Nóng: Địa phương đầu tiên hỏa tốc cho học sinh nghỉ hết tháng 4
Sáng ngày 14/4, UBND tỉnh đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các trường học trên địa bàn nhanh chóng thông báo lịch nghỉ học đến tất cả học sinh và phụ huynh.
Ngày 14/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra thông báo mới về lịch nghỉ học của học sinh tất cả các cấp. Theo đó, UBND tỉnh đồng ý cho học sinh, sinh viên và học viên trên địa bàn tỉnh được nghỉ học đến hết tháng 4 để phòng chống dịch bệnh. Như vậy, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ học đến hết tháng 4.
UBND tỉnh giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố nhanh chóng thông tin đến phụ huynh và học sinh về việc nghỉ học. Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động dạy học trực tuyến trên Internet và trên kênh truyền hình theo quan điểm chỉ đạo của Bộ GD-ĐT “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.
Học sinh Quảng Ninh được nghỉ học đến hết tháng 4. (Ảnh minh họa).
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các tỉnh thành đều đã kéo dài thời gian nghỉ đến giữa tháng 4 hoặc chờ khi có thông báo mới. Cụ thể, các tỉnh thành TP.HCM, Quảng Nam, Đồng Nai… thông báo cho học sinh nghỉ hết 19/4. Hà Nội và nhiều địa phương khác cho học sinh nghỉ đến 15/4 cũng là hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội. 50 tỉnh thành còn lại cho học sinh nghỉ đến khi có thông báo mới.
Video đang HOT
Vân Trang
Bộ GD-ĐT: 'Không có kịch bản kết thúc năm học sớm'
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, khẳng định sẽ không dừng năm học ở thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn đang khiến học sinh không thể đến trường.
Ảnh: T.L.
Ngày 9-4, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT - cho biết cơ quan này sẽ theo sát thực tiễn dạy học để điều chỉnh các hướng dẫn phù hợp. Nhưng tinh thần là không dừng năm học ở thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn đang khiến học sinh không thể đến trường.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, nếu tính tới mốc 15-4 thì học sinh cả nước đã không đến trường 10 tuần. Trong thời gian này, có trường vẫn triển khai được dạy học trực tuyến hoặc tổ chức ôn luyện, giải đáp kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng có trường chưa triển khai được.
Vì thế khi tính toán tinh giản nội dung dạy học học kỳ 2, Bộ GD-ĐT lấy thời điểm bắt đầu học bài mới qua Internet, truyền hình từ ngày 15-4 để tính toán thời gian còn lại thực hiện nốt chương trình năm học.
Thời gian kết thúc năm học trước ngày 15-7 như điều chỉnh được công bố thì từ 15-4 đến 15-7, các trường có 13 tuần dạy học theo hình thức qua Internet, truyền hình và khi học sinh trở lại trường, đủ để hoàn thành chương trình đã tinh giản tương ứng với khoảng 4-5 tuần dạy học.
"Từ ngày 12-3, Bộ GD-ĐT đã đề nghị tăng cường dạy học qua Internet và truyền hình, đồng thời có hướng dẫn để dạy học và công nhận kết quả dạy học theo các hình thức này.
Tuy nhiên, các trường cần có thời gian khoảng 3-4 tuần vừa qua để chuẩn bị, thử nghiệm, điều chỉnh kế hoạch. Vì thế, có thể lấy mốc 15-4 để tính thời gian chính thức các nhà trường tổ chức dạy học chương trình học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến và qua truyền hình" - ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.
Theo một số sở GD-ĐT thì có những trường gặp khó khăn do không có mạng, đường truyền kém, giáo viên, học sinh không có máy tính, thậm chí nguồn điện không ổn định. Đây cũng chính là lý do khiến một số ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên kết thúc năm học ở học kỳ 1. Phần học kỳ 2 chuyển sang năm học sau để cả nước thống nhất, học sinh công bằng như nhau.
Trao đổi về quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng không thể vì những nơi khó khăn mà bắt những trường có đủ điều kiện dạy học tốt phải ngừng lại để chờ. Bởi đối với giáo dục phổ thông, việc ngừng dạy học kéo dài gây nên nhiều hệ lụy.
Theo ông Thành, đây là thực tiễn đòi hỏi các địa phương, các trường phải cố gắng khắc phục. Đúng là có những nơi điều kiện dạy học trực tuyến chưa tốt.
Về phía Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông để cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin tới các nhà trường. Các địa phương cũng cần chia sẻ để hỗ trợ các nhà trường, giáo viên, học sinh khắc phục khó khăn. Nơi không thể dạy trực tuyến thì học qua truyền hình.
Hiện nay ở một số địa phương khó khăn, họ áp dụng nhiều hình thức linh hoạt để dạy học, để giao nhiệm vụ, giải đáp, kiểm soát việc tự học của học sinh, trong đó có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên và các tình nguyện viên tại địa phương...
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Bộ GD-ĐT có thể cân nhắc
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay. Trong bối cảnh này, tôi cho rằng bộ có thể cân nhắc, tiếp thu các ý kiến để nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT và có phương án hướng dẫn hình thức xét tốt nghiệp cho học sinh đủ điều kiện. (TIẾN LONG ghi)
Vĩnh Hà
Tăng cường dạy học qua Internet, truyền hình Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương, trường đại học tăng cường dạy trực tuyến trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ phòng Covid-19. Ảnh minh họa Công văn Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đi ngày 12/3 nêu rõ các Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhà trường lựa chọn công cụ dạy qua...