NÓNG: Hàng ngàn phụ huynh khốn đốn vì con không được học bán trú
Hàng ngàn phụ huynh học sinh bậc mầm non, tiểu học ở tỉnh Gia Lai đang khốn đốn, xáo trộn cuộc sống vì các trường mầm non, tiểu học không tổ chức bán trú.
Ngày 6-9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Gia Lai xin chủ trương tạm thu các khoản phục vụ hoạt động bán trú trong các trường mầm non, tiểu học.
Vào tháng 8-2022, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản yêu cầu ngành giáo dục tạm dừng các khoản thu ngoài học phí đối với các trường công lập trên địa bàn. Trong số này, có cả khoản thu để phục vụ hoạt động bán trú ở các trường.
Sau khi có văn bản của UBND tỉnh Gia Lai, đồng loạt các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thông báo cho phụ huynh tạm thời chưa tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, ăn uống cho trẻ bán trú tại trường. Nhà trường chỉ thực hiện tổ chức cho học sinh hoạt động 2 buổi/ngày.
Không tổ chức bán trú nên hôm nay chỉ có khoảng 400/900 trẻ tại Trường mầm non Hoa Hồng tới trường
Chị Đ.T.D (có con học tại Trường mầm non Hoa Phong Lan, TP Pleiku) cho biết việc nhà trường không nhận giữ trẻ buổi trưa khiến phụ huynh rất vất vả. Bản thân chị làm công chức đến 11 giờ mới tan làm nên không thể kịp đón con, chuẩn bị đồ ăn cho con. “Tôi gần như không có thời gian nghỉ ngơi” – chị Đ.T.D bày tỏ.
Cô Trần Thị Thủy, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Hồng (TP Pleiku), cho biết ngay khi nhận được thông báo tạm ngưng học bán trú, nhiều phụ huynh đã không đồng tình, chưa chịu đưa con đến trường. Toàn trường có 900 trẻ theo học thì ngày hôm nay chỉ có khoảng 400 em đến trường.
Video đang HOT
Cô Thủy cho biết việc không học bán trú dẫn đến nề nếp sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ ảnh hưởng rất nhiều. Đồng thời, cuộc sống của phụ huynh cũng bị xáo trộn vì luôn phải lo lắng đến việc đưa đón con.
Trong khi đó, nếu không tổ chức học bán trú, các trường công lập sẽ không duy trì được sĩ số học sinh, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên.
“Trước tình trạng này, nhà trường đã tuyên truyền cho phụ huynh cứ yên tâm đưa các cháu đến lớp, giáo viên sẽ hỗ trợ trong khả năng cho phép. Đối với những phụ huynh đi làm xa không đón đưa được, cứ gửi đồ ăn buổi trưa tại trường, giáo viên sẽ cho các cháu ăn” – cô Thủy nói.
Bà Phạm Thị Kim Thoa, Phó trưởng Phòng GD-ĐT TP Pleiku, cho biết địa phương có 41 trường mầm non, trường tiểu học với tổng cộng trên 14.000 học sinh bán trú. Sau khi có yêu cầu chưa triển khai thực hiện bán trú ở các trường thì nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các phụ huynh. Do đó, đơn vị đã có văn bản gửi cấp trên đề nghị sớm có hướng tổ chức các khoản thu ngoài quy định. “Nhu cầu của phụ huynh học sinh là cho con em học bán trú, ăn nghỉ tại trường là rất lớn. Tuy nhiên, hiện đã có chỉ đạo như vậy nên chúng tôi phải thực hiện theo” – bà Thoa nói.
Trong khi đó, ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, cho biết việc yêu cầu tạm dừng thu các khoản ngoài học phí là để tránh tình trạng lạm thu. Tuy nhiên, ngoài học phí có rất nhiều khoản, trong đó có khoản phục vụ hoạt động bán trú tại các trường.
Với quy định tổ chức học 2 buổi/ngày, việc đưa đón trẻ cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng gặp nhiều khó khăn cho phụ huynh khi không tổ chức dịch vụ ăn bán trú cho trẻ tại trường. Qua khảo sát của các trường, tỉ lệ nhu cầu của phụ huynh cho trẻ ăn, ở bán trú tại trường khá cao, hầu hết các phụ huynh muốn gửi con cả ngày để an tâm công tác. Mặt khác trẻ mầm non được ăn, ở bán trú tại trường theo chế độ sinh hoạt đảm bảo tính khoa học giúp trẻ phát triển tốt hơn.
“Trước mắt, để đảm bao cho nhu cầu của phụ huynh học sinh, chất lượng dạy học, chúng tôi sẽ hướng dẫn để các trường có tổ chức bán trú thu theo mức không được vượt quá mức thu của các năm trước đây” – ông Định nói.
Sở Giáo dục Hà Nội trả lời: Phụ huynh không cho con đi học từ 21/2, được không?
Đó là câu hỏi mà không ít phụ huynh Hà Nội còn lo lắng về sức khỏe của con em mình trăn trở, sau khi nhận thông tin các trường tiểu học mở cửa từ 21/2.
UBND TP Hà Nội đã quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 12 quận nội thành đến trường học trực tiếp từ 21/2 như đề xuất của Sở GD-ĐT.
Cụ thể, học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở 12 quận nội thành Hà Nội đi học trực tiếp từ đầu tuần tới vào tất cả các ngày trong tuần.
Cũng như các khối lớp khác, Hà Nội yêu cầu các trường không tổ chức bán trú, chỉ dạy trực tiếp 1 buổi/ngày.
Về nguyên tắc, UBND TP Hà Nội yêu cầu chỉ tổ chức học trực tiếp ở những địa bàn có mức độ dịch ở cấp 1, cấp 2. Những địa bàn có mức độ dịch ở cấp 3, 4 thì học sinh tiếp tục học trực tuyến ở nhà.
Các trường học phải đạt yêu cầu an toàn phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT và Sở Y tế TP. Hà Nội mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Ảnh: Thanh Hùng
Dù vậy, hiện, nhiều phụ huynh trăn trở về việc cho con trở lại trường, trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội tăng thời gian qua.
Một số phụ huynh thắc mắc liệu rằng, vào ngày 21/2 tới đây, nếu chưa cho con đến trường thì liệu có ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả học tập hay không.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, các phụ huynh cần nhận thức đầy đủ rằng việc học trực tiếp tại trường sẽ có hiệu quả hơn học trực tuyến.
"Hiện, các nhà trường cũng đã chuẩn bị các kịch bản, phương án để xử lý tất cả các tình huống xảy ra để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Do đó, các phụ huynh có thể yên tâm cho con trở lại trường", ông Tiến nói.
Với những gia đình còn lo lắng cho sự an toàn của con em mà chưa cho đến trường dù con không thuộc diện F0,F1, theo ông Tiến, Sở yêu cầu các trường vẫn tổ chức dạy học song song kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
"Các lớp sẽ lắp camera để truyền hình ảnh trực tiếp của lớp học đến với các học sinh ở nhà và các em vẫn sẽ tiếp thu được nội dung bài học một cách bình thường. Việc này hiện vẫn đang được tiến hành với các trường tiểu học ở các huyện ngoại thành. Trường nào có điều kiện thì có thể lắp ở tất cả các lớp, trường nào điều kiện hạn chế thì có thể lắp ở một vài lớp nhưng khối nào cũng có", ông Tiến nói.
Ông Tiến cho hay, quan điểm của Sở GD-ĐT là cho phụ huynh chủ động lựa chọn và tôn trọng quyết định của phụ huynh về việc có cho con đến trường hay không.
"Phụ huynh còn lo lắng thì cũng không thể ép buộc. Vì lý do nào đó mà phụ huynh chưa cho con đến trường thì các nhà trường vẫn sẽ đảm bảo việc dạy học trực tuyến kết hợp cho các con", ông Tiến khẳng định.
Theo ông Tiến, kể cả học sinh học trực tuyến cũng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Bởi với học sinh tiểu học, việc đánh giá thường xuyên không quá khó khăn.
Phụ huynh từ chối cho con học trực tiếp nếu trường không có bán trú Trước thông tin các trường ở Hà Nội không tổ chức bán trú, nhiều phụ huynh chia sẻ gặp khó khăn khi đưa, đón trẻ đi học, thậm chí mong muốn con tiếp tục học online. Chị Lê Hương Giang (Gia Lâm, Hà Nội) kể, trong một ngày, chị làm tổng cộng gần 10 khảo sát của nhà trường về việc cho trẻ...