Nội tôi và lớp học “xóa mù”

Theo dõi VGT trên

Câu nói của ông nội “phải biết chữ để khi thèm hủ tiếu còn biết đọc coi người ta bán cái gì để vào ăn” như lời nhắn nhủ, là động lực để tôi thêm yêu và gắn bó với ngành sư phạm

Tôi sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, ba đời dòng họ nhà tôi không ai học hết lớp 8. Vì vậy, ông bà nội và ba má tôi vô cùng mong mỏi chị em tôi được ăn học đến nơi đến chốn. Khi chị tôi tốt nghiệp lớp 12 thì gia đình xảy ra biến cố lớn, chị đành phải gác ước mơ bước chân vào đại học. Khỏi phải nói, ông bà nội tôi buồn ghê gớm. Mọi người bắt đầu đặt kỳ vọng ở tôi, khi ấy mới vừa tốt nghiệp lớp 9.

Ước mơ miễn cưỡng

Quyết không phụ lại niềm mong mỏi của gia đình, tôi chú tâm vào việc học, chẳng mấy chốc đã tốt nghiệp lớp 12. Tôi mơ ước trở thành cô sinh viên ngành báo chí nhưng ông nội lại bắt buộc thi vào sư phạm.

Nội tôi và lớp học xóa mù - Hình 1

Tác giả trong một buổi lên lớp “xóa mù” năm 2000 tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (Ảnh do tác giả cung cấp)

“Dòng họ mình toàn thất học, tương lai rồi cũng sẽ như vậy, những đứa con của các cô, chú rồi cũng sẽ bỏ học giữa chừng vì chúng học kém và chẳng có đứa nào thiết tha sự học. Cho nên, họ hàng nhà mình phải có người làm thầy cô giáo, nhiều chữ nghĩa để dạy dỗ, kèm cặp chúng nó” – ông nội nói với tôi. Ba má tôi cũng rất tán thành lời nói của ông nội. Họ không muốn tôi học ngành báo chí gì đó, “vừa tốn kém vừa suốt ngày cứ đi lông nhông ngoài đường”.

Vậy là tôi đành phải miễn cưỡng chấp nhận thi vào sư phạm theo sự sắp đặt của gia đình để trở thành cô giáo – cái nghề mà tôi không có một chút hứng thú nào.

Tôi nhớ như in nỗi hân hoan và niềm hạnh phúc của ông bà nội khi tôi đậu vào đại học. Tôi là đứa đầu tiên của dòng họ làm được kỳ tích đó. Dĩ nhiên, tôi không thấy vui vẻ gì khi đạt được ước mơ của người khác chứ không phải ước mơ của mình.

Một năm làm “cô sinh viên sư phạm”, tôi cũng nỗ lực hết mình để giành được những suất học bổng của trường dành cho sinh viên xuất sắc. Mọi người trong gia đình sung sướng lắm nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn thật sự không thiết tha gì với nghề ấy, thậm chí còn thấy uất ức trong lòng. Tôi xem nó mặc nhiên như một nhiệm vụ và trách nhiệm của dòng họ mà tôi phải gánh lấy. Tôi luôn “rắp tâm” chờ đợi một cơ hội để thuyết phục ông nội cho mình bỏ nghề. Nhưng trái lại…

Video đang HOT

“Không biết chữ, nhục lắm con à!”

Hôm đám giỗ bà cố, họ hàng, gia tộc tề tựu đông đủ, ông nội kêu đám “cháu gần”, “cháu xa” trong nhà tập trung lại và giáo huấn về sự học. Ông tự hào giới thiệu cho đám “cháu xa” chưa biết mặt tôi là “cô giáo của dòng họ, vượt khó học giỏi” và kêu gọi các cháu hãy xem tôi là “một tấm gương sáng về sự học”. Tôi cảm thấy vừa vui vừa ái ngại vì trong số “cháu xa” của ông nội, có nhiều người lớn hơn tôi cả chục t.uổi.

Khi đám cháu của nội giải tán, tôi mới nói: “ Sao nội lại đề cao con như vậy, con thấy mắc cỡ và kỳ kỳ sao á”. Nội cười móm mém: “Sự học là trên hết, nhưng tiếc là dòng họ mình nghèo khó, ai cũng đông con, không có t.iền ăn học, nhiều người lại không được sáng dạ, không ham học. Chỉ có ba má con là may mắn hơn tất thảy, khi 3 chị em con đều học giỏi. Dòng họ mình ít nhất phải có một người làm nghề dạy chữ nghĩa”.

Rồi nội kể hồi đó ở quê, ông không biết chữ nào, có lần ra tỉnh, thèm hủ tiếu, đi ngang mấy quán ăn, thấy người ta treo biển mà không biết họ bán cái gì để vô ăn. Ông nội phải đi từng quán hỏi có bán hủ tiếu không. Chủ quán nhìn ông ái ngại, có người chỉ chỗ tận tình, có người chỉ tấm biển hỏi bằng giọng bực bội: “Bộ ông không biết đọc hả?”.

“Đời không biết chữ, nhục lắm con à. Mai mốt con làm cô giáo, con có thể dạy cho mấy đứa dưới quê, cho họ hàng làng xóm không có t.iền đi học đều biết chữ, để tụi nhỏ sau này không bị thiệt thòi khi ra đường, phải biết chữ để khi thèm hủ tiếu thì còn biết đọc coi người ta bán cái gì để ghé mà ăn…” – ông nội nói.

Lặng im lắng nghe và cảm nhận những lời nội nói, tôi bỗng thấy thương nội vô cùng. Khoảnh khắc đó, tôi mới ngộ ra vì sao nội cứ ép tôi phải vào sư phạm. Giây phút đó, tôi bỗng trở nên yêu nghề hơn, lòng tôi được giải tỏa, không còn ấm ức khi phải học nghề sư phạm nữa. Ý định thuyết phục nội cho tôi bỏ nghề đã bị dập tắt hoàn toàn.

Tôi bắt đầu thay đổi ý nghĩ và cả hành động. Mùa hè năm thứ nhất đại học (năm 2000), tôi đăng ký tham gia chiến dịch thanh niên tình nguyện “Mùa hè xanh” để dạy chữ, đưa ánh sáng văn hóa về với vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi tôi đến là xã Suối Rao, huyện Châu Đức, đây là vùng xa và sâu nhất, khó khăn nhất của tỉnh.

Tôi dạy 3 ca mỗi ngày, lớp học xóa mù chữ. Trong đó, 2 ca sáng và chiều thì dạy tại các điểm trường. Ca tối thì phải mượn tạm nhà dân để dạy – đây là lớp xóa mù chữ dành cho người lớn. Để đến được điểm dạy đúng 18 giờ, tôi phải đi bộ từ lúc 16 giờ, bất kể mưa nắng, đi sâu vào những rẫy bắp, những thung lũng chuối leo dốc, lội suối, giẫm sình, băng qua các con đ.ập. Câu nói của ông nội “phải biết chữ để khi thèm hủ tiếu còn biết đọc coi người ta bán cái gì để vào mà ăn” như lời nhắn nhủ, là động lực để tôi hăng say với công việc dạy chữ của mình.

Có những cô, những chú hơn bốn mươi, năm mươi t.uổi vẫn cố gắng tròn miệng tập đọc những chữ o, ô; tập đ.ánh vần và mày mò viết những chữ b, c trên trang vở mới còn thơm mùi giấy. Thế nhưng, mắt họ không ngừng trông chừng những đ.ứa t.rẻ nghịch ngợm còn bò chung quanh hoặc ngủ say trong lòng mình. Tôi cầm tay họ viết từng nét một. Các ngón tay chai sần lóng ngóng cố gắng điều khiển cây bút, ngọ nguậy từng nét trên trang giấy dưới ánh đèn dầu lờ mờ, hôm nào may mắn thì có được ánh sáng đùng đục của ánh điện được phát từ chiếc bình ắc quy.

Sau một thời gian rất ngắn, họ đã viết được họ tên mình, tên các loại cây, các loại rau củ quả mà thường ngày họ trồng xung quanh nhà, trong vườn, trong rẫy bằng những nét nguệch ngoạc; biết làm phép toán cộng trừ đơn giản. Đối với họ, khả năng biết đọc, biết viết mở ra cả thế giới mới mẻ. Có bác gái phấn khởi nói: “Từ giờ có thể viết được tên các mặt hàng rau củ kèm bảng giá t.iền khi mang hàng ra chợ bán”. Tôi cảm thấy sung sướng biết bao nhiêu khi công việc của mình lại mang về kết quả nhanh chóng như vậy. Đa số họ đọc thông, viết thạo, biết làm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia.

Kết thúc chiến dịch “Mùa hè xanh” cũng là lúc mùa hè kết thúc, tôi trở về tiếp tục năm thứ hai đại học. Tôi mang trong lòng sự khoan khoái, muốn cho mọi người, đặc biệt là ông nội, biết rằng: tôi mới tìm ra được một nguồn hạnh phúc!

Sống c.hết với nghề

Rồi ông nội mất khi tôi đang học đại học năm thứ hai. Không ai có thể ép tôi tiếp tục theo nghề giáo, tôi vẫn còn nhiều cơ hội thực hiện lại ước mơ của mình. Nhưng tôi không làm như thế bởi tôi thường xuyên nhận được những lá thư thăm hỏi của các bác, các cô, chú trong lớp “xóa mù” gửi đến. Tuy không đẹp nhưng con chữ của họ khá đều đặn, dĩ nhiên là nhiều lá thư vẫn còn mắc một số lỗi chính tả.

Trong đó, lá thư của một chú thương binh khiến tôi vô cùng xúc động. Trong thư có đoạn: “… Từ lúc học chữ của cô giáo, chú đã có thể tự mua thuốc men mà khỏi nhờ ai đọc giùm cách sử dụng, có thể đọc báo bất cứ lúc nào. Quan trọng là chú tự đọc và có thể ký tên vào các loại giấy tờ mà không phải tìm người đọc giúp và cũng không phải sợ bị lừa khi ký tên vào các giấy tờ quan trọng. Chú không còn là gánh nặng của người khác. Cảm ơn cô giáo”. Bên dưới là chữ ký của chú kèm theo câu: “Bao nhiêu năm nay chú mới tự ký được cái tên của mình, trước giờ toàn điểm chỉ”. Khoảnh khắc đọc thư và nhìn vào chữ ký của chú, tôi quyết tâm sẽ “sống c.hết với nghề”!

Lá thư của chú thương binh trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để tôi thêm yêu nghề giáo và gắn bó với nghề mười mấy năm nay (tôi dạy ở một trường THCS công lập). Nhìn sự tin yêu của học sinh, sự tín nhiệm của phụ huynh, đồng nghiệp và cấp trên, tôi càng phấn khởi và gặt hái được những thành công lớn trong nghề dạy học.

Hằng năm, cứ vào dịp 20-11, tôi lại nhận được những lá thư đặc biệt của những “người học trò đặc biệt” từ lớp “xóa mù” năm đó. Tôi hạnh phúc vô cùng. Nhờ nội, nhờ chú thương binh và lớp học “xóa mù” năm đó mà tôi mới có bước đi đúng đắn như hôm nay.

Có hay không việc kỳ thị trẻ tăng động?

Phản ánh đến Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, bà Đặng Mỹ Châu (xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức) cho biết, cháu mình là bé Đặng Gia Ph., học sinh lớp 3, Trường TH Sông Cầu (xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức) bị nhà trường và bạn bè kỳ thị. Phóng viên đã tìm hiểu nội dung vụ việc này.

Có hay không việc kỳ thị trẻ tăng động? - Hình 1

Trường TH Sông Cầu (xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức) nơi bé Đặng Gia Ph. đang theo học.

Theo đơn trình bày của bà Mỹ Châu (cô của Ph.), Ph. đã theo học tại Trường TH Sông Cầu 3 năm nay. Thời gian gần đây, gia đình cho bé tạm nghỉ học vì thầy giáo chủ nhiệm và các HS trong lớp có biểu hiện kỳ thị, làm tổn thương tinh thần cháu. "Tôi khẩn thiết cầu xin các cấp có thẩm quyền giải quyết giúp đỡ gia đình chúng tôi", bà Mỹ Châu đề nghị.

Lần theo địa chỉ ghi trong đơn, chúng tôi đến nhà bà Võ Mỹ Lệ (bà nội Ph.) để tìm hiểu thêm. Đang chơi ở sân, thấy có người lạ, Ph. chạy vào nhà thông báo cho ông bà nội. Trong lúc người lớn trò chuyện, Ph. ngồi yên cạnh ông bà và chăm chú lắng nghe câu chuyện mọi người đang nói về mình trong suốt thời gian gần 30 phút mà không hề có biểu hiện quậy phá. Khi được hỏi lý do nghỉ học, Ph. cho biết, trên lớp cháu thường xuyên bị các bạn kỳ thị, trêu chọc, có bạn còn viết tên "Gia Ph. khùng" lên giấy rồi dán vào mặt Ph.. Thầy giáo chủ nhiệm thì cho Ph. ngồi riêng một bàn ở góc tường, bị che khuất tầm nhìn nên Ph. không theo dõi được bài học.

Trao đổi với phóng viên, bà Võ Mỹ Lệ cho biết, hoàn cảnh của cháu khá éo le, ba mẹ đã l.y h.ôn nhiều năm qua, Ph. sống với ông bà nội. Khi học lớp 1, Ph. gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở. Tuy nhiên, bé vẫn đáp ứng được yêu cầu về đọc, viết, làm toán nên được lên lớp.

Đến năm lớp 3, bà nội thường xuyên nghe bé kể về việc các bạn trong lớp có hành động xúc phạm bé như không cho bé vào lớp, dán giấy với lời lẽ không hay lên người... Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thì thường xuyên nói bé không học được, có vấn đề về thần kinh và những lời lẽ gây tổn thương cho bé. Đầu tháng 11/2020, GVCN và thầy hiệu trưởng Trường TH Sông Cầu có gặp trao đổi với bà Lệ về việc không thể tiếp tục dạy học cho bé vì bé có vấn đề về thần kinh, không chịu học và đề nghị bà đưa bé đi khám.

Ngày 12/11/2020, bà Lệ đưa bé Ph. đi khám tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh và được bác sĩ chẩn đoán: rối loạn cư xử, động kinh toàn thể, chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ. Bà Lệ đã lên trình bày với nhà trường và vẫn đưa cháu đi học bình thường.

Tuy nhiên, GVCN yêu cầu Ph. ngồi riêng một góc với hướng nhìn ra cửa sổ. Bé không được dạy học trong khoảng 1 tuần lễ. Quá bức xúc và thương cháu, gia đình bà Lệ đã tạm cho cháu nghỉ học. Từ khi cháu nghỉ học, nhà trường không hề gọi điện thoại hay đến nhà hỏi thăm tình hình hoặc động viên bé quay lại trường. Ngày 9/12/2020, bà Đặng Mỹ Châu lên Phòng GD-ĐT huyện Châu Đức phản ánh về vụ việc trên thì nhà trường mới gọi điện thoại đề nghị bà Lệ đưa bé Ph. đi học trở lại.

Trao đổi với phóng viên về nội dung phản ánh trên, ông Nguyễn Đức Đẹp, Hiệu trưởng Trường TH Sông Cầu khẳng định không có chuyện nhà trường kỳ thị hay đuổi học bé Ph. Trước đây, khi bé Ph. xin nhập học lớp 1 tại Trường TH Sông Cầu, gia đình thông tin bé có bệnh tăng động nên nhà trường luôn quan tâm theo dõi việc học tập của bé.

Tuy nhiên, khoảng đầu tháng 11/2020, bé có những biểu hiện tăng động mạnh như: đến lớp không tập trung ngồi học, hay chạy nhảy và chọc ghẹo các bạn trong lớp nên nhiều phụ huynh phản ánh với nhà trường và GVCN. GVCN đã nhiều lần thay đổi chỗ ngồi cho bé nhưng không hiệu quả. Do đó, bé được cho ngồi bàn riêng gần bàn giáo viên để dễ quản lý chứ không phải không dạy bé như gia đình phản ánh.

"Ngày 24/11/2020, nhà trường đã có buổi trao đổi với bà Võ Mỹ Lệ về tình hình của bé Ph. và đề nghị gia đình đưa bé đi khám sức khỏe. Nếu bé ổn định về tâm lý thì cho bé tiếp tục đi học bình thường, còn không thì để bé nghỉ một thời gian. Sau đó, bà Lệ tự nguyện đưa cháu Ph. về nhà. Còn những ý kiến về thái độ của GVCN là do phụ huynh phản ánh không đúng", ông Đẹp cho biết.

Ông Lê Thanh Kính, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Đức cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh của Báo Bà Rịa-Vũng Tàu về trường hợp của bé Ph., Phòng GD-ĐT huyện Châu Đức đã vào cuộc tìm hiểu vụ việc. Qua làm việc với phụ huynh bé Ph. và lãnh đạo Trường TH Sông Cầu cũng như GVCN lớp cháu Ph., nhà trường và GVCN cũng thừa nhận có sự thiếu sót trong việc chưa quan tâm sâu sát tâm lý HS, không thường xuyên liên lạc và phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quan tâm bé Ph. để bé hòa nhập với bạn bè trong lớp. Tuy nhiên, nhà trường và GVCN khẳng định không có việc đuổi học và kỳ thị bé Ph.

"Phòng GD-ĐT huyện đã phối hợp với lãnh đạo nhà trường, GVCN làm việc với phụ huynh và vận động gia đình đưa bé Ph. quay lại trường. Gia đình đã đồng ý và hiện nay bé Ph. đã quay lại học tập tại Trường TH Sông Cầu. Nhà trường cũng bố trí GV nữ làm chủ nhiệm. Hy vọng với GVCN mới và môi trường mới, bé Ph. sẽ nhanh chóng hòa nhập trở lại", ông Kính nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
10:33:04 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
HOT: 1 nữ diễn viên Vbiz và đại gia sắp đón con đầu lòng
14:05:05 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

4 lý do nhất định phải xem phim Việt hot nhất hiện tại: Trang phục đẹp miễn chê, dàn cast hay miễn bàn

Phim việt

16:32:01 19/09/2024
Trước ngày ra rạp, bộ phim kinh dị Cám đã tạo nên cơn sốt và nhận được sự mong đợi lớn từ khán giả trong nước bằng loạt hình ảnh đầy m.áu m.e, kinh dị.

5 phim Hàn đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Kim Soo Hyun khiến ai nhìn cũng ngẩn ngơ

Phim châu á

16:28:09 19/09/2024
Dưới đây là 5 bộ phim Hàn Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả bởi sự đầu tư và vận dụng góc quay điện ảnh tài tình , hứa hẹn sẽ không làm người xem thất vọng.

Vợ chồng Lý Hải xin lỗi vụ kêu gọi từ thiện

Sao việt

16:23:32 19/09/2024
Minh Hà và Lý Hải đã lên tiếng giải đáp hết những thắc mắc của cư dân mạng về việc kêu gọi đóng góp cho bà con miền Bắc.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon

Ẩm thực

16:19:57 19/09/2024
Thực đơn cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon. Bữa cơm nhà toàn các món đơn giản mà trôi cơm bất ngờ.

Chủ tịch Xuyên Việt Oil "qua mặt" hai Bộ để chiếm đoạt hơn 1.244 tỷ đồng

Pháp luật

16:11:01 19/09/2024
Trong vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil, Viện KSND tối cáo xác định, bị can Hạnh đã chiếm dụng quỹ BOG để sử dụng cho mục đích cá nhân và mang đi hối lộ nhiều người có chức vụ, quyền hạn.

Thiên Bình gặp được người tâm đầu ý hợp, Nhân Mã tràn đầy năng lượng ngày 19/9

Trắc nghiệm

15:34:53 19/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu

Thế giới

15:32:45 19/09/2024
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/9, ông Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên sẽ là một bi kịch .

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.