Nơi tình thương lấp đầy
Giữa phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) có một mái ấm dành cho gần 50 số phận trẻ thơ kém may mắn, nơi ấy tình thương được gieo mầm và nuôi dưỡng. Mái ấm ấy được gọi bằng cái tên đầy ý nghĩa: Cô nhi Sao Mai.
Sơ phụ trách Nguyễn Thị Khiết (80 tuổi) tiếp chúng tôi trong không gian ấm cúng của Cô nhi Sao Mai. Ở cái tuổi đang xuôi về con dốc bên kia cuộc đời, sơ vẫn đau đáu nỗi niềm: Làm sao giúp được nhiều trẻ mồ côi hơn nữa…
Sơ Khiết luôn chăm lo cho từng bữa ăn của các em nhỏ.
Hồ sơ những phận đời
Kể với chúng tôi về những phận đời bất hạnh, sơ Khiết đặc biệt nhớ tới cậu bé Siu Vun. Bố mẹ Siu Vun đều là người Jarai. Khi bố Siu Vun đón đứa con trai đầu lòng cũng là lúc phải lo đám tang cho vợ. Mẹ Siu Vun chết ngay khi em cất tiếng khóc chào đời vì bị băng huyết. Mẹ chết thì đứa con thuộc về người mẹ, nó phải về làng ma với mẹ…
Trong khi họ hàng, làng xóm lo đập heo, bắt bò cúng Yàng để chôn cả mẹ cả con thì một người bà con khi đến dự tám tang đã phát hiện ra hài nhi rúm ró, khóc không ra tiếng đang nằm ngay bên cạnh chuồng bò. Ông vội vã cởi áo quấn cho Siu Vun và ôm em tới Cô nhi Sao Mai nhờ giúp đỡ.
Khi các sơ đón Siu Vun từ tay người đàn ông, tất cả như nghẹn lại vì sự sống còn mong manh vô cùng. Cả người Vun sưng tấy vì bị ruồi trâu đốt, 2 mắt lồi lên như quả trứng gà so, cuống rốn vẫn còn nguyên…
Gần nửa năm trời sơ Khiết lặn lội cùng Siu Vun đi hết bệnh viện ở Gia Lai, vào tận TP.Hồ Chí Minh: “Ngày đó đi viện, người ta cứ đòi nạo mắt nó đi nhưng tôi cương quyết không cho, phải chữa trị bằng được…”. Và sơ khoe: “Siu Vun giờ có đôi mắt to tròn, đẹp lắm”. Nay Siu Vun đã được hai tuổi rưỡi, trắng trẻo, bụ bẫm, ngoan ngoãn.
Video đang HOT
Siu Vun trong vòng tay yêu thương ở Cô nhi.
Cô bé Phương Uyên được mọi người gọi thân mật là Xù, có đôi mắt buồn nhưng tính cách rất cởi mở. Em sẵn sàng sà vào một vòng tay dang rộng, sẵn sàng đón nhận cử chỉ thân thương của ai đó dù mới gặp lần đầu. Ngày Xù đến Cô nhi Sao Mai, em chưa đầy 1 tháng tuổi và bàn tay đã bị gãy gập. Bố mẹ em là người Jarai, khi quyết định bỏ nhau, không ai chịu nhận nuôi con.
“Thôi cho nó chết đi, để sống cũng như con ma làm khổ mẹ nó”. Nghĩ vậy, người mẹ mất hết lý trí đã ném con xuống đất để giẫm cho đến chết. Một người hàng xóm phát hiện sự việc, giành lấy đứa trẻ… Giờ Xù đã hơn 2 tuổi, đang được sống trong tình thương yêu và tin rằng đôi mắt của em sẽ ngày càng long lanh biết cười…
Nơi tình thương lấp đầy
Đến đây vào giờ ăn của bọn trẻ mới thấy hết được sự nhẫn nhại, kiên trì của các sơ, bảo mẫu. Lúc nào cũng vài chục đứa trẻ ầm ĩ, đứa đòi cái này, đứa muốn cái kia. Sơ Trần Thị Mỹ Hậu nói vui: “Nhà chúng tôi đông con nhưng neo người nên một người ngoài là mẹ còn là bà, là cô giáo, là chị và làm bạn tỉ tê cả ngày với các con”.
Cô nhi Sao Mai thuộc dòng thánh Phaolô, được thành lập năm 1994 ở số 66 Wừu, phường IaKing, TP.Pleiku, Gia Lai. Sau 17 năm hoạt động, số trẻ mồ côi đã trưởng thành từ đây không ai thống kê hết. Hiện Cô nhi luôn duy trì nuôi dạy 50 trẻ.
Ngoài sơ phụ trách, Cô nhi Sao Mai chỉ có 3 sơ và một bảo mẫu trực tiếp chăm sóc các em nhỏ. Chuyện nửa đêm các sơ tay bồng tay bế bọn trẻ, vội vàng chạy vào gõ cửa bệnh viện là chuyện không có gì lạ ở đây.
Khoản thu chính của Cô nhi Sao Mai chỉ trông chờ vào cửa hàng nhỏ, nằm khiêm nhường một góc trong khuôn viên chuyên bán các sản phẩm lưu niệm, sách báo của nhà dòng. Còn lại, mọi hoạt động chỉ biết trông chờ vào tấm lòng của các nhà hảo tâm…
Khó khăn là vậy nhưng các em ở đây đều được đến trường, có em đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, các trường trung cấp…
Trong câu chuyện với chúng tôi, điều mà các sơ mong mỏi nhất là sẽ nuôi dưỡng các em thành người có ích, biết yêu thương con người, biết sống lương thiện. Đến đây, lắng nghe từng số phận, nhìn vào từng đôi mắt long lanh mới thấy trên cuộc đời này còn cần biết bao những Cô nhi Sao Mai nữa…
Theo DV
Đình chỉ tuyển sinh trường sai phạm
Theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2012, các cơ sở giáo dục ĐH sẽ được tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh (CTTS). PV đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Áng (ảnh) - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ GD-ĐT xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở đào tạo trong việc xác định và thực hiện CTTS hằng năm như thế nào?
Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ cho các trường trong việc xác định CTTS trên cơ sở các tiêu chí quy định là số sinh viên tính trên một giảng viên và diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo của trường.
Nếu gian lận như: kê khai giảng viên hay diện tích sàn xây dựng cao hơn thực tế, hoặc kê khai quy mô đào tạo các hệ chính quy thấp hơn thực tế thì tùy theo mức độ sẽ bị đình chỉ tuyển sinh một số ngành hoặc đình chỉ tuyển sinh cả trường trong năm đó, đồng thời bị xử phạt theo quy định " Ông Nguyễn Văn Áng - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ GD-ĐT
Trong tự chủ tuyển sinh có 2 nội dung cơ bản là tự chủ về số lượng và phương thức tuyển sinh. Quy định giao cho các trường được tự chủ về số lượng tuyển sinh và tự chịu trách nhiệm. Đây là bước đi đầu tiên trong lộ trình từng bước giao quyền tự chủ cho các trường. Sau khi nhận được đăng ký CTTS, Bộ GD-ĐT thông báo CTTS năm sau cho từng cơ sở đào tạo trước ngày 31.12 hằng năm.
Như vậy, có khả năng các trường sẽ được giữ nguyên những chỉ tiêu của mình, không bị Bộ GD-ĐT điều chỉnh như trước đây?
Khi chúng tôi tổng hợp kết quả đăng ký của các trường trên phạm vi cả nước, nếu có những khác biệt quá lớn so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch và nhu cầu nguồn nhân lực của cả nước, chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao cho ngành, thì Bộ có thể trao đổi với một số cơ sở đào tạo cụ thể để có những sự điều chỉnh cần thiết nhất định.
Theo quy định mới thì tỷ lệ sinh viên/giảng viên cao hơn so với những năm trước đây. Ví dụ, năm 2010 tỷ lệ này ở một số nhóm ngành tối đa chỉ 20 nay tăng lên 25... Xin ông cho biết vì sao lại có sự điều chỉnh "thụt lùi" về điều kiện đảm bảo chất lượng như vậy?
Tiêu chí về tỷ lệ sinh viên/giảng viên không hẳn là nâng lên. Trước đây khi xác định CTTS tính cả giảng viên thỉnh giảng, quy định mới chỉ tính giảng viên cơ hữu. Vì vậy, trên bình diện chung thì mức đó đã có yêu cầu cao hơn trước đây.
Trước đây có sự kiểm duyệt của Bộ GD-ĐT về chỉ tiêu nhưng các trường vẫn thực hiện không nghiêm túc. Nay nếu được tự chủ liệu có xảy ra tình trạng các trường tuyển sinh ồ ạt hay không?
Điểm mới trong quy định này là Bộ không can thiệp vào việc tính toán chỉ tiêu của các trường. Trước đây các trường tính, Bộ cũng tính nên Bộ cũng phải chịu trách nhiệm mặc dù Bộ không có điều kiện kiểm tra tính chính xác của các số liệu mà các trường gửi lên. Quy định mới xác định rõ trách nhiệm của nhà trường. Bộ làm công việc quản lý nhà nước là ban hành các quy định và kiểm tra thực hiện. Sau này, công tác hậu kiểm phải được tăng cường. Với quy định này, các trường buộc phải tính toán nghiêm túc và thực hiện đúng chỉ tiêu đã đăng ký vì quy định hình thức xử lý rất nặng.
Quy định xử phạt về chỉ tiêu cũng đã được thực hiện từ nhiều năm trước nhưng không mấy hiệu quả. Vậy lần này Bộ GD-ĐT sẽ có hình thức xử lý như thế nào đối với những trường không tuân thủ quy định?
Việc giao quyền tự chủ phải đi kèm với chế tài. Hiện Bộ đưa ra 2 mức xử phạt đối với các trường vi phạm. Nếu gian lận như: kê khai giảng viên hay diện tích sàn xây dựng cao hơn thực tế, hoặc kê khai quy mô đào tạo các hệ chính quy thấp hơn thực tế thì tùy theo mức độ sẽ bị đình chỉ tuyển sinh một số ngành hoặc đình chỉ tuyển sinh cả trường trong năm đó, đồng thời bị xử phạt theo quy định. Khi nào phát hiện sai phạm thì sẽ xử lý, dù sai phạm xảy ra vào thời điểm nào. Nếu tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì sẽ bị trừ vào năm sau.
Các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh Bộ GD-ĐT đã công bố Thông tư quy định về việc xác định CTTS trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ và TCCN. Theo đó, tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên của các trường ĐH không được vượt quá 25, CĐ không vượt quá 30. Đối với các nhóm trường khác như sau: y - dược ở bậc ĐH 15, bậc CĐ 20; nghệ thuật, thể dục thể thao thì bậc ĐH 10, CĐ 15. Về diện tích sàn xây dựng, đối với các ĐH, học viện, viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, trường ĐH, CĐ, bình quân một sinh viên không thấp hơn 2m2. Trường TCCN bình quân một học sinh không thấp hơn 1,5m2. CTTS đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, không quá 50% tổng CTTS chính quy của cơ sở đào tạo.
Theo TNO
Thi nói độc thoại trong môn Ngoại ngữ HS giỏi quốc gia Trong kỳ thi học sinh giỏi năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi. Đó là một trong những điểm mới của đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12...