Nomophobia – hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại
Smartphone – sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho nhu cầu chính đáng của bản thân, nhưng với cách dùng không hợp lý, chúng ta tự biến mình thành nô lệ của chúng.
“ Nomophobia” là một thuật ngữ mô tả nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng trên thế giới ngày nay, nỗi sợ khi không có thiết bị di động bên người. Tại các trường đại học, tỷ lệ sinh viên có các hành vi sau ngày càng gia tăng. Các biểu hiện của nỗi sợ này như:
- Mang điện thoại di động vào phòng tắm.
- Thà mất một ngón tay còn hơn phải xa rời smartphone.
- Thường xuyên cập nhật mạng xã hội thay vì giao tiếp thực tế với mọi người.
Hội chứng nomophobia dường như xuất hiện ở hầu hết các quốc gia phát triển. Đây là từ viết tắt của “no-mobile-phone phobia”, thuật ngữ này xuất phát từ một nghiên cứu vào năm 2010 của Bưu điện Anh.
Nghiên cứu của nhóm này cho thấy gần 53% người sử dụng điện thoại di động ở Anh có xu hướng lo lắng khi “làm mất điện thoại di động, hết pin, hết tiền hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng”. Khoảng 58% đàn ông và 47% phụ nữ cảm thấy sợ hãi khi điện thoại di động của họ tắt nguồn.
Trong các cuộc gặp gỡ, nhiều người vẫn mải mê nhìn vào màn hình điện thoại.
Nghiên cứu trên được thực hiện đối với 2.163 tình nguyện viên. 55% số người trong cuộc khảo sát cho rằng, việc giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia đình là nguyên nhân chính khiến họ cảm thấy vô cùng lo lắng khi không thể sử dụng điện thoại di động. Các mức độ căng thẳng gây ra bởi việc vắng smartphone tương đương như nỗi “hốt hoảng ngày cưới” và các buổi khám răng.
Video đang HOT
Tại Mỹ, chứng nghiện smartphone càng trở nên tồi tệ. Thống kê ở đây cho thấy:- Cứ 3 người thì có 2 người để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ.
- 34% trả lời cuộc gọi của họ trong khi đang gặp gỡ đối tác.
- Cứ 5 người lại có 1 chấp nhận đi chân trần ra đường trong một tuần, chứ không thể không đụng đến điện thoại.
- Hơn 50% số người được phỏng vấn không bao giờ tắt điện thoại.
- 66% người lớn thật sự mắc chứng nghiện điện thoại di động.
Đã đến lúc cần phải nghỉ ngơi
Con người phải làm chủ công nghệ.
Tim Elmore, tác giả bài viết về hội chứng nomophobia trên tờHuffingtonpost cho biết, nguyên tắc của anh là không thể để thứ gì kiểm soát bản thân. “Tôi nhận ra rằng điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và các công nghệ khác được áp dụng trong tương lai sẽ làm cho cuộc sống của tôi trở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn tự đặt ra cho mình một lời khuyên: Công nghệ chỉ là phụ tá, không phải một vị thánh để tôn sùng”.
Những việc cần làm để tránh mắc phải hội chứng Nomophobia:
- Hãy chắc chắn rằng có những thời điểm trong ngày, điện thoại di động được tắt và người dùng đứng trước 2 lựa chọn: trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc đối mặt với cô đơn.
- Cân bằng giữa thời gian nhìn vào màn hình và thời gian tiếp xúc với người khác.
- Mỗi tháng nên dành một ngày sống không công nghệ, con người sẽ cảm thấy được giải phóng.
- Đặt điện thoại cách xa ít nhất 5 m trước khi đi ngủ. Việc này sẽ bảo vệ sức khỏe người dùng đồng thời tăng hiệu quả của chức năng “Báo thức”.
- Giới hạn thời gian sử dụng công nghệ trong ngày.
Minh Trí
Theo Zing
Sếp nữ Korean Air bị tố bạc đãi nhân viên như nô lệ
Heather Cho, cựu phó chủ tịch hãng hàng không Korean Air, bị một tiếp viên trưởng tố cáo đối xử với tổ bay như những "nô lệ thời phong kiến" tại phiên xét xử hôm qua.
Heather Cho xin lỗi dư luận hồi tháng 12/2014. Ảnh:Reuters
Heather Cho, con gái của chủ tịch Korean Air Cho Yang-ho, đang ra tòa với cáo buộc vi phạm an toàn hàng không và câu kết với các lãnh đạo công ty để ép tổ bay khai man về vụ việc hôm 5/12 năm ngoái.
Cho đã ra lệnh đuổi tiếp viên trưởng Park Chang-jin khỏi chuyến bay từ Mỹ về Hàn Quốc hôm đó, sau khi một tiếp viên phục vụ cho bà hạt mắc ca trong gói thay vì đổ ra đĩa. Chiếc máy bay sắp cất cánh đã buộc phải quay lại cổng và hạ cánh trễ 11 phút so với dự kiến.
Theo Reuters, Park xuất hiện phiên tòa hôm qua trong bộ đồng phục của mình. Anh đã trở lại với công việc sau một thời gian vắng mặt.
Park mô tả sếp nữ 40 tuổi giống như "một con thú tìm thấy mồi, nghiến chặt răng khi bắt đầu chửi rủa", không cần nghe anh nói.
"Tôi không nghĩ rằng bà Cho có một chút lương tâm nào khi đối xử với những người không có quyền hành gì như tôi giống những nô lệ thời phong kiến, buộc chúng tôi phải hy sinh và xem đó là một điều đương nhiên phải làm", Park nói trong nước mắt.
Các luật sư cho rằng Cho đã xin lỗi và những hành vi của bà không đáng bị phạt. Họ cũng phủ nhận việc bà sử dụng bạo lực. Trong khi đó, Park và các công tố viên cáo buộc bà ép tiếp viên trưởng quỳ gối và còn đánh nhiều lần vào tay anh. Nếu bị kết tội, Cho có thể sẽ phải ngồi tù ba năm.
Ông Cho Yang-ho hôm 30/1 đã xin lỗi tiếp viên trưởng tại tòa và cam kết rằng anh sẽ không chịu bất kỳ hình thức khiển trách nào.
Trước sự phẫn nộ của dư luận và những người liên quan về hành vi của mình, bà Cho đã từ bỏ các chức vụ ở Korean Air vào cuối năm ngoái.
Anh Ngọc
Theo VNE
Ấn Độ: Giải cứu hàng trăm nô lệ trẻ em Cảnh sát Ấn Độ vừa giải cứu hàng trăm nô lệ trẻ em sau khi tiến hành một loạt các cuộc đột kích vào trung tâm thành phố Hyderaba trong những ngày gần đây. Cảnh sát đã phát hiện 120 trẻ em, trong đó nhiều em bị ốm, suy dinh dưỡng và có các vết thương trên cơ thể trong cuộc đột kích...