Nông dân bỏ tiền túi xây trường mầm non
Ông Đặng Hữu Nghĩa (Năm Nghĩa) lớn lên từ nghèo khó, hiểu thế nào là nỗi vất vả để theo đuổi chuyện học hành nên quyết dành cả đời mình chăm lo cho giáo dục.
Ngôi trường mầm non Hiệp Định được ông Năm Nghĩa đầu tư hơn 8 tỉ đồng – Ảnh: Giang Phương
Hỏi về ông Năm Nghĩa, hầu như ai ở H.Hòa Thành (Tây Ninh) cũng biết bởi ông có những đóng góp đối với ngành giáo dục địa phương và người nghèo. Đã bước vào tuổi 82, ông Năm Nghĩa trông vẫn còn khỏe khoắn và minh mẫn. Ngót ngét hơn chục năm qua, ông đều đặn lo cho việc học của học sinh nghèo trong tỉnh, nhất là tại H.Hòa Thành.
Video đang HOT
Ông Năm Nghĩa kể, từ nhỏ cuộc sống khó khăn khiến con đường học hành của ông gặp trắc trở. Sau khi có gia đình, ông cần kiệm làm việc, tích lũy, nhờ vậy kinh tế dần khá hơn. “Tôi không may mắn được học cao thì tôi muốn đời con, cháu tôi được học tốt. Việc học mới khiến cuộc sống thay đổi tốt hơn”, ông nói. Từ ý thức đó, ông chú trọng việc học cho 3 người con từ lúc nhỏ. “Điều tôi may mắn nhất là cả 3 đứa con đều thành đạt và rất hiếu thảo. Do vậy tôi muốn tất cả trò nghèo có điều kiện thực hiện ước mơ của mình. Tất cả cũng từ việc học mà thành”, ông Năm Nghĩa chia sẻ.
Dành gần như toàn bộ số tiền thu nhập từ hơn 100 ha cao su đang thu hoạch, ông Năm Nghĩa đầu tư hết vào công tác từ thiện và xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Hàng trăm suất học bổng, xe đạp đều đặn đến tay học sinh nghèo mỗi năm. Từ đó, hàng ngàn học sinh có ý định bỏ học giữa chừng đã trở lại lớp.
Đầu tháng 9.2013, Trường mầm non Hiệp Định (ấp Hiệp Định, xã Hiệp Tân, H.Hòa Thành) do ông bà Năm Nghĩa đầu tư hơn 8 tỉ đồng được khánh thành khang trang. Ông Cao Duy Thắng, Phó chủ tịch UBND H.Hòa Thành, cho biết ngoài tiền xây dựng trường 8 tỉ, ông, bà Năm Nghĩa cũng đã tự lo thêm 100 triệu đồng để xây dựng công trình thoát nước và hơn 50 triệu đồng tổ chức lễ khánh thành trường. “Đầu tư xây dựng trường vào thời điểm cao su đang sụt giá, để có tiền kịp thi công đưa vào cho các em học, ông bà Năm đã đi vay ngân hàng. Đó là một tấm lòng lớn”, ông Thắng chia sẻ.
Những năm gần đây, cứ mỗi năm ông Năm Nghĩa lại dành từ 30 – 50 triệu đồng và viết thư thăm hỏi động viên các chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa. Ông cũng dành hàng trăm triệu đồng để giúp đồng bào miền Trung bị thiên tai lũ lụt và tài trợ xây dựng đường sá cho người dân. Những ngày này, ông Năm Nghĩa liên tục chạy ngược chạy xuôi về các xã vùng sâu trao tận tay quà tết cho bà con nghèo.
Từ những nghĩa cử mà ông Năm Nghĩa đã làm cho ngành giáo dục, tháng 9.2013 ông Nghĩa vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Ngoài ra, hằng năm ông đều nhận được bằng khen của các cấp ngành trung ương và tỉnh nhà về những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.
Theo VNE
Chưa bố trí được đất để xây trường mới
Để thực hiện dự án theo quy hoạch phát triển Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nhiều trường học ở H.Phú Quốc (Kiên Giang) phải giải tỏa, di dời để phục vụ các dự án xây dựng. Trong khi chờ xây cơ sở mới, các trường cũ hoặc phải sáp nhập với trường khác hoặc xây cất tạm trên phần đất mượn của dân. Điều này gây nhiều khó khăn cho học sinh và các trường khi không thể đảm bảo dạy 2 buổi/ngày.
Ảnh minh họa
Theo đại diện Phòng GD-ĐT H.Phú Quốc, hiện có 2 trường tiểu học đã giải tỏa với 18 phòng học. Tới đây, thêm 7 trường khác sẽ giải tỏa với 32 phòng. Bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, cho biết: "Lo lắng nhất là trường giải tỏa, di dời nhưng vẫn chưa bố trí được đất khác để xây trường mới. Hoạt động giáo dục, xây dựng trường lớp ở Phú Quốc chậm và thấp nhất tỉnh Kiên Giang".
Theo TNO
Trường mới xây đã lún sụp Nhiều phụ huynh, học sinh Trường THCS Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) phản ảnh suốt hai năm qua học sinh phải học nhờ, học trường tạm trong khi ngôi trường mới xây xong phải bỏ hoang vì lún sụp nghiêm trọng phần nền của tầng trệt, không thể sử dụng được. Học sinh Trường THCS Đốc Binh Kiều phải học...