“Nóng” dần cuộc đua vào Nhà Trắng
Cuộc đua tranh cử vào Nhà Trắng năm 2016 ngày càng trở nên gay cấn hơn khi ứng cử viên sáng giá Hillary Clinton bất ngờ sa sút trong khi các ứng viên khác trong Đảng Dân chủ đang nổi lên.
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders lần đầu tiên vượt lên dẫn trước bà Hillary Clinton
trong cuộc đua vào Nhà Trắng
Kết quả thăm dò dư luận chung mới nhất của hãng NBC News/Wall Street Journal (Nhật báo phố Wall) công bố ngày 7-9 cho thấy, Thượng nghị sĩ bang Vermon, ông Bernie Sanders, đã bất ngờ vượt lên dẫn trước tất cả các ứng cử viên Tổng thống tiềm tàng của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2016, bao gồm cả ứng cử viên nặng ký Hillary Clinton. Đây cũng là lần đầu tiên ông Sanders vượt lên dẫn trước cựu Ngoại trưởng Hillary trong cuộc chạy đua để trở thành ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ.
Cụ thể, Thượng nghị sĩ Sanders, năm nay 73 tuổi, lần đầu tiên vượt lên dẫn trước ứng cử viên vốn chiếm ưu thế trong nhiều tháng qua là cựu Ngoại trưởng Hillary với tỷ lệ 49% so với 38% tại bang quan trọng New Hampshire. Kết quả thăm dò công bố cùng ngày 7-9 của hãng NBC/Marist cũng cho kết quả tương tự, theo đó ông Sanders dẫn trước bà Hillary với tỷ lệ 41% so với 32%. Tỷ lệ ủng hộ 32% cũng là thấp nhất đối với bà Hillary tại bang quan trọng như New Hampshire.
Đây là kết quả khá bất ngờ bởi trước đó, cựu Ngoại trưởng Hillary đều dẫn trước khá xa Thượng nghị sỹ Sanders cũng như các ứng cử viên đã tuyên bố ra tranh cử để trở thành ứng cử viên Tổng thống được đề cử của Đảng Dân chủ là cựu Thống đốc bang Maryland, ông Martin O”Malley, và cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb. Theo kết quả thăm dò gần nhất công bố ngày 20-8, bà Hillary dù đã giảm sút 9% so tỷ lệ công bố hồi tháng 7, song với 47% số người ủng hộ vẫn bỏ xa ông Sanders nhận được 29% số người ủng hộ, ông O’Malley 2% và ông Webb 1%.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên Hillary giảm sút trong khi tỷ lệ ủng hộ các ứng cử viên khác trong Đảng Dân chủ lại tăng lên là do làn sóng chỉ trích việc bà từng sử dụng tài khoản trang mạng cá nhân vào việc chung khi còn là Ngoại trưởng Mỹ trước đây. Thừa nhận việc sử dụng tài khoản cá nhân gửi thông tin công việc là sai, song nữ cựu Ngoại trưởng khẳng định bà không gửi bất cứ thông tin mật nào và từ chối xin lỗi về việc này.
Trong khi đó, bên phía Đảng Cộng hòa, ứng cử viên là tỷ phú bất động sản Donald Trump tiếp tục khẳng định ưu thế so với các ứng cử viên khác của đảng này. Theo kết quả thăm dò dư luận chung của NBC News/Wall Street Journal, ông Donald Trump được 29% số người được hỏi ý kiến ủng hộ, ứng cử viên đứng thứ hai là bác sĩ giải phẫu thần kinh Ben Carson 22%, cựu Thống đốc bang Floria Jeb Bush – chính khách được nhìn nhận là ứng cử viên sáng giá của Đảng Cộng hòa – chỉ được 6% số người ủng hộ…
Việc bà Hillary bất ngờ bị các ứng cử viên khác cùng Đảng Dân chủ thu hẹp khoảng cách và vượt lên, trong khi ứng cử viên nặng ký khác là đương kim Phó Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc tham gia tranh cử, đã khiến cuộc đua giành quyền đề cử làm ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ đang dần trở nên quyết liệt. Dù tỷ lệ người ủng hộ giảm sút song hiện bà Hillary vẫn là ứng cử viên sáng giá hàng đầu của Đảng Dân chủ và đây cũng là ứng cử viên duy nhất của đảng này đang dẫn trước ứng cử viên Donald Trump nặng ký nhất của Đảng Cộng hòa lúc này.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ và cuộc đua phát triển tác chiến điện tử với Nga
Thật không khó để hiểu tại sao vào thời điểm hiện tại tác chiến điện tử (EW) lại là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều quốc gia.
Trung Quốc đánh cắp thành công dữ liệu mạng của Mỹ 700 lần/ Sở Mật vụ Mỹ cải tổ và tuyển dụng hàng loạt nhân viên mới.
Đó không chỉ vì giao thức chiến tranh này đạt hiệu quả cao, mà còn là hình thức tấn công phi động lực, khó giám sát và ít có khả năng được xem như hành động xâm lược công khai, và như vậy, ít có khả năng kích động sự giận dữ của cộng đồng quốc tế. Nga và Mỹ là hai quốc gia không nằm ngoài vòng xoáy này.
EW là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và đảm bảo ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.
Nhiệm vụ của EW gồm: Vô hiệu hóa các hệ thống C3I: Chỉ huy (Command), Điều khiển (Control), Truyền tin (Communications) và Tình báo (Intelligence); C4IRS: Chỉ huy, Điều khiển, Truyền tin, Máy tính (Computers), Tình báo, Cảnh giới (Surveillance) và Trinh sát (Reconnaissance) của đối phương.
Hệ thống EW Krasukha của Nga. (Ảnh: Wikipedia)
Song song với đó, EW duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và thông tin liên lạc của "quân nhà". Thời đại hiện nay, với công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển như vũ bão và trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự, đã biến EW trở thành nhân tố sống còn của mỗi cuộc chiến. Đây là phương tiện nhân bội sức mạnh và là 1 trong 3 nhân tố then chốt của chiến tranh công nghệ cao, bao hàm cả tiến công và phòng thủ, vì thế các quốc gia cần đầu tư ngay từ thời bình và luôn sẵn sàng.
Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges lại mô tả chất lượng và sự tinh xảo của hệ thống EW Nga là "khó chịu". Trong khi đó, theo Laurie Buckout, cựu Chỉ huy bộ phận tác chiến điện tử Lục quân Mỹ, nay là Giám đốc điều hành Tập đoàn Corvus, Nga vẫn duy trì khả năng phá hủy các mạng chỉ huy - kiểm soát qua gây nhiễu liên lạc vô tuyến, radar và các tín hiệu GPS.
Trái ngược với Mỹ, Nga có các đơn vị lớn chuyên về EW, để tấn công điện tử, gây nhiễu liên lạc, radar và các mạng chỉ huy - kiểm soát dưới mặt đất. Trong giao chiến, lực lượng Nga có thể ngăn khả năng đáp trả của mục tiêu, ví dụ như họ có thể tấn công kẻ địch mà không bị trừng phạt. Bà Buckout giải thích: "Nếu radar không thấy tên lửa bay tới, bạn không thể phối hợp để đáp trả". Bà cũng cho biết Mỹ chưa có khả năng lớn về tấn công điện tử.
Đại tá Jaffrey Church, Chỉ huy Sư đoàn EW của Lục quân Mỹ, thừa nhận rằng, kể từ Chiến tranh Lạnh, các đối thủ của Mỹ tiếp tục hiện đại hóa khả năng EW, trong khi Lục quân phải tái đầu tư các khả năng của mình cho Iraq và Afghanistan. Quan chức này cho rằng, việc trang bị cho Lục quân các thiết bị EW là "ưu tiến số 1": "Lục quân phải có các khả năng tác chiến điện tử có thể sử dụng để chi phối địa hình chủ chốt trong dải điện từ chống lại bất cứ kẻ thù nào".
Trung tá Gregory Griffin, người đứng đầu bộ phận các chương trình và yêu cầu của Sư đoàn Chiến tranh Điện tử cho biết, hiện Lục quân Mỹ đang phát triển một chương trình có tên gọi Chiến tranh Điện tử Đa năng (MFEW), nhằm tạo ra khả năng tấn công điện tử, có thể phá sóng điện thoại di động, tín hiệu vệ tinh và GPS. MFEW được thiết kế để tạo ra các cảm biến và máy gây nhiễu tinh vi và mạnh mẽ, triển khai trên không, trên các phương tiện mặt đất và ở những vị trí cố định. Tuy nhiên, chương trình này chỉ đạt khả năng tác chiến ban đầu vào năm 2023 và hoạt động đầy đủ vào năm 2027. Trọng tâm của MFEW trong những năm gần đây là về "phòng thủ tấn công điện tử", cụ thể là các thiết bị chống IED (thiết bị nổ tự chế) điều khiển bằng radio để tạo ra bong bóng chống nhiễu quanh xe và người, và thu tín hiệu cho mục đích tình báo.
Ví dụ, tại Afghanistan, Lục quân Mỹ sử dụng một vài máy bay C-12 trang bị các thiết bị gây nhiễu Thông tin, Tấn công Điện tử, Giám sát và Do thám (CEASAR) để phá sóng radio của lực lượng nổi dậy, và hai hệ thống cố định - máy gây nhiễu GATOR và Duke V2 EA - để phá sóng radio và các tháp phát sóng.
Theo ông Griffin, trên cơ sở đặc biệt, binh sĩ Mỹ ở Afghanistan sử dụng GATOR - nhằm bảo vệ các căn cứ tác chiến tiền tiêu - để phá các tháp phát sóng khi tuần tra hoặc huấn luyện lực lượng Afghanistan, để lực lượng này có thể tự do cơ động trong khi đối phương không bắt được tín hiệu liên lạc.
Vị Trung tá này nói rõ hơn: "Đó là khả năng không hạn chế, bị giới hạn bởi số lượng các hệ thống. Chúng ta đã không có đủ để hỗ trợ nhu cầu hiện có của Lục quân". Trung tá Griffin tiết lộ, Lục quân Mỹ có tổng cộng 813 chuyên viên về tác chiến điện tử, nhưng chủ yếu là nắm lý thuyết hơn phần cứng, trừ phi chúng được triển khai. Trong doanh trại, các binh sĩ này thường được bố trí công việc khác, khiến cho EW được nói đùa là chữ viết tắt của "Nhân viên bổ sung" (extra worker) - dù điều này đã được thay đổi khi Lục quân Mỹ tăng cường chiến lược EW. Hồi tháng Ba vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập bộ phận giải quyết những thiếu hụt về EW, và cơ quan này đã thảo luận việc đẩy nhanh thời gian biểu của MFEW.
Theo Khổng Hà
Công an Nhân dân
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tăng cao kỷ lục Đài KBS đưa tin ngày 28/8, Viện Gallup Hàn Quốc đã công bố kết quả điều tra dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Park Geun-hye đột ngột tăng cao đạt ngưỡng gần 50%, cao nhất trong vòng 1 năm qua Theo kết quả khảo sát được tiến hành với 1.004 người trưởng thành trên toàn quốc với sai số...