Nông nghiệp Thủ đô: Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kết nối thị trường, giải bài toán tiêu thụ
Dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, nhưng ngành nông nghiệp Hà Nội quý III/2021 vẫn ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc.
Để duy trì đà tăng trưởng trong những tháng tiếp theo, ngành nông nghiệp Thủ đô đã và đang chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kết nối thị trường, giải bài toán tiêu thụ sản phẩm.
Linh hoạt thích ứng, chủ động sản xuất
Do tác động của dịch Covid-19, giá thịt lợn xuống thấp, tiêu thụ nông sản gặp khó khăn nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Đan Phượng 9 tháng năm 2021 vẫn đạt 796 tỷ đồng (đạt 78,58% kế hoạch, tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước). Theo Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng- Nguyễn Hữu Hoàng, đạt được mức tăng trưởng này do huyện đã chủ động các phương án sản xuất cũng như tổ chức kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản cho nông dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội…
Tương tự, 9 tháng năm 2021, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh đạt hơn 1.778 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết: Đông Anh đã chủ động điều chỉnh sản xuất, tập trung phát triển chăn nuôi để khắc phục những hạn chế do lưu thông, bảo quản nông sản…
Ở góc độ của nhà sản xuất, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Ngọc Mừng (huyện Đông Anh) Hoàng Mạnh Ngọc chia sẻ: Chủ động chọn con giống chất lượng cao là các loại gà bản địa nổi tiếng, chăn nuôi theo phương thức bảo tồn gen và bán con giống nên trong bối cảnh dịch Covid-19, công ty vẫn duy trì sản xuất, bảo đảm cung ứng ra thị trường mỗi năm trung bình 45 vạn con, doanh thu 4,5 tỷ đồng…
Sản xuất theo hướng “thuận thiên” tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ). Ảnh: M.H
Video đang HOT
“Sở NNPTNT sẽ phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội rà soát nhu cầu thị trường Hà Nội và các địa phương, tổ chức các hoạt động kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản giữa các tỉnh, thành phố với Hà Nội trong thời gian sắp tới, đặc biệt là khi dịp Tết Nguyên đán đang cận kề”.
Ông Chu Phú Mỹ
Nói về sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Thủ đô từ đầu năm đến nay, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội – Chu Phú Mỹ nhận định, nguyên nhân là do các phương án từ sản xuất đến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đều được điều chỉnh liên tục, bám sát thị trường và diễn biến của dịch bệnh. Cùng với đó là sự vào cuộc sát sao của thành phố, các địa phương; sự chủ động từ doanh nghiệp, người dân…
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Những tháng cuối năm là thời điểm thị trường tiêu thụ nông sản của Hà Nội và các tỉnh, thành phố có nhu cầu tăng cao. Tuy nhiên, ông Chu Phú Mỹ cũng cho biết, các địa phương cần có phương án sản xuất phù hợp; đồng thời, các hợp tác xã, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng những kịch bản kết nối, tiêu thụ sản phẩm…
Về vấn đề này, theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai -Bùi Văn Sáng, ngay sau khi thành phố kiểm soát được dịch bệnh, huyện đã kết nối các hợp tác xã, doanh nghiệp và các chủ thể sản xuất mở gian hàng trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề…; đồng thời tạo kênh bán hàng di động để giúp nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Còn Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoàng thông tin: Dịp cuối năm, Đan Phượng sẽ tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; an toàn thực phẩm; duy trì chuỗi cung ứng sản phẩm.
Chủ động các phương án sản xuất, kinh doanh, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) Nguyễn Thị Huyền cho biết: Cùng với việc liên kết với các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội, hợp tác xã đã chủ động kết nối trực tuyến với các khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố để tiêu thụ rau an toàn, bưởi Diễn…
Để đẩy mạnh tăng trưởng trong những tháng cuối năm, ông Chu Phú Mỹ cho hay: Từ việc phân tích nhu cầu của thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cây trồng trong vụ đông, bảo đảm tăng nguồn cung vào dịp cuối năm. Cùng với đó là tăng cường các giải pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông sản…
Nông nghiệp Thủ đô: Nỗ lực với "nhiệm vụ kép"
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã chủ động phối hợp với các địa phương nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép", vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, vừa phát triển sản xuất.
Bằng nhiều giải pháp, các doanh nghiệp, hợp tác xã... trên địa bàn thành phố đang duy trì sản xuất an toàn để bảo đảm ổn định nguồn cung nông sản, thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.
Chăm sóc rau ở vùng trồng rau an toàn tại phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai). Ảnh: Nguyễn Dung
Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải (huyện Thạch Thất) Nguyễn Đỗ Ban cho biết, các xã viên vừa canh tác trên diện tích hơn 10ha chuyên sản xuất rau an toàn, vừa thực hiện các quy định về giãn cách xã hội, bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Thời điểm hiện tại, rau, củ, quả không bị sâu bệnh, sinh trưởng, phát triển bình thường. Trung bình mỗi tuần, hợp tác xã cung cấp 14-21 tạ rau, củ, quả cho các chợ đầu mối, 1 tấn củ cho hệ thống siêu thị Vinmart, với giá ổn định.
Còn theo Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa) Nguyễn Văn Thanh, với phương châm phòng, chống dịch hiệu quả để sản xuất an toàn, hợp tác xã vừa chú trọng công tác phòng dịch, vừa duy trì ổn định sản xuất với tổng đàn 3.000 lợn giống và 17.000 lợn thương phẩm... Trung bình mỗi ngày, hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 200 con lợn thịt.
Ở góc độ địa phương, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Trần Thị Thu Hằng thông tin, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, lưu thông hàng hóa, nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn duy trì ổn định. Hiện tại, nông dân đang tập trung chăm sóc 7.245ha lúa mùa và 1.170ha cây rau màu...; tổng đàn lợn trên địa bàn huyện là hơn 201.000 con (tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước), đàn gia cầm là 6,1 triệu con (tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước).
Trên bình diện cả thành phố, theo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội, hơn 9.000ha sản xuất rau, trong đó có 5.044ha rau an toàn đang sinh trưởng, phát triển tốt nên Hà Nội có thể đáp ứng được 64% nhu cầu về rau xanh cho người dân Thủ đô. Việc tái đàn trong chăn nuôi tiếp tục được đẩy mạnh, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nên đàn gia súc, gia cầm đã có sự phục hồi. Trong 7 tháng năm 2021, tổng đàn lợn có hơn 1,35 triệu con (tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước); đàn gia cầm là 39,7 triệu con (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước)...
Tuy nhiên, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, thời điểm này, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn, dịch Covid-19 lan rộng không chỉ ở nội thành mà còn ở nhiều khu vực ngoại thành. Do đó, việc lưu thông, vận chuyển giống, thức ăn chăn nuôi, hóa chất, phân bón, thiết bị nông nghiệp... phục vụ hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, những vấn đề nội tại như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa còn hạn chế.
Chăm sóc gà thịt ở một trang trại chăn nuôi tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ). Ảnh: Đỗ Tâm
Đồng bộ các giải pháp
Liên quan đến lưu thông hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Nguyễn Đình Tường - một chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Quốc Oai kiến nghị, Sở Công Thương Hà Nội sớm tham mưu UBND thành phố cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi từ các tỉnh, thành phố về Hà Nội (như nội dung Công văn số 4481/BCT-TTTN Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương gửi tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố ngày 27-7), để không làm đứt gãy sản xuất.
Ở góc độ địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng thông tin, để bảo đảm nguồn cung nông sản thực phẩm trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tùy theo nhu cầu thị trường, huyện sẽ chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất phù hợp với lợi thế của từng xã, thị trấn; đồng thời linh hoạt rải vụ thu hoạch để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như bảo đảm nguồn nguyên liệu đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Về lâu dài, Ứng Hòa tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật cho nông dân.
Để ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong tình hình hiện nay, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, cùng với việc chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố bảo đảm nguồn cung rau, thịt bổ sung cho Hà Nội, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân gieo trồng hết diện tích lúa và rau màu trong các vụ; đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống phù hợp với điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ. Với vùng rau chuyên canh, bố trí rải vụ, mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ và đẩy mạnh liên kết chuỗi trong tiêu thụ. Cùng với đó, tập trung hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, bảo đảm nguồn cung dịp cuối năm 2021. Phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi...
Trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa hướng tới mục tiêu tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm trong mọi điều kiện, việc triển khai những giải pháp nêu trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần được các cấp, ngành liên quan của thành phố và cộng đồng các doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng thực hiện.
Hà Nội nỗ lực ổn định hoạt động chăn nuôi: Đảm bảo đủ thịt gia súc, gia cầm phục vụ cuối năm Ổn định chăn nuôi thời gian tới là nhiệm vụ đang đặt ra đối với ngành nông nghiệp Hà Nội. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung thịt gia súc, gia cầm cho thị trường Hà Nội dịp cuối năm, nhất là Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tăng sản lượng chăn nuôi Bất chấp những ảnh...