Nóng chuyện “Dê vàng” vào lớp 10, “Heo vàng” vào lớp 6
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 và lớp 6 tại Hà Nội năm nay dự báo sẽ căng thẳng vì tỉ lệ chọi rất cao. Đây là áp lực lớn không chỉ cho các thí sinh mà còn cho các trường THPT.
ảnh minh họa
Năm 2003 ( Dê vàng) và 2007 ( Heo vàng) đều là những năm đẹp, số trẻ được nhiều gia đình chọn năm sinh này đã tăng đột biến.
Theo thống kê, năm nay sẽ có khoảng 109.000 học sinh (sinh năm Quý Mùi 2003) vào lớp 10, tăng hơn 24.000 em so với năm học trước.
Đồng thời sẽ có khoảng 125.000 học sinh (sinh năm Đinh Hợi 2007) bước vào lớp 6, tăng khoảng 11.000 thí sinh so với năm học trước.
Tiếp tục tuyển sinh trực tuyến
Năm học 2018-2019 Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai hình thức tuyển sinh trực tuyến vào các lớp mầm non, lớp 1, lớp 6 kết hợp song song với hình thức tuyển sinh trực tiếp.
Sở khuyến khích phụ huynh học sinh áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến để đăng ký dự tuyển cho học sinh vào các lớp mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học tới.
Trong trường hợp quá thời hạn tuyển sinh trực tuyến hoặc vì lý do nào đó mà không thể áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến, phụ huynh có thể đến trường nộp hồ sơ trực tiếp cho cán bộ tuyển sinh của nhà trường.
Video đang HOT
Sở chỉ đạo các trường trên địa bàn phối hợp, tham mưu UBND phường, xã, thị trấn phân bổ các khu dân cư mới vào các địa bàn dân cư theo địa giới hành chính để chuẩn bị cho công tác phân tuyến tuyển sinh được khoa học và hợp lý.
Để chuẩn bị các dữ liệu phục vụ cho hệ thống hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến, các đơn vị phối hợp rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục các trường từ mầm non đến THCS trên địa bàn. Ngoài việc phải phân công các cán bộ, chuyên viên phụ trách tuyển sinh có trách nhiệm trực trong thời gian chuẩn bị và tuyển sinh.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng thống nhất thời gian các công tác chuẩn bị dữ liệu tuyển sinh đầu cấp và khảo sát chất lượng. Đến ngày 5/2, các phòng tổng hợp danh sách học sinh của các trường, tổ chức lưu trữ phục vụ công tác tuyển sinh năm học 2018 – 2019.
Ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Nếu Bộ GD&ĐT cho áp dụng việc đánh giá năng lực ở một số trường trong kỳ tuyển sinh lớp 6 năm học 2018-2019, Sở sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá để có phương án phù hợp nhất.
Cân nhắc tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, dự kiến sẽ khá căng thẳng ở tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, bởi năm học tới số lượng học sinh tham gia kỳ tuyển sinh tăng hàng vạn học sinh so với năm học trước. Sở cũng cơ bản giữ nguyên kỳ thi giống như năm 2017, chưa có chủ trương thêm môn thi vào lớp 10.
Ngoài ra, tuyển sinh đầu cấp sẽ giữ nguyên chủ trương “3 tăng, 3 giảm”: Tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học; đồng thời giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp, giảm số lớp ở những trường quá đông lớp học.
Số học sinh dự tuyển vào lớp 10 tăng vọt khiến áp lực tuyển sinh của các trường công lập cũng sẽ gia tăng nhiều hơn do điều kiện cơ sở vật chất có giới hạn, không cho phép nâng chỉ tiêu tuyển sinh.
Trước tình hình này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề xuất thành phố đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng trường, lớp mới.
Sở cũng đang cân nhắc tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT công lập, nhất là các trường thuộc khu vực khó khăn, cũng như xem xét cho phép các trường THPT tự chủ tài chính, trường THPT ngoài công lập được tiếp nhận hồ sơ trúng tuyển vượt chỉ tiêu khoảng 10-20%, tùy theo quy mô, điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đang xây dựng phương án tuyển sinh vào lớp 10 cho năm học 2018-2019. Theo đó, Hà Nội giữ nguyên phương án tuyển sinh như các năm trước là thi kết hợp xét tuyển.
Thí sinh dự tuyển vào lớp 10 hệ không chuyên sẽ thi hai môn Ngữ văn và Toán (nhân hệ số 2) kết hợp xét kết quả học tập, rèn luyện ở bậc THCS, kết quả này được quy ra điểm với mức tối đa là 20 điểm (gồm 4 năm học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt).
Riêng thí sinh dự tuyển vào các trường chuyên của thành phố, sau khi đạt điều kiện tối thiểu (có 4 năm học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt) sẽ phải dự thi 4 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (môn điều kiện) và môn chuyên.
Bên cạnh đưa ra phương án tuyển sinh cho các trường công lập nói chung, Sở cũng đang tính toán để đưa ra phương án tuyển sinh hợp lý cho các trường “hot” khi có số hồ sơ nộp vào cao hơn so với chỉ tiêu.
Năm học trước, Hà Nội có 76.000 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 57.000 thí sinh vào công lập. Trong đó, 67% học sinh được học công lập, hơn 20% học tư thục, 5% học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và số còn lại học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nên bỏ cộng điểm nghề tuyển sinh vào lớp 10
Nhiều giáo viên cho rằng, Bộ GD&ĐT bỏ quy định cộng điểm nghề vào lớp 10 là phù hợp và tạo ra sự công bằng giữa các học sinh.
Dự kiến điểm thi nghề phổ thông (thuộc phần cộng điểm khuyến khích) sẽ không được tính khi thi vào lớp 10.
Mang tính hình thức
Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ GD&ĐT vừa công công bố đã bỏ khoản 3 Điều 7 của Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 18/4/2014 về quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Như vậy, điểm thi nghề phổ thông (thuộc phần cộng điểm khuyến khích) sẽ không được tính khi thi vào lớp 10.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, chủ trương của Bộ GD&ĐT về vấn đề này là đúng đắn. "Việc bỏ cộng điểm nghề sẽ tạo ra sự công bằng cho học sinh. Bởi thi vào lớp 10 các em thi môn văn hóa, trong khi đó cộng điểm nghề để xét tuyển là không phù hợp. Ngoài ra, hiện học sinh học nghề chỉ với mục đích để cộng điểm ở kỳ thi vào lớp 10, còn giáo viên dạy nghề cũng chỉ với mục đích để cácem đi thi", ông Bình cho biết.
Cũng theo ông Bình, việc học sinh thi vào lớp 10 được cộng thêm điểm ở các kỳ thi thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và các cuộc thi khác do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức đã diễn ra nhiều năm nay. Ban đầu, số lượng học sinh được cộng điểm ưu tiên không quá nhiều và khá thực chất. Tuy nhiên, hiện một số kỳ thi đã mang tính thành tích, chưa phản ánh được đúng hết tài năng, năng lực của các em.
"Tôi nghĩ, những em đạt giải các cuộc thi đó thì nên cho các trường về nghệ thuật hay thể thao để họ tuyển thẳng hoặc cộng điểm phù hợp hơn các trường phổ thông. Nếu các em vào các trường phổ thông chỉ sử dụng kết quả học tập các môn văn hóa để xét tuyển. Tuy nhiên, đối các trường hợp thuộc đối tượng ưu tiên, điểm cộng về thành tích cuộc thi về các môn văn hóa (Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh...) được tổ chức chính thống có thể vẫn được cộng điểm", ông Bình nêu quan điểm.
Ông Cao Thanh Bảo, Hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) cho rằng, đây là điều nên làm. "Trước hết, qua thực tế nhiều năm trực tiếp làm công tác tuyển sinh tôi thấy rằng, các em học sinh khi đăng ký vào trường hầu hết đều được cộng 1,5 điểm nghề, tương đương với xếp loại giỏi thi nghề. Như vậy, nói rằng được cộng điểm để tăng cơ hội trúng tuyển là không có, vì em nào cũng được cộng số điểm ngang nhau. Ví dụ điểm chuẩn vào lớp 10 hàng năm của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nằm mức 36 điểm, nếu không có điểm nghề thì nó sẽ thấp xuống 1,5 điểm là 34,5 điểm", thầy Bảo cho biết.
Mặt khác, cũng theo thầy Bảo, việc cộng điểm nghề lại gây ra hệ quả là học sinh lớp 9 học nghề chỉ để có điểm là chính, chứ không phải vì mục tiêu học để biết một nghề nào đó. Dẫn đến việc học nghề chỉ mang tính hình thức. Chưa kể việc thi để đạt nghề loại khá, giỏi khá dễ dàng, dễ khiến học sinh chủ quan, có suy nghĩ không đúng về tính nghiêm túc, nghiêm khắc của các cuộc thi.
Tuy nhiên, ông Bảo cho rằng, quy định này cần phải có kế hoạch, định hướng áp dụng vào thời điểm bắt đầu năm học mới để các nhà trường và phụ huynh, học sinh có sự chuẩn bị.
Trung tâm dạy nghề cần đổi mới
Nhiều ý kiến cho rằng, khi Bộ GD&ĐT thực hiện quy định bỏ cộng điểm nghề các các trung tâm dạy nghề sẽ không thu hút được người học. Ông Bình cho rằng: "Để thu hút người học, tự các trường nghề phải nâng cao chất lượng và cơ sở vật chất, đặc biệt, cần phải cập nhật những nghề mới của xã hội. Đồng thời, các trung tâm dạy nghề phải để người học thấy việc học ở trung tâm sẽ giúp ích cho công việc tương lai của họ"
Ông Bình cũng chỉ ra thực tế rằng, lâu nay Bộ GD&ĐT áp dụng quy chế cộng điểm nghề vào kỳ thi lớp 10 nên học sinh THCS tự nguyện đến các trung tâm dạy nghề để học. Do đó, hàng năm các trung tâm này đều có một lượng học sinh nhất định đến đăng ký học nghề nên không có nhiều sự thay đổi về phương pháp dạy và học.
Bà Đỗ Việt Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Khương Đình (Thanh Xuân- Hà Nội) nêu quan điểm: Đối với quy định bỏ cộng điểm nghề cho sinh cần phải có lộ trình thực hiện. Khi thực hiện áp dụng quy định này, Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT cũng cần phải có quy chế rõ ràng để khuyến khích học sinh tham gia học nghề. "Ví dụ như, quy định học nghề là điều kiện cần thiết để học sinh được tốt nghiệp THCS", bà Hiền cho biết.
Theo Baohaiquan.vn
Bỏ cộng điểm thi nghề, chất lượng đầu vào lớp 10 sẽ tốt hơn? Nhiều ý kiến cho rằng, việc bỏ cộng điểm thi nghề vào lớp 10 là phù hợp, góp phần đẩy mạnh công tác phân luồng ngay từ bậc THCS. Học sinh thi nghề Điện dân dụng (ảnh: Sở GD-ĐT Hà Nội) Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT mà Bộ GD-ĐT mới công bố đã bỏ...