Nỗi thống khổ của các trường cao đẳng sư phạm
Nếu tỉnh giao cho các trường cao đẳng sư phạm bồi dưỡng giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở thì ai là người đưa họ đến bồi dưỡng? Kinh phí lấy ở đâu?…
Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục đại học, các trường Sư phạm diễn ra vào tháng 8/2017 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ có những buổi làm việc riêng với các trường sư phạm để có những tính toán sao cho phù hợp.
Trong đó, việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm sẽ phải được ưu tiên làm ngay. Sẽ có những trường trung tâm, trường là phân hiệu và trường là vệ tinh.
Và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quyết liệt quy hoạch lại các trường sư phạm trên cả nước. Song đây là vấn đề liên quan tới nhiều chính sách không chỉ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn thuộc nhiều bộ ngành khác.
Việc quy hoạch hệ thống trường sư phạm cần thời gian, quá trình chứ không thể chỉ trong vòng 1-2 năm.
Theo chỉ đạo này của Bộ trưởng thì nhiệm vụ trong tương lai của các trường cao đẳng sư phạm địa phương sẽ trở thành phân hiệu và trường là vệ tinh của trường đại học sư phạm.
Tuy nhiên, khi trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng chia sẻ:
“Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức nhiều cuộc bàn thảo để đi đến thống nhất xem trường Cao đẳng sư phạm sẽ đi về đâu nhưng chưa tìm được câu trả lời”.
Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng tồn tại được là nhờ có trường thực hành sư phạm (Ảnh: Báo Vietnamnet)
Và một trong những vấn đề khó khăn hiện nay là tại tỉnh Sóc Trăng có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp do đó việc sáp nhập như thế nào vẫn đang là câu hỏi lớn.
Vị lãnh đạo này băn khoăn rằng, công tác bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhưng nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không giao cho các trường Cao đẳng sư phạm địa phương mà lại giao cho các đại học thì khả năng các trường cao đẳng sư phạm sẽ phải đóng cửa.
Chia sẻ kinh nghiệm về nguồn “nuôi sống” trường thời gian qua, vị này thông tin:
“Trong những năm gần đây, nguồn tuyển sinh của trường rất hạn chế và theo chiều hướng giảm dần, không đảm bảo chỉ tiêu trên giao.
Video đang HOT
Do vậy, nguồn kinh phí hoạt động cũng bị giảm theo, trong khi đó các hoạt động phong trào và hoạt động giáo dục vẫn phải duy trì, thậm chí mở rộng thêm.
Một số giảng viên không đủ định mức giảng dạy.
Trường Thực hành Sư phạm lại tăng quy mô về số lượng học sinh và lớp học nên kinh phí hoạt động và chi trả lương hợp đồng cho giáo viên phải được trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng bổ sung, hỗ trợ thêm để đảm bảo hoạt động.
Đứng trước thực trạng trên, đòi hỏi lãnh đạo trường phải nghiên cứu, tìm kiếm ra các giải pháp để tồn tại và “nuôi sống” đội ngũ.
Các giải pháp mà trường đã thực hiện nhằm giải quyết bài toán thực trạng nêu trên đó là:
(1) Tăng cường hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học; mở rộng các loại hình đào tạo, mở các dạng chuyên đề bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
(2) Tăng cường nguồn thu từ các loại hình dịch vụ trong trường.
(3) Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự đóng góp vật chất, kinh phí của các tổ chức kinh tế, các cá nhân có quan tâm đến giáo dục để hỗ trợ cho các hoạt động phong trào của nhà trường.
(4) Sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nhân sự nhà trường, trong đó tinh gọn lại quy mô lớp, học sinh các cấp học của trường Thực hành Sư phạm cho phù hợp,…”
Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 20.000 giáo viên trong đó giáo viên là mầm non 3.500, tiểu học là 8.000 giáo viên, trung học cơ sở là 5.500 và còn lại là giáo viên bậc trung học phổ thông.
Từ con số này, lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng hi vọng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có chỉ đạo để Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương giao công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho các trường cao đẳng sư phạm để bồi dưỡng về năng lực giảng dạy và bồi dưỡng các chuyên đề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong khi đó, trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh – nơi có vị trí địa lý gần Thủ đô Hà Nội, việc tuyển sinh hàng năm ở mức ổn tuy nhiên Nhà trường hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh nêu cụ thể:
Thứ nhất, Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV đã quy định rõ về định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Nếu theo đúng chỉ đạo này thì hiện tỉnh Bắc Ninh đang thiếu gần 3.000 giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trong khi mỗi năm chỉ tuyển dụng vài trăm giáo viên do đó, lượng thừa thiếu giáo viên đang có độ lệch lớn so với thực tế.
Thứ hai, Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6, trong phần Mục tiêu cụ thể đã nêu rõ: Đến năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Nếu không tăng biên chế thì học trò nào còn muốn vào học trường sư phạm nữa?
Và theo đúng chỉ đạo này, từ nay đến năm 2021, tỉnh Bắc Ninh sẽ không những không tăng mà còn giảm biên chế.
Như vậy có nghĩa là, địa phương phải chuyển hướng sang xã hội hóa để có tiền chi trả tiền giảng dạy đối với những giáo viên hợp đồng.
Nhưng nếu tiến hành xã hội hóa tức là thu tiền học phí của học sinh phổ thông thì lại vi phạm Luật Giáo dục.
Thứ ba, giả sử các tỉnh giao cho các trường cao đẳng sư phạm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở thì ai sẽ là người đưa họ đến bồi dưỡng? Kinh phí lấy ở đâu?…
Từ thực tế này, lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh kỳ vọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương để các trường cao đẳng sư phạm địa phương được tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nỗi khó của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay còn là tình trạng chảy máu chất xám. Nhiều giảng viên được đào tạo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không có việc làm (do ít sinh viên), không an tâm với công việc nên chuyển đi trường khác, tỉnh khác…
Do vậy phải giải quyết được những vấn đề nêu trên thì tương lai các trường cao đẳng sư phạm địa phương mới sáng sủa lên được.
Theo GDVN
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư
Theo con số thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành giáo dục hiện có 574 giáo sư và 4.113 phó giáo sư.
Về đội ngũ giảng viên
Năm học 2016-2017, tổng số cơ sở giáo dục đại học ở nước ta là 235, số lượng giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người), tăng 3.201 người so với năm học 2015-2016.
Trong đó số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%); trình độ thạc sĩ là 43.127 người (chiếm 59,2%); trình độ đại học và cao đẳng là 12.519 người (chiếm 17,2%); chuyên khoa I, II là 523 người; trình độ khác là 109 người.
Tổng số trường cao đẳng sư phạm là 33, số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng là 3.493 người (số lượng giảm do các trường cao đẳng thuộc quản lý nhà nước của Bộ Lao động thương binh và xã hội).
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư (Ảnh minh họa: Xuân Trung)
Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 120 người (chiếm 3,4%); trình độ thạc sĩ là 2.187 người (chiếm 64,5%); trình độ đại học và cao đẳng là 1.049 người (chiếm 30.9%); trình độ khác là 5 người.
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư (chiếm 6,4% tổng số giảng viên), trong đó 574 giáo sư (chiếm 0,8%) và 4113 phó giáo sư (chiếm 5,6%).
Năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã công nhận 65 giáo sư, trong đó 48 giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo (chiếm 73.85%) và 638 phó giáo sư, trong đó 508 phó giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo (chiếm 79.62%).
Về đội ngũ cán bộ quản lý
Năm học 2016-2017, tại 235 cơ sở giáo dục đại học có 909 cán bộ quản lý giữ chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trong đó có 811 cán bộ giữ chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường đại học và 98 cán bộ giữ chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường cao đẳng sư phạm.
Bên cạnh đó là hàng vạn cán bộ giữ chức danh viên chức quản lý cấp phòng/ban chức năng, khoa/viện/trung tâm và đơn vị dịch vụ.
Trừ thủ trưởng các đơn vị là cán bộ và công chức, còn lại các cán bộ quản lý khác là viên chức.
Theo GDVN
Hệ thống trường từ mầm non tới đại học sẽ được sắp xếp lại Nghị quyết số 19 của Trung ương Đảng nêu rõ không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học, nhà nước đầu tư trường mang tầm cỡ khu vực. Nghị quyết số 19 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được...