Nokia và Vodafone dùng thử tốc độ băng thông rộng 100 Gbps
Nokia và Vodafone vừa thông báo họ đã trở thành những công ty đầu tiên thử nghiệm internet băng thông rộng 100 Gbps trên mạng quang thụ động (PON).
Tốc độ đạt được của Nokia và Vodafone vẫn ở dạng thử nghiệm
Theo Neowin , tốc độ có thể đạt được trên bước sóng PON duy nhất và chúng nhanh hơn khoảng 10 lần so với “các mạng tiên tiến nhất” hiện có. Cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi Nokia và Vodafone trong phòng thí nghiệm của Vodaphoe ở Eschorn, Đức.
100 Gbps đạt được bằng cách sử dụng quang học 25 Gbps hiện có kết hợp với xử lý tín hiệu kỹ thuật số đặc biệt (DSP) dường như là trọng tâm của thử nghiệm. Nokia cho biết một khi công nghệ DSP này được áp dụng, việc mở rộng quy mô lên tới 50 Gbps hoặc 100 Gbps sẽ tương đối đơn giản và những tốc độ đó có thể được cung cấp ra thị trường vào nửa cuối thập kỷ này.
Video đang HOT
Nguyên mẫu trong thử nghiệm này cũng là ứng dụng đầu tiên của công nghệ truyền tốc độ linh hoạt trong mạng quang thụ động. Công nghệ này nhóm các modem cáp quang có đặc tính mạng tương tự nhau, chẳng hạn như suy hao hoặc phân tán, để cải thiện độ trễ trên mạng và giảm một nửa điện năng tiêu thụ. Loại công nghệ này cuối cùng có thể giúp tạo ra nhiều mạng có khả năng mở rộng hơn để chống tắc nghẽn trong thời gian cao điểm.
Sẽ mất một thời gian để những tốc độ cao như vậy có khả năng đến tay người tiêu dùng.
Đã có lịch sửa cáp quang biển quốc tế APG
Theo kế hoạch mới được đối tác quốc tế thông tin tới các nhà mạng, sự cố xảy ra ngày 9/1/2021 trên tuyến cáp biển APG sẽ được khắc phục xong vào ngày 22/2, sau 1 ngày so với thời điểm hoàn tất việc sửa chữa tuyến cáp IA.
Asia Pacific Gateway (APG) là tuyến cáp quang biển quốc tế được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, APG có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom, APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Cùng với tuyến Liên Á (Intra Asia - IA), APG cũng là một trong hai tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố trong những ngày đầu năm mới 2021, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Trong khi IA gặp sự cố vào ngày 1/1, tuyến cáp biển APG bị đứt trên nhánh S3 vào sáng ngày 9/1.
Thông tin với ICTnews ngày 21/1, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam có sử dụng tuyến cáp APG cho biết, kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp APG đã được đối tác quốc tế thông báo tới các ISP.
Cụ thể, trong lần gặp sự cố vào đầu năm nay, APG bị lỗi ở 2 phân đoạn gồm S3 với điểm lỗi cách trạm rẽ nhánh ở ChungMing (Trung Quốc) khoảng 557,4 km và S6 có điểm lỗi cách trạm cập bờ HongKong khoảng 1,3 km.
Công tác khắc phục sự cố trên nhánh S3 của tuyến cáp biển APG được bắt đầu từ ngày 11/1/2021 và đã hoàn thành vào hôm nay, ngày 21/1/2021. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, lỗi cáp trên nhánh S6 dự kiến phải đến ngày 22/2/2021 mới được sửa xong.
Như vậy, với kế hoạch trên, phải hơn 1 tháng nữa, 100% kênh truyền trên tuyến cáp quang biển quốc tế APG mới được khôi phục hoàn toàn.
Đối với các sự cố xảy ra trên tuyến cáp biển IA vào ngày đầu tiên của năm 2021, như ICTnews đã thông tin, việc sửa chữa các lỗi trên các nhánh S1 (hướng Singapore), S5 (hướng HongKong) và FP1(hướng cáp kết nối Singapore - Nhat) sẽ được thực hiện từ ngày 1/2/2021 đến ngày 21/2/2021.
Trong đó, dự kiến nhánh S1 được sửa từ ngày 1/2/2021 đến 8/2/2021; nhánh S5 cũng được sửa từ ngày 1/2/2021 và hoàn thành vào ngày 9/2/2021. Thời gian khắc phục lỗi trên nhánh FP1 kéo dài từ ngày 12/2/2021 đến ngày 21/2/2021.
Trong khi các sự cố trên 2 tuyến cáp quang biển quốc tế APG và IA vẫn chưa được khắc phục xong, để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới các khách hàng, các nhà mạng Việt Nam đều đã bổ sung dung lượng thiếu hụt qua các kênh cáp biển khác như AAG và qua những tuyến cáp đất liền ở phía Bắc và phía Tây Nam. Các kịch bản bù lưu lượng đều đã được nhà mạng chuẩn bị sẵn do đã tương đối quen thuộc với tình huống các tuyến cáp quang biển gặp sự cố, phải bảo dưỡng.
Motorola: Từ đỉnh cao danh vọng đến bán mình Trước cả khi cái tên Nokia nổi danh, đã có một hãng điện thoại làm mưa làm gió trên toàn thế giới với những sáng tạo vô cùng đột phá của mình. Đó chính là Motorola, một trong những thương hiệu điện thoại đầu tiên xuất hiện trên thế giới với nhiều mẫu máy cực ký đột phá. Những chiếc điện thoại của...