Nông dân Brazil có thể dùng ngô, đậu tương mua xe Toyota
Toyota tại Brazil đang mở rộng dịch vụ của hãng qua kênh bán hàng trực tuyến Toyota Barter, cho phép khách đổi ngô và đậu tương lấy xe Toyota.
Mới đây, Toyota đã ra mắt kênh bán hàng “Toyota Barter” tại Brazil, tập trung vào đối tượng khách hàng kinh doanh nông sản.
Khách hàng ở Brazil có thể dùng ngô hoặc đậu tương để đổi lấy chiếc Toyota Corolla Cross hoàn toàn mới
Với mô hình bán hàng này, khách hàng có thể thanh toán bằng sản phẩm đậu tương và ngô để mua một chiếc xe bán tải Toyota Hilux mới, hay Toyota SW4 (Fortuner) hoặc một chiếc Toyota Corolla Cross.
Toyota sẽ xem xét giá trị của ngô và đậu tương theo giá thị trường và quy đổi trọng lượng của chúng ngang bằng với giá trị chiếc xe.
Video đang HOT
Tuy nhiên trước khi hoàn tất giao dịch, hãng sẽ kiểm tra xem khách hàng có được chứng nhận sản xuất các loại cây trồng này ở nông thôn hay không để đảm bảo rằng chúng có nguồn gốc từ các đồn điền có chất lượng tốt.
Toyota Barter là kênh bán hàng đầu tiên ở Brazil chấp nhận ngũ cốc khi mua xe
Jose Luis Rincon Bruni, Giám đốc Bán hàng Toyota Brazil cho biết: “Toyota Barter bắt đầu như một dự án thử nghiệm vào năm 2019, đây là kênh bán hàng đầu tiên ở Brazil chấp nhận ngũ cốc khi mua xe. Giờ đây, chúng tôi chính thức áp dụng hình thức mua bán này, đồng thời mở rộng sự hiện diện của Toyota cũng như đóng góp một phần quan trọng vào lĩnh vực kinh tế chính của đất nước chúng tôi “.
Mô hình bán lẻ mới ban đầu được ra mắt tại các bang Bahia, Goiás, Mato Grosso, Minas Gerais, Piauí và Tocantins ở Brazil, nhưng hãng đang xem xét mở rộng sang nhiều bang hơn như Paraná, São Paulo và Mato Grosso do Sul.
Hiện tại, đối tượng khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh nông sản chiếm tới 16% doanh số bán hàng trực tiếp của Toyota Brazil và với hình thức bán hàng mới này, hãng kỳ vọng nó sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.
Xe Toyota nhập từ Thái Lan có nguy cơ khan hàng
Hàng loạt nhà máy sản xuất xe Toyota tại Thái Lan tạm ngừng hoạt động, khiến nhiều mẫu mã xe Toyota nhập khẩu từ thị trường này vào Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khan hàng, đội giá.
Hàng loạt nhà máy sản xuất xe Toyota tại Thái Lan tạm ngừng hoạt động
Theo Nikkei Asia , Toyota vừa thông báo tạm ngừng hoạt động ba nhà máy lắp ráp ô tô của hãng ở Thái Lan do thiếu phụ tùng, linh kiện. Cụ thể, nhà máy Toyota Ban Pho, Samrong và Gateway bắt đầu ngừng sản xuất từ ngày 20.7 và dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 28.7. Sau khoảng thời gian này, Toyota Thái Lan sẽ tiếp tục xem xét, đánh giá tình hình và quyết định có nên trở lại hoạt động vào ngày 29.7 hay không.
Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở Thái Lan, Chính phủ nước này phải thực hiện các biện pháp phong tỏa, giãn cách để phòng chống dịch bệnh, khiến các nhà máy sản xuất linh kiện, chủ yếu là các thiết bị kết nối hệ thống điện... phải tạm dừng hoạt động.
Toyota Hilux tại Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan
Việc thiếu hụt nguồn linh kiện khiến các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Toyota tại Thái Lan cũng bị ảnh hưởng. Đây là lần thứ hai hoạt động sản xuất của Toyota ở Thái Lan bị gián đoạn do đại dịch. Lần đầu tiên diễn ra vào năm ngoái, khi đợt dịch Covid-19 đầu tiên bùng phát vào tháng 3.2020 Toyota đã đóng cửa nhiều nhà máy.
Hiện tại, tổng sản lượng sản xuất của các nhà máy Toyota tại Thái Lan hàng năm đạt 760.000 xe. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sản lượng sản xuất vào năm ngoái chỉ đạt 440.000 xe. Một nửa số xe Toyota sản xuất tại Thái Lan được bán trong nước, phần còn lại xuất khẩu ra thị trường toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Toyota Việt Nam đang nhập từ Thái Lan các mẫu xe như Toyota Corolla Cross, Hilux
Hiện tại, Toyota Việt Nam đang nhập từ Thái Lan các mẫu xe như Toyota Corolla Cross, Hilux. Trong đó, nhu cầu khá cao của người tiêu dùng Việt Nam đối với Toyota Corolla Cross có thể khiến mẫu xe này tiếp tục rơi vào cảnh khan hàng, đội giá.
Toyota Corolla Cross tại Việt Nam và Mỹ khác nhau thế nào? Toyota Corolla Cross sẽ được mở bán tại Mỹ từ cuối năm nay. Ngoài chênh lệch về giá bán, mẫu SUV đô thị này cũng có nhiều khác biệt giữa thị trường Mỹ và Việt Nam.