Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở tỉnh Nam Định nuôi lợn thảo dược, bán đắt như tôm tươi, mong muốn điều gì?
Là một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định) làm giàu với mô hình nuôi lợn thảo dược, tức là cho lợn ăn các loài cây thuốc Nam, cây thảo dược trộn với cám…
Tuy nhiên, ông Thục vẫn còn nhiều trăn trở khi được hỏi về các dự định trong tương lai. Ông Thục mong muốn nhà nước sớm bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vay vốn vốn và đơn giản các thủ tục thuê đất cho người chăn nuôi quy mô lớn.
Ngoài việc được biết đến là một trong những hộ chăn nuôi lợn lớn, quy mô hơn 300 con lợn được chăn nuôi theo mô hình cho ăn thảo dược, nghe nhạc trữ tình, ông Thục còn được biết đến là một trong 20 chuỗi cung ứng thực phẩm sạch lớn ở tỉnh Nam Định.
Trong năm 2021 ông Nguyễn Văn Thục là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước được bình chọn nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021- Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) mong muốn nhà nước tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển chăn nuôi sau dịch Covid- 19. Ảnh: Mai Chiến
Chia sẻ về những khó khăn, thách thức gặp phải trong năm 2021, ông Nguyễn Văn Thục cho biết, thời gian qua dịch Covid-19 đã làm cho hàng triệu người dân cả nước điêu đứng. Đặc biệt, đối với những nông dân làm nông nghiệp như ông Thục, thiệt hại về kinh tế không kể xiết, khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá bán sản phẩm bị lao dốc “không phanh”…
Ông Thục mong mỏi được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi khi làm thủ tục thuê đất làm trang trại.
Bởi, những nông dân “chân lấm tay bùn” như ông hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi làm thủ tục thuê đất, nhiều khi phải chờ nhiều tháng, thậm chí hàng năm liền.
Không chỉ chăn nuôi lợn, nuôi cá, ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) còn mở chuỗi cung ứng thực phẩm sạch đến với người têu dùng. Ảnh: Mai Chiến
“Hiện tôi đang có nhu cầu mở rộng diện tích chăn nuôi và trồng trọt. Tôi đang có dự định xin thuê thêm khoảng 6ha đất để mở rộng làm trang trại. Tuy nhiên, nhiều lần chúng tôi đề xuất lên chính quyền địa phương, nhưng họ bảo phải chờ mà không biết chờ đến khi nào. Nói chung để thuê được một khu đất “chính quy” để làm trang trại mất rất nhiều thời gian…”, ông Thục nói.
Theo ông Thục, đất trang trại ông Thục đang thuê thuộc quỹ đất công 5% do xã quản lý. Theo quy định, những khu đất này chỉ được cho thuê với thời gian 5 năm.
“Người dân chúng tôi thuê đất đầu tư chăn nuôi với mong muốn được thuê lâu dài. Bởi, khi chăn nuôi chúng tôi phải đầu tư hàng chục tỷ đồng vào chuồng trại, con giống… nếu hết 5 năm nhà nước lấy ra, coi như chúng tôi mất trắng. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn được thuê đất lâu dài với thời hạn 50 năm để đầu tư”, ông Thục nói.
Ngoài ăn cám, ngô, lợn trong trang trại ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định) còn được cho ăn thêm thảo quả, hoàng đẳng sâm… chất lượng thịt lợn do đó ngon hơn hẳn.
Ông Nguyễn Văn Thục được biết đến là người chăn nuôi lợn theo hình thức hữu cơ. Ngoài việc ăn cám gạo, ngô, vỏ sò, cá khô, đậu tương, bỗng rượu, ông còn cho lợn ăn thêm nhiều loại thảo dược khác như thảo quả, hoàng đẳng sâm, kim ngân, quế chi…Lợn được nuôi đảm bảo theo quy trình khép kín theo mô hình 3F: Feed – Farm-Food và áp dụng 4 “không”: Không sử dụng chất cấm; chất kháng sinh; chất tăng trọng và không kim loại nặng trong chăn nuôi.
Trung bình mỗi ngày gia đình cung ứng ra thị trường khoảng 300kg thịt lợn hơi, 15 – 20kg xúc xích và khoảng 5 – 10kg ruốc, tùy vào đơn đặt hàng.
Video đang HOT
Nói về những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn kinh doanh, ông Thục cho hay: Rất nhiều hộ chăn nuôi, hợp tác xã trên cả nước đang gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
Ông Thục nghe thông tin nhà nước hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi đã lâu, tâm trạng của ông chờ nguồn vốn này như “nắng hạn chờ mưa rào”.
Ông mong mỏi nhà nước sớm có chính sách cho các hộ chăn nuôi được sớm tiếp cận với vốn vay ưu đãi để phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid- 19.
Hiện vốn vay của các ngân hàng thương mại đang cao, những ngân hàng này thường điều chỉnh lãi suất vay theo thị trường. Vì vậy, nếu tiếp cận được vốn vay ưu đãi, ông Thục và hàng triệu người nông dân sẽ có cơ hội để vực dậy ngành chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)- Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 lo lắng trước việc giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, giá thành sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng cao, khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Mai Chiến
“Tôi mong muốn nhà nước có gói vay ưu đãi cho nông dân như cho vay mức 30 tỷ đồng, với thời gian điều chỉnh lãi suất 5 năm/lần. Có như vậy chúng tôi mới an tâm sản xuất…”, ông Thục nói.
Điều làm ông Thục bấy lâu nay “mất ăn, mất ngủ” là giá nguyên liệu đầu vào của thức ăn chăn nuôi tăng quá cao.
Ông Thục băn khoăn với đà tăng này sẽ khiến giá thành sản phẩm đầu ra như thịt lợn, thịt gia cầm, thủy sản tăng cao, người nông dân sẽ gặp khó trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của ông Thục luôn đầy ắp các sản phẩm nông sản sạch. Ảnh: Mai Chiến
“Trước đây, giá ngô mua vào giá dao động từ 5.700 đồng- 6.000 đồng/kg, nhưng nhiều tháng trở lại đây giá ngô đã tăng lên đến 8.2.00 đồng/kg; tương tự giá đậu tương từ 12.000- 13.000 đồng/kg hiện đã tăng lên 18.000 đồng/kg…Chính phủ nên có biện pháp bình ổn giá nguyên liệu đầu vào của ngành thức ăn chăn nuôi để nông dân sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, đầu ra ổn định. Giá thức ăn chăn nuôi cao sẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao, sản phẩm bán ra sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, trong cạnh tranh…”, ông Thục cho hay.
Một tỷ phú nông dân tỉnh An Giang 2 lần được tôn vinh "Nông dân Việt Nam xuất sắc", vì sao vậy?
Nhắc đến ông Nguyễn Quốc Hùng (cư ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) người dân vùng Bảy Núi, An Giang ai ai cũng nể phục.
Ông Nguyễn Quốc Hùng là 1 trong số ít nông dân của cả nước 2 lần được bình chọn và nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc".
Từ một nông dân bình thường, ông Nguyễn Quốc Hùng đã miệt mài lao động, tích cóp hàng năm để có được tài sản lên đến hàng trăm công ruộng ở vùng Thoại Sơn của tỉnh An Giang. Năm 2015, ông Hùng được bình chọn và nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" với mô hình sản xuất lúa giống. Năm 2021, ông Hùng được bình chọn và nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" với mô hình trồng bưởi da xanh.
Trường hợp của ông Nguyễn Quốc Hùng đáp ứng đúng thể lệ của Chương trình Bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc".
"Vua lúa" xứ Óc Eo
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Hùng (68 tuổi) nhớ lại, ông xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nông.
Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông sống chung với gia đình vợ và được cha mẹ vợ cho 3 ha đất trồng lúa. Vào những năm vừa giải phóng vùng đất Óc Eo hoang hoá, ngập phèn nên việc canh tác lúa không hiệu quả. Nhiều hộ gia đình đã bán đất để chuyển đi nơi khác sống, nhưng vợ chồng ông Hùng vẫn chịu khó bám đất, quyết không buông cây lúa.
Ông Nguyễn Quốc Hùng- 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021". Từ một nông dân trồng lúa giỏi, ông Hùng tiến thêm một bước trở thành nông dân trồng bưởi da xanh giỏi ở vùng đất Thoại Sơn, tỉnh An Giang. (Ảnh: Hồng Cẩm).
Hàng ngày ông Hùng siêng năng cày cấy, bà Hạnh ở nhà nhận may đồ. Cứ thế thu nhập hàng năm được bao nhiêu ông Hùng dành dụm mua đất hết đồng đó.
Những thửa đất xung quanh người dân bán để di cư đi nơi khác vợ chồng ông Hùng mua lại. Dần dà, vợ chồng ông mua được hơn 32ha đất ruộng liền kề. Trong quá trình trồng lúa quy mô hàng hóa, nhờ được nhà nước hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật nên trình độ sản xuất của những nông dân như vợ chồng ông Hùng dần được nâng cao.
Trong khi nhiều hộ dân xung quanh bỏ cuộc với cây lúa thì ông hầu như mùa lúa nào cũng trúng vụ, chỉ có điều giá lúa hàng hóa cứ bấp bênh.
Năm 2001, nhận thấy nhu cầu lúa giống rất lớn, ông Hùng bắt đầu nuôi ý định sản xuất lúa giống để bán. Thế là năm 2006 trang trại nghiên cứu, sản xuất lúa giống của ông ra đời, sau trở thành Công ty lúa giống Hùng Hạnh.
Để đầu tư cho công ty lúa giống ông Hùng đầu tư kho bãi chứa hàng, mua máy cày, máy ủi, máy gặt đập liên hợp, lò sấy, máy tách hạt giống, máy kéo; cải tạo hệ thống tưới tiêu và sử dụng tất cả 32 ha đất chuyển sang sản xuất lúa giống chất lượng cao theo quy trình khép kín.
Từ một nông dân bình thường, ông Hùng đã miệt mài lao động, tích cóp hàng năm để có được tài sản hàng trăm công ruộng để trồng lúa, trồng bưởi da xanh. (Ảnh: Hồng Cẩm)
Việc kinh doanh lúa giống ngày càng hiệu quả, lượng khách hàng đặt hàng ngày càng cao, ông Hùng quyết định hợp tác với các tổ hợp tác trong vùng để mở rộng sản xuất.
Ông phối hợp với Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long lấy giống lúa nguyên chủng về giao cho nông dân trồng lúa theo quy trình kỹ thuật của công ty, sau đó thu mua lại lúa với giá cao hơn giá thị trường 1.000/kg.
Đến năm 2008 ông Hùng đã có 200ha diện tích đất sản xuất lúa giống, với sản lượng hàng năm khoảng 10.000 tấn, cung cấp lúa giống khắp đồng bằng sông Cửu Long và bán cả sang Campuchia. Tổng doanh thu mỗi năm của công ty đạt bình quân 4,3 tỉ đồng, lợi nhuận đạt khoảng hơn 1 tỉ đồng.
"Ông Trùm" bưởi da xanh vùng Bảy Núi
Kinh doanh lúa giống đến năm 2016, trong lúc kinh doanh đang rất hiệu quả thì ông Hùng bàn với vợ tạm dừng sản xuất lúa giống, chuyển sang trồng cây ăn trái để việc chăm sóc nhẹ nhàng hơn, vợ chồng an hưởng tuổi già.
Tìm hiểu nhiều mô hình cây ăn trái, nhưng cuối cùng sau chuyến đi tham quan mô hình trồng bưởi da xanh ở Bến Tre, ông Hùng quyết định chọn cây giống bưởi da xanh để chuyển đổi hướng canh tác.
Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật mà ông Hùng đã chuyển đổi thành công 5,3ha đất lúa sang trồng bưởi da xanh (Ảnh: Hồng Cẩm)
Vùng đất Bảy Núi này xưa giờ cây bưởi da xanh chưa từng có mặt, nhưng sau khi nghiên cứu thổ nhưỡng, kỹ thuật kỹ càng, đến giữa năm 2016, ông Hùng đã mạnh dạn lên liếp chuyển đổi 5,3ha đất trồng lúa kém hiệu quả tại xã Vọng Thê sang trồng giống bưởi da xanh giống Bến Tre.
Với 5,3 diện tích ông trồng trên 3.000 gốc bưởi da xanh.
Ngay từ đầu ông Hùng xác định trồng bưởi sạch để đăng ký thương hiệu, nên ông Hùng đã mày mò học tập kỹ thuật trồng bưởi da xanh từ khắp nơi để chăm sóc vườn bưởi. Vườn bưởi da xanh nhà ông Hùng được bón phân hữu cơ và chăm bón theo tiêu chuẩn VietGAP.
Năm 2019, sau 4 năm chăm sóc, vườn bưởi của ông Nguyễn Quốc Hùng đã cho đợt trái chiến đầu tiên và ngay năm đó ông bắt đầu đăng ký VietGAP. Đến năm 2020 ông đăng ký sản phẩm bưởi da xanh của gia đình mình làm sản phẩm OCOP và được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao ông tiếp tục đưa bưởi da xanh của mình vào các siêu thị trong tỉnh, như: Coopmart, Tứ Sơn và các chợ đầu mối.
Bưởi da xanh của ông hùng được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống một số siêu thị. (Ảnh: Hồng Cẩm)
Năm 2020 từ 5,3 ha bưởi da xanh ông thu hoạch được trung bình từ 50-60 tấn bưởi, với giá từ 60.000-70.000 đồng/kg. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm đầu ra gặp khó, ông Hùng nghiên cứu kỹ thuật cho bưởi ra trái rải vụ, không cho trái chín như hàng năm mà cho trái chín quanh năm.
Cứ hàng tuần ông đều cắt bưởi chín cung cấp cho các đầu mối và siêu thị với sản lượng chia nhỏ vài tấn. Lúc khó khăn nhất khi tỉnh An Giang áp dụng Chỉ thị 16 ông được Hội Nông dân xã kết hợp với bưu điện tỉnh hỗ trợ đầu ra mỗi đợt vài tấn.
Chính nhờ vậy mà từ đầu năm đến nay gần 60 tấn bưởi da xanh của ông không bị động đầu ra, tuy nhiên có lúc giá thị trường giảm còn 25.000-30.000 đồng/kg. Tuy vậy trừ chi phí, nhân công ông vẫn còn lợi nhuận cao hơn trồng lúa.
Theo tính toán của ông Hùng, một cây bưởi trung bình có thể cho khoảng 20kg trái chín/vụ. Nhờ đầu tư hệ thống bơm tưới tự động nên ông cũng nhẹ công chăm sóc và giảm được lượng phân bón. Trong những vụ đầu thu hoạch, trừ tất cả các chi phí, 3.000 cây bưởi da xanh của ông Hùng cho lợi nhuận từ 4 đến 5 lần so với trồng lúa trước kia.
Nhờ cho trái rải vụ mà bưởi của gia đình ông Hùng không bị ảnh hưởng đầu ra do ảnh hưởng dịch bệnh. (Ảnh: Hồng Cẩm chụp người lao động đang đóng thùng bưởng để giao cho siêu thị Tứ Sơn)
Không những chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Hùng còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Hơn 20 năm nay ông Hùng duy trì thuê 7 hộ gia đình làm việc thường xuyên cho gia đình mình trên cánh đồng trồng lúa và trên các vườn trồng bưởi da xanh cũng như các công việc liên quan đến việc xuất bản 2 loại nông sản này.
Để các hộ gia đình yên tâm làm việc lâu dài, ông Hùng đã xây sẵn 7 căn nhà kiên cố trên đất gia đình mình cho 7 hộ gia đình nhân công ở. Hàng ngày các thành viên lao động của các hộ gia đình đi làm được ông Hùng trả lương theo giờ. Đối với con cái của các hộ gia đình này được vợ chồng ông hỗ trợ tiền học phí, tập vở, giấy bút...
Với những thành tích lao động trên ông Nguyễn Quốc Hùng được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp nhiều năm liền.
Năm 2015 ông là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam bình chọn, trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc". Cũng trong năm 2015 ông Hùng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Từ năm 2015 đến nay, ông Nguyễn Quốc Hùng được công nhận là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt năm 2021 thêm một lần nữa ông Nguyễn Quốc Hùng vinh dự nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc".
Hưng Yên: Trai làng 8X đưa củ nghệ Việt sang Nhật Bản, châu Âu được bình chọn là "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021" Nhờ thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ củ nghệ sang thị trường Nhật Bản, châu Âu, anh Hoàng Quang Đông - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Minh Châu Hưng Yên được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước nhận danh hiệu "Nông dân Việt...