chức lại hoạt động này với đợt 1 vào ngày 3 và 4-4-2021, dự kiến đợt thi tiếp theo diễn ra vào ngày 8 và 9-5-2021. Được biết, số lượng học sinh đăng ký thi thử khá đông. Trong hệ thống các trường dân lập ở Hà Nội, Trường THPT Lương Thế Vinh cũng đã tổ chức đợt thi thử cho những học sinh vào lớp 10 với bộ đề do chính giáo viên trong trường soạn, bám sát theo mẫu đề thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Thầy Nguyễn Thế Vận, giáo viên dạy Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: “Trường vẫn lấy điểm xét tuyển trên điểm thi vào lớp 10 của Sở. Ngoài ra, các em học sinh có thêm cơ hội nữa, đó là sử dụng điểm của bài thi thử vào trường làm điểm xét tuyển. Về cơ bản, đề thi thử vẫn theo dạng đề của Sở Giáo dục và Đào tạo nên các em không cần quá lo lắng, chỉ cần ôn luyện tốt kiến thức cơ bản thì chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt”.
Được biết, một số trường THPT dân lập ở Hà Nội như THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Lương Thế Vinh, THPT Anhxtanh, THPT Marie Curie… đã có thông báo về việc đăng ký tuyển sinh và nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh. Nhiều phụ huynh và học sinh thức thời đã chủ động lựa chọn các trường ngoài công lập là môi trường mà con mình sẽ gắn bó trong 3 năm tới. Tuy nhiên, một số trường ngoài công lập đang quá tải lượng thí sinh đăng ký dự thi, điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng.
Ông Đặng Văn An, phụ huynh có con gái đang chuẩn bị thi vào lớp 10 chia sẻ: “Tôi không gây áp lực với con nhưng cũng khá lo lắng. Trường dân lập mà tôi hướng con vào học là Lương Thế Vinh đang có số lượng đăng ký khá đông, trong khi do dịch Covid-19, cháu học online ở nhà nhiều nên cũng có phần chểnh mảng, việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế”.
Với học sinh, kỳ thi vào 10 là một bước ngoặt lớn, chính vì vậy các em không tránh khỏi băn khoăn. Phạm Thu Trang, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Phong Sắc cho biết: “Em vừa hoàn thành kỳ thi thử của THPT Chuyên Sư phạm nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Điều này làm em khá áp lực, nhưng em sẽ cố gắng để hoàn thành tốt bài thi chính thức”.
Video đang HOT
Những “bước chạy nước rút”
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội lâu nay vẫn được ví là “căng hơn thi đại học” bởi hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp của Thủ đô chỉ đảm bảo được 60% học sinh vào trường công lập. Chính vì điều đó mà ở thời điểm nước rút này, sức nóng ở những “lò” luyện thi càng rõ hơn bao giờ hết. Ngoài lịch học trên lớp, học sinh cuối cấp 2 kín lịch với những buổi ôn luyện tại các trung tâm và các lò luyện thi. Rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh những “lò” luyện thi đông đúc hay cảnh các vị phụ huynh đứng đợi đón con trước cửa các trung tâm vào những khung giờ như 19h, 21h.
Bà Hà Thị Phương, hiện có con đang ôn luyện tại lớp tiếng Anh ở 72 phố Nguyễn Trường Tộ (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Tối nào cũng tầm 19h30 là tôi và chồng sắp xếp đi đón con. Để con về một mình vào buổi tối thì không yên tâm, hơn nữa ở thời điểm này các con cũng cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc nhiều hơn”.
Nhiều trung tâm kết hợp việc ôn luyện và tổ chức thi thử thường xuyên. Tại Trung tâm luyện thi HC Education (18 phố Dương Lâm, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội), các buổi thi thử diễn ra một cách nghiêm túc, tương tự như kỳ thi thật để các em làm quen với không khí trường thi, đồng thời có thể đưa ra đánh giá một cách chính xác nhất về kết quả ôn luyện của mình.
Trước kỳ thi chuyển cấp quan trọng, Lê Hà Anh, học sinh lớp 9 Trường THCS Ngọc Hồi cho biết: “Em ôn ở nhiều trung tâm khác nhau, hầu như tối nào em cũng đi học. Em rất lo lắng, không biết liệu mình có thể hoàn thành kỳ thi tốt hay không. Nhưng trong lúc học, được các thầy cô cho luyện đề và thi thử thì em không còn cảm thấy sợ nữa, cũng yên tâm hơn một chút. Hiện tại, em chỉ mong mình có đủ sức khỏe và sự tập trung để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi chuyển cấp sắp tới”.
Chia sẻ về sức nóng của trung tâm luyện thi ở thời điểm này, thầy Nguyễn Văn Thành, giáo viên tại trung tâm Chí Thành cho biết: “Càng sát ngày thi, số lượng học viên đăng ký càng đông, nhưng để đảm bảo chất lượng các buổi học, chúng tôi hạn chế nhận thêm học viên. Hiện tại, số lượng giáo viên, trợ giảng tại trung tâm vẫn đáp ứng đủ để học viên có những buổi ôn luyện trọn vẹn”.
Thầy Thành cũng chia sẻ thêm: Phụ huynh thường hay lo rằng học sinh sẽ chểnh mảng hơn sau đợt học online do dịch Covid-19. Nhưng thực tế thì các em học sinh đều thích nghi khá nhanh với việc quay trở lại trường lớp. Các em cũng đã bắt đầu chạy đua nước rút cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Chính vì thế, phụ huynh không cần quá lo lắng dẫn đến việc tạo áp lực cho các em vào thời điểm này. Điều đó dễ dẫn đến tác dụng ngược, ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Để khích lệ tinh thần học tập cũng như tiếp thêm niềm tin cho các học sinh, cô Nguyễn Mỹ Linh – giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ: “Các em nên sắp xếp thời gian học, nghỉ ngơi, vui chơi một cách hợp lý. Hãy hạn chế việc sử dụng điện thoại bởi điều này sẽ khiến các em bị phân tâm và cũng không tốt cho mắt, ảnh hưởng đến giấc ngủ của các em. Đừng quá lo lắng hay quan trọng hóa việc tìm một trung tâm ôn thi tốt. Bởi nếu các em chăm chỉ và nắm bắt tất cả những kiến thức nền tảng từ lớp 6 thì tôi tin rằng các em sẽ vượt qua một cách dễ dàng”.
Năm nay, kỳ thi vào lớp 10 có sự xuất hiện của bộ môn lịch sử, cô Lê Thị Oanh (giáo viên môn lịch sử, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) nhận định: “Việc công bố lịch sử là môn thi thứ tư có thể đã khiến cho nhiều học sinh và phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, năm nay học sinh phải chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, bởi vậy môn thi lịch sử – thuộc mảng xã hội – lại là một lợi thế, giúp giảm bớt áp lực cho các em. Đối với riêng môn thi này, các em hãy chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài trên lớp và gạch chân các ý chính trong bài học để tiện theo dõi, ôn tập”.
Các thầy cô giáo khuyến cáo, thời gian này, học sinh khối 9 cần rà soát lại những kiến thức đã được học và kết hợp luyện đề để làm quen với các dạng đề thi, bổ sung những kiến thức còn thiếu. Quan trọng hơn hết, các em cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái và sức khỏe thật tốt để có thể tự tin bước vào kỳ thi sắp tới.
Tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội: "Nóng" do chỉ tiêu tuyển sinh ít?
Thi vào lớp 10 ở Hà Nội, nếu thí sinh chọn 1 nguyện vọng duy nhất thì có thể chọn 1 khu vực tuyển sinh bất kỳ không liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Một lớp học của Trường THPT Việt Đức.
"Nóng" hay không là do suy nghĩ của mỗi người
Theo TS Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nếu thí sinh chọn 2 nguyện vọng thì phải chọn cùng 1 khu vực tuyển sinh. Tuy nhiên, gia đình phải làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh và có xác nhận của trường THCS nơi các em đang theo học.
Ngoài ra, theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, những thí sinh dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập thì phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Theo quy định, thí sinh thi vào lớp 10 các trường THPT công lập có tối đa 3 nguyện vọng. Ngoài ra, các em có thể đăng ký dự thi các trường THPT chuyên và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường dân lập.
Trước quan niệm của nhiều người, thi trượt đại học thì có thể làm lại hoặc tự lập được cuộc sống, còn thi trượt vào lớp 10 trường công lập thì coi như là thất bại; TS Nguyễn Bội Quỳnh cho rằng, các em không nên tự tạo áp lực cho mình, mà cần biến áp lực thành động lực trong học tập. Quan niệm trên là không chính xác.
"Chúng ta có nhiều mô hình để các em theo học lớp 10. Ngoài hệ thống các trường công lập, các em có thể theo học ở các trường dân lập hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, tùy vào khả năng học tập của bản thân mình" - TS Nguyễn Bội Quỳnh chia sẻ.
Là hiệu trưởng của một trong những trường "top đầu" của Hà Nội, TS Nguyễn Bội Quỳnh ít nhiều cũng cảm nhận được độ "nóng" của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đôi khi nguyện vọng của cha mẹ vô hình trung đã tạo áp lực cho con em mình.
TS Nguyễn Bội Quỳnh
Chọn những trường vừa với sức học
"Theo tôi, điều cần làm bây giờ, các bậc cha mẹ hãy tạo một môi trường tốt nhất cho con em chúng ta học tập sao cho hiệu quả. Cha mẹ nên động viên, đồng hành, chia sẻ cùng các con, để các con có niềm tin, động lực, tin tưởng vào năng lực của chính mình và tìm được phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân" - TS Nguyễn Bội Quỳnh khuyến cáo, đồng thời cho biết:
Hàng năm, có khoảng 62% học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT công lập, còn lại là vào các trường THPT công lập tự chủ, các trường dân lập và trung tâm giáo dục thường xuyên. Vì thế, nếu nói kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội "nóng" do chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường công lập quá ít là không phù hợp.
Theo lãnh đạo Trường THPT Việt Đức, "nóng" hay không là do suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Nếu các bậc cha mẹ muốn con em mình thi đỗ vào những trường "tốp đầu" thì sức "nóng" sẽ cao. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc, tư vấn cho con em mình lựa chọn những trường vừa với sức học của bản thân để không bị "nóng"!
Chia sẻ về đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, TS Nguyễn Bội Quỳnh cho hay: Nội dung và định hướng ôn tập thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội đã được các thầy, cô nắm rõ theo hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội. Cấu trúc đề thi cũng được phổ biến để các nhà trường nắm được và sẽ giống như những năm trước. Các em cứ bình tĩnh, nắm chắc kiến thức, ôn tập cẩn thận để tự tin bước vào kỳ thi sắp tới.
Ở giai đoạn "tăng tốc" như hiện nay, TS Nguyễn Bội Quỳnh lưu ý học sinh cần biết cách học như: Biết cách tư duy các bài giảng của thầy, cô trên lớp; Chăm chỉ làm bài tập, ôn luyện các dạng đề thi theo hướng dẫn của nhà trường; Học đến đâu, chắc đến đấy, sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, thầy cô những nội dung bài học mà mình chưa nắm chắc.
"Thời điểm này, ngoài việc học tập, các em hãy tự tạo cho mình khoảng thời gian thư giãn để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi bước vào kỳ thi" - TS Nguyễn Bội Quỳnh khuyến nghị.
"Đăng ký xét tuyển vào trường THPT Việt Đức không cần thành tích hay năng lực gì đặc biệt. Điều quan trọng là các em hãy chăm chỉ học tập để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới". TS Nguyễn Bội Quỳnh
Khuyên học sinh cân nhắc việc thi vào cấp 3: Nói phải, củ cải cũng nghe! Học sinh (HS) học xong lớp 9 có nhiều hướng đi khác nhau, không phải tất cả đều thi và "chen chân" vào trường THPT công lập. Song dù chọn ngã rẽ nào cũng phải trên tinh thần tự nguyện của HS và gia đình, không thể vì thành tích của nhà trường và Phòng GDĐT mà không cho các HS có học...