NÓNG: Bộ GD&ĐT đề nghị các trường không tăng mức học phí trong năm học 2021 – 2022

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021 – 2022 như năm học 2020 – 2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021 – 2022 như năm học 2020 – 2021 và tăng cường trách nhiệm giải trình trước người học về các mức thu.

Bộ GD&ĐT cũng đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Dự thảo quy định các cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch họa.

NÓNG: Bộ GD&ĐT đề nghị các trường không tăng mức học phí trong năm học 2021 - 2022 - Hình 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Theo Vụ Tài chính – Kế hoạch (Bộ GD&ĐT), các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải công khai mức thu học phí theo quy định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT.

Đồng thời tại Điều 65 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học quy định: Cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn”.

Trước băn khoăn, lo lắng của nhiều học sinh về việc không thể theo học một số trường như dự định, vì mức học phí vượt quá khả năng tài chính của gia đình; Vụ Kế hoạch – Tài chính chia sẻ, từ năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và tác động đến thu nhập của người dân.

Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021 – 2022 như năm học 2020 – 2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định thay thế đã mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, bổ sung nhiều chính sách mới để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội, tập trung hỗ trợ học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận giáo dục.

Bên cạnh các chính sách mới, các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các quy định khác vẫn được giữ nguyên cho giai đoạn từ năm học 2021 – 2022 về sau.

Học phí đại học tăng đến mức nào?

Bộ GD-ĐT vừa lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục (CSGD) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Nghị định mới này sẽ thay thế cho Nghị định 86 (áp dụng từ năm 2015 đến năm 2020), đáng chú ý là có nhiều điểm mới về quy định mức trần học phí với từng loại trường (tự chủ và chưa tự chủ), từng chương trình đào tạo.

Học phí trường tự chủ tăng cao nhất

Dự thảo Nghị định nêu trên đưa ra mức học phí mới thay thế Nghị định 86 của Chính phủ dự kiến thực hiện từ năm học 2021-2022. Tuy nhiên, do vấp phải phản ứng của dư luận nên ngay sau đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề xuất trình Thủ tướng xin giữ nguyên học phí của năm học tới như năm học 2020-2021. Như vậy, nếu được Chính phủ chấp thuận và dự thảo Nghị định đi vào thực tế, từ năm học 2022-2023, sẽ chính thức áp dụng mức tăng học phí theo quy định mới.

So với Nghị định 86 quy định về học phí hiện hành, dự thảo Nghị định có nhiều điểm mới liên quan học phí đại học (ĐH) công lập. Đó là học phí ĐH được chia thành nhiều mức, thay vì 2 mức như Nghị định 86 (các trường ĐH tự chủ và các trường ĐH chưa tự chủ) gắn kiểm định với học phí.

Học phí đại học tăng đến mức nào? - Hình 1


Phụ huynh, tân sinh viên đóng học phí nhập học năm 2020 tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM

Theo đó, dự thảo nghị định quy định cụ thể mức trần học phí đối với CSGD ĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước.

Mức học phí chia theo 7 khối ngành. Như Khối ngành I (Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên) từ 1,25 triệu đồng/tháng (năm học 2021-2022) và 2,45 triệu đồng/tháng năm học 2025-2026, Khối ngành II (Nghệ thuật) tăng tương ứng 1,2 - 1,93 triệu đồng/tháng. Trong đó, Khối ngành Sức khỏe chia làm 2 nhóm: nhóm ngành Sức khỏe học phí 1,85 - 3 triệu đồng/tháng; nhóm ngành Y dược từ 2,45 - 3,94 triệu đồng/tháng.

Đối với CSGD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (tự chủ hoàn toàn) nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước (tự chủ mức 1), thì mức học phí tối đa được xác định bằng 2 lần mức trần học phí quy định, có nghĩa là học phí của các trường tự chủ sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Như vậy, cả nước hiện có 23 trường thí điểm tự chủ (phần lớn là tự chủ chi thường xuyên) học phí sẽ tăng gấp đôi, ít nhất là 40 triệu đồng/năm với chương trình hệ đại trà.

Với CSGD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước (tự chủ mức 2), mức học phí tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí.

Với CSGD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và được tự chủ, đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước, mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế (tự chủ mức 3), được tự xác định học phí của chương trình trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, phải đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế trong vòng 2 năm, kể từ khi khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp thì được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Cùng với học phí ĐH, học phí sau ĐH (đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ), mức trần học phí được tính bằng học phí ĐH nhân 1,5 lần với đào tạo thạc sĩ, nhân 2,5 lần với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

Tăng học phí để cải thiện chất lượng?

Như vậy, theo dự thảo Nghị định thì mức học phí cả trường công lập chưa tự chủ và trường công lập tự chủ sẽ tăng rất nhiều. Năm học 2021 có thể chưa áp dụng vì quá nhạy cảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng chắc chắn là học phí mới sẽ được áp dụng trong năm 2022. Khi đó, học phí ĐH ở các trường công lập nói chung, thấp nhất cũng 12 triệu đồng/năm (năm 2022 với Khối ngành Nghệ thuật, cao nhất là 24 triệu đồng/năm với Khối ngành Y dược.

Tương ứng đến năm 2025 sẽ là 19,3 triệu đồng/năm và 39,4 triệu đồng/năm). Với các trường tự chủ, đạt chuẩn kiểm định học phí sẽ được tính lên cao hơn gấp 2 đến 2,5 lần.

Học phí đại học tăng đến mức nào? - Hình 2


Sinh viên trong giờ thực hành

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021: Bài toán học phí ĐH khá phức tạp, vừa tính đến yếu tố đảm bảo khả năng chi trả của một bộ phận khá lớn của người dân, vừa tính đến chất lượng, lương giảng viên, trang thiết bị hiện đại gắn với đổi mới chương trình.

Nếu xét về học ĐH như một sự đầu tư vì lợi ích cá nhân và vì lợi ích chung (theo nghĩa hàng hóa công) thì sự chia sẻ tài chính giữa người học và Nhà nước là cần thiết. Nếu học phí (tài chính đầu tư quá thấp) lại quản lý kém dẫn đến hiệu quả thấp do chất lượng đầu ra không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Nói cách khác, tự chủ chi thường xuyên cho một số CSGD ĐH cho thấy bước đầu có tác dụng tốt về mặt chất lượng, lãnh đạo nhà trường phải năng động hơn để tìm kiếm nguồn lực thông qua các nghiên cứu, dịch vụ sản xuất kinh doanh, tài trợ từ doanh nghiệp... Điều cần nhấn mạnh là mọi khoản thu chi phải minh bạch, quản lý tốt, không để thất thoát và góp phần cải thiện chất lượng.

Th.S Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM (một trong 23 trường thí điểm tự chủ giai đoạn 2015-2017) cho rằng: Người học phản ứng tăng học phí là đúng, vì người học muốn học phí thấp, chất lượng phải cao. Nhưng điều này khó có thể xảy ra khi Nhà nước đã giao quyền tự chủ cho các trường.

Các trường bắt buộc phải cân đối giữa học phí và thu nhập của người dân, ở mức chấp nhận được. Học phí ĐH của Việt Nam được xem là khá rẻ nên khó muốn vừa chất lượng, nghiên cứu mạnh, lương giảng viên cao vừa cơ sở vật chất tốt, chương trình tiên tiến được.

Ngược lại, khi học phí cao, các trường tự chủ sẽ có chính sách, nhiều nguồn quỹ (quy định trích 8% học phí cho quỹ học bổng) để trao cho những em học giỏi, diện chính sách. Không thể kéo dài học phí thấp và chất lượng làng nhàng được.

Trong dự thảo nghị định, còn có phần rất mới về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Theo Ban soạn thảo nghị định, giá dịch vụ đào tạo được xác dịnh theo Luật Giá và Luật Giáo dục Đại học (hiệu lực từ ngày 1-7-2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giá dịch vụ đào tạo được xác định theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, phù hợp với thực tế.

TS Hoàng Ngọc Vinh, Thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021 cho biết, theo Ngân hàng Thế giới thì giáo dục - đào tạo là lĩnh vực kinh tế dịch vụ. Vì vậy, khi thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng đấu thầu dịch vụ giáo dục đào tạo, buộc phải tính toán chi phí của quá trình đào tạo (cơ sở vật chất, lương, chương trình...) để có sự cạnh tranh.

Đơn vị nào có giá dịch vụ đào tạo hợp lý, cạnh tranh hơn sẽ được lựa chọn đặt hàng đào tạo. Tuy nhiên, chúng ta quen dùng là học phí, chi phí đào tạo nên khi gọi giá dịch vụ đào tạo thì hơi khó nghe.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024
FC HIEUTHUHAI có động thái gây tranh cãi giữa lúc Negav bị chỉ trích vì phát ngôn tục tĩu, fan GERDNANG "nội chiến" cực căng!
21:44:27 30/09/2024
"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"
22:10:00 30/09/2024
Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt
23:27:53 30/09/2024
Hoa hậu Mai Phương Thuý mặc sexy chơi thể thao, Quỳnh Nga cũng không kém cạnh
23:10:22 30/09/2024
Vợ kém 12 tuổ.i của Anh Đức: Không quan tâm tin đồn tiêu cực về chồng
23:17:42 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sai lầm của người mẹ đậ.p nát điện thoại khi phát hiện con xem nội dung xấu

Netizen

07:06:56 01/10/2024
Công nghệ phát triển, mạng xã hội có sức lan tỏa rộng rãi, tr.ẻ e.m rất dễ tiếp cận những hình ảnh, video có nội dung không phù hợp với lứa tuổ.i.

Tình trạng các thí sinh Hoa hậu sau vụ ta.i nạ.n sập sân khấu chính

Sao việt

07:01:40 01/10/2024
Liên hệ với BTC Miss Cosmo sau sự cố, CEO Trần Việt Bảo Hoàng thông tin với chúng tôi hiện các tình hình các thí sinh ổn định.

Trục xuất 10 người Trung Quốc sang Việt Nam hoạt động lừ.a đả.o trên mạng

Pháp luật

06:57:10 01/10/2024
10 đối tượng người Trung Quốc sử dụng hộ chiếu, thị thực điện tử để nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch, sau đó thuê nhà, sử dụng các máy tính, thiết bị để lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản

Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"

Tv show

06:40:04 01/10/2024
Mới đây, tại chương trình The Khang Show, nhạc sĩ Thanh Bùi đã lên tiếng khi được hỏi vì sao từ khi có chuyện chấn động gia đình, tới giờ anh mới xuất hiện và chia sẻ trước công chúng.

Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp

Ẩm thực

06:08:59 01/10/2024
Chỉ cần ghi nhớ 4 điểm mấu chốt này bạn sẽ có món ăn thơm ngon về hương vị, đẹp mắt về màu sắc cho bữa cơm gia đình.

Phim hoạt hình 'Robot hoang dã' thống trị phòng vé Bắc Mỹ

Hậu trường phim

06:08:24 01/10/2024
Phim hoạt hình Robot hoang dã (The Wild Robot) vươn lên dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ tuần qua với doanh thu ấn tượng, còn bom tấn Megalopolis có mở màn không mấy êm xuôi.

Ngắm vẻ ngoài hoàn mỹ tới từng centimet của hot girl Đắk Lắk đóng phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ

Người đẹp

06:05:56 01/10/2024
Không chỉ tài năng, Đỗ Yên Đan còn được đán.h giá cao về nhan sắc. Đỗ Yên Đan là người mẫu, diễn viên múa và là beauty influencer trên Tiktok rất có tiếng ở Việt Nam.

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

Thế giới

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ

Góc tâm tình

06:01:30 01/10/2024
Tôi không ngờ chồng lại tiết kiệm giỏi đến thế. Vợ chồng tôi cưới nhau đã hơn một năm nay nhưng tiề.n lương của ai người ấy giữ, tôi thậm chí không biết chính xác lương của chồng được bao nhiêu nữa.

Nữ thần Tân Cương gây bão MXH nhờ nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc "thần tiên có thật"

Phim châu á

05:58:35 01/10/2024
QQ đưa tin bộ phim cổ trang Mạc Phong Ngâm vừa ra mắt 6 tập đã nhanh chóng vươn lên đứng thứ hai trong số các tác phẩm đang chiếu hot nhất, chỉ thua Lưu Thủy Điềm Điềm

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.