Nông dân “tan nhà nát cửa” vì tín dụng đen
Nhiều hộ dân xã Lát ( huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) rơi vào cảnh nợ nần, từ việc vay mượn phân bón của “chủ đầu tư”, đến kỳ hạn bị chủ nợ “hét” với lãi suất trên trời. Không còn khả năng chi trả, nhiều gia đình bị siết nợ lấy vườn rẫy, nguy cơ căn nhà đang ở cũng bị lấy đi.
Vợ chồng ông Lơ Mu Ha Phương buồn bã vì bị chủ nợ siết 4 sào đất càphê. Ảnh: PV
Siết vườn để trừ nợ
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, không ít nông dân lâm vào cảnh ôm nợ, tan nhà nát cửa vì “ tín dụng đen”. Thậm chí, nhiều hình thức khác nhau như dụ dỗ đánh bạc. Nhiều người thua trắng tay phải vay tiền của các “tổ chức” này, sau đó bị chúng truy lùng, đe dọa giết cả nhà vì không có tiền trả nợ.
Nhằm đẩy lùi vấn nạn trên, cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý quyết liệt, triệu tập và bắt quả tang các đối tượng dán tờ quảng cáo. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng đã yêu cầu các nhà mạng di động khóa 2 chiều nhiều thuê bao có hoạt động tín dụng đen, cho vay không cần thế chấp trên địa bàn TP.Đà Lạt.
Về thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đau lòng về các hộ dân nghèo (nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số) bị “chủ đầu tư” dụ dỗ bằng hình thức hỗ trợ cho vay phân bón, việc vay mượn chỉ bằng miệng, đến hẹn trả, người dân không có thì bị chủ nợ siết vườn. Nợ nần chồng chất, một số hộ dân đành “bất lực” nhìn mảnh vườn bao công sức vun trồng rơi vào tay chủ nợ. Theo người dân thôn Đạ Nghịt, có 2 người là ” chủ đầu tư” (ngụ cùng địa phương) cho vay mượn tiền hoặc phân bón để đầu tư phát triển kinh tế từ năm 2012.
Một cán bộ công an của xã Lát cho hay, bà con vay mượn bằng tiền mặt hoặc phân bón để đầu tư vào cây càphê, do nhận thức hạn chế và cũng làm ăn được một thời gian lâu dài với các đối tượng này và tin tưởng nhau. Đến khi họ tung chiêu lừa gạt thì mới tá hỏa. Hộ vay thấp nhất là 45 triệu đồng và cao nhất là 136 triệu đồng, với lãi suất 50 ngàn đồng/triệu/tháng.
Video đang HOT
Không chấp nhận như vậy, nhiều hộ dân đã làm đơn lên chính quyền địa phương, đơn cử trong đơn tố cáo “chủ đầu tư”, ông Liêng Hót Săm (47 tuổi, ngụ tại xã Lát) trình bày, gia đình ông có vay của “chủ đầu tư” là 35 triệu đồng năm 2006 đến 2007, bộ salon 8 triệu đồng đưa tiền vào năm 2007, nhưng năm 2010, chủ nợ nói không đưa tiền bộ salon và tự động cộng thêm vào 35 triệu đồng và 8 triệu đồng, như vậy thành 43 triệu đồng và ăn lãi 40 ngàn đồng/triệu/tháng. Năm 2012-2013, ông cân càphê được 2 tấn và 1 tấn vào năm 2014, vợ ông cân nhưng chủ nợ không ghi và không cộng sổ để trừ, cứ lấy càphê đi, không ghi khấu trừ mà cứ cộng lãi và vốn đến năm 2014. Năm 2016, chủ nợ cho rằng lãi đã lên đến 169 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Lơ Mu Ha Phương, thời điểm năm 2012, do không có tiền đầu tư phân cho cà phê nên “chủ đầu tư” cho ông vay 300 bao phân dê với giá 25 ngàn đồng/bao và sau đó chủ nợ siết 4 sào đất càphê, số tiền còn nợ theo thông báo mà gia đình nhận được là 28 triệu đồng với lãi suất 50 ngàn đồng/triệu/1tháng. “Chủ nợ đã lấy 4 sào càphê của gia đình tôi, giờ 2 vợ chồng tôi phải đi làm thuê làm mướn kiếm cơm qua ngày, còn số tiền với số lãi ngày càng tăng, tôi không biết ở đâu ra và gia đình tôi đã nhờ đến chính quyền”.
Cần được giải quyết sớm
Ông Trần Đình Thể – Phó Chủ tịch UBND xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng -cho biết, sự việc này đã xảy ra từ năm 2012, mấy năm nay bà con cũng không còn gì để gán mà vay mượn được. UBND huyện Lạc Dương đã tổ chức đối thoại với người cho vay và người vay, ngoài ra không có chứng cứ nào để xác định bà con vay nặng lãi với lãi suất cao, nhất là không có giấy vay mượn chỉ qua nói miệng thì khó xử lý.
Một câu chuyện đau lòng hơn, năm 2001, gia đình Liêng Hót K’Brơn được “chủ đầu tư” cho mượn 700 bao phân dê, năm 2003, gia đình Liêng Hót K’Brơn phải gán 3 sào đất càphê cho chủ nợ để trả tiền phân bón. Năm 2016, gia đình tiếp tục gán 1 sào đất ngay sau ngôi nhà của mình để điền vào số tiền phân dê còn nợ. Lấy được đất phía sau nhà, “chủ đầu tư” lại vẽ ra số tiền còn nợ là 20 triệu đồng đòi cấn trừ vào đất xin đường đi. Nếu muốn có đường thì phải phá căn phòng khách của gia đình. Không một chút thương tiếc, ngày nào chủ nợ cũng bám lấy gia đình Liêng Hót K’Brơn để xin phá phòng khách làm đường.
Cùng cực, gia đình yêu cầu phải làm giấy tờ xác minh số nợ, còn phòng khách thì tuyệt đối không vì cả nhà chỉ có cái phòng này là sang nhất. Chủ nợ rời khỏi gia đình, vài tháng sau số nợ tăng lên 100 triệu đồng được thông báo bằng miệng cho gia chủ, khiến cả nhà mất ăn mất ngủ.
Ông Phạm Triều – Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) – cho biết, đã nắm được danh sách một số hộ cho vay theo tính chất nặng lãi và đã giao cho công an huyện theo dõi, xử lý. Về mặt pháp lý, chính quyền sẽ hỗ trợ hướng dẫn người dân khởi kiện dân sự đối với các đối tượng cho vay. Bên cạnh đó tuyên truyền cho người dân, khoanh nợ để giữ đất cho người nghèo, không để tín dụng đen lộng hành trên địa bàn.
PHÚ SƠN
Theo Laodong
Yêu cầu nhà mạng khoá các số điện thoại trên tờ quảng cáo "cho vay tiền"
Thời gian qua, tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng xuất hiện dày đặc các tờ quảng cáo "Cho vay tiền" và ghi rõ số điện thoại liên hệ. Xác định đây đều là những hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi gây nhức nhối, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị các nhà mạng khoá 2 chiều đối với các thuê bao này.
Theo đó, 28 thuê bao di động thuộc 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobiphone được cho là của các tổ chức, cá nhân được ghi trên các tờ quảng cáo "Cho vay tiền" đã bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các nhà mạng khóa cả 2 chiều.
Các tờ quảng cáo cho vay tiền được dán khắp mọi ngóc ngách của TP Đà Lạt
Đây là những thuê bao được các đối tượng thường xuyên sử dụng để phục vụ hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi gây nhức nhối, bức xúc trên địa bàn TP Đà Lạt trong thời gian qua.
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng còn đề nghị các nhà mạng không cho phép đăng ký hoạt động trở lại đối với 28 thuê bao này.
Theo Công an TP Đà Lạt, thời gian qua, tình hình hoạt động của các băng nhóm, đối tượng cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn diễn ra rất phức tạp. TP Đà Lạt đã xảy ra nhiều vụ cho vay nặng lãi, huy động vốn, chơi huê hụi bị bể, bị giật nợ với số tiền lớn, ảnh hưởng xấu tới an ninh trật, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng.
Cơ quan chức năng Lâm Đồng đã yêu cầu nhà mạng khóa 2 chiều các số thuê bao di động liên quan đến hoạt động "Cho vay tiền" này
Các đối tượng cho vay chủ yếu là người phía Bắc, mang theo rất nhiều tiền vào Lâm Đồng để hoạt động tín dụng đen. Người vay tiền đa số là người dân lao động, học sinh, sinh viên. Đặc trưng của những tổ chức này là cho vay ngầm, thủ tục đơn giản, không thế chấp tài sản...
Gần đây, Công an TP Đà Lạt đã phát hiện 8 đối tượng đang dán các tờ rơi cho vay không thế chấp, thu giữ 1.000 tờ quảng cáo, đã xử lý 2 công ty với 4 đối tượng liên quan đến tín dụng đen.
Ngoài ra, Công an TP Đà Lạt cũng đang điều tra 2 tổ chức được cấp phép hoạt động dưới dạng Công ty TNHH dịch vụ tài chính có dấu hiệu cho vay nặng lãi, tín dụng đen.
Minh Anh
Theo Dantri
Hoạt động "tín dụng đen" diễn ra phức tạp Bộ Công an cho biết đã rà soát, phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (đòi nợ, cầm đồ...) lừa đảo người dân dẫn đến vay nợ, cầm cố, siết nợ, đòi nợ thuê trên địa bàn. Cử tri tỉnh Bình Thuận và Cao Bằng phản...