Nội soi gắp đinh vít trong dạ dày trẻ 11 tháng ở trung tâm y tế huyện
Các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, trung tâm vừa vừa tiến hành nội soi thực quản dạ dày gắp thành công dị vật cho bé Hoàng Văn N (11 tháng tuổi), ở Quảng Ninh
Các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, trung tâm vừa vừa tiến hành nội soi thực quản dạ dày gắp thành công dị vật cho bé Hoàng Văn N (11 tháng tuổi), trú tại Thác Bưởi 2, Tiên Lãng, Tiên Yên, Quảng Ninh.
Theo lời kể của gia đình, cháu N tự nuốt phải dị vật kim khí trong lúc chơi. Ngay sau khi thấy cháu quấy khóc, gia đình đã nhanh chóng đưa cháu đến Trung tâm Y tế Tiên Yên. Tại đây, các bác sĩ đã chỉ định chụp X-Quang để tìm ra nguyên nhân. Kết quả cho thấy hình ảnh dị vật là chiếc đinh vít nhọn nằm ở phình vị của dạ dày.
Hình ảnh chiếc đinh vít qua phim chụp
Sau khi hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ đã tiến hành gây mê và nội soi can thiệp bằng ống mềm gắp dị vật thành công cho bé.
Bác sĩ Lại Thị Thu Trang, Phụ trách nội soi, Khoa Nội cho biết: Do thực quản của bệnh nhi rất nhỏ, nên các thao tác thực hiện gặp nhiều khó khăn. Với tính chất sắc nhọn của đầu đinh vít, nếu không loại bỏ kịp thời có thể gây tổn thương đâm thủng thành ruột, thậm chí có thể gây thủng nhiều vị trí mà chiếc đinh đi qua.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên trông trẻ thật cẩn thận, không để cho trẻ chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ, trẻ rất dễ bị nuốt phải gây ra hậu quả đáng tiếc.
Video đang HOT
Chiếc đinh vít được lấy ra
Được biết, ngoài nội soi can thiệp gắp dị vật, Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật nội soi phức tạp như: can thiệp, cắt polip đường tiêu hóa, cầm máu xuất huyết tiêu hóa, mở thông dạ dày nội soi, nội soi tầm soát ung thư sớm đường tiêu hóa, cấp cứu cầm máu qua nội soi,…
Các bác sĩ đã khuyến cáo, những gia đình có trẻ nhỏ cần phải cẩn thận những vật nhỏ như cúc áo, đinh vít, hạt vòng, những hạt nhựa hoặc nắp bút nhựa nhỏ, hoặc một số hạt nạt dễ hóc như hạt na, hạt nhãn… vì trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp hóc dị vật, có những trường hợp đáng tiếc khi đến viện bệnh nhân đã không thể cứu được nữa.
Cao Nhung
Theo suckhoedoisong
Chuẩn bị gì khi bạn phải nội soi?
Bạn sẽ bị đau, khó chịu, nôn ói khi nội soi tầm soát bệnh, do đó phải nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ, không uống các loại nước có màu.
Bác sĩ thường chỉ định nội soi với bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề dạ dày, đại tràng. Người có triệu chứng đau vùng ngực hoặc thượng vị, ói, ợ hơi, cảm giác khó tiêu, sụt cân thì nên đến bệnh viện khám. Những trường hợp này có thể bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa để tầm soát tình trạng viêm, loét hoặc ung thư.
Ca nội soi đường mũi . Ảnh: Thùy An
Theo tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, khi nội soi bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, đau, nôn ói; soi xong cảm thấy trướng bụng và khó chịu ở cổ họng. Nhiều người chưa từng nội soi lần nào nhưng "nghe nói" nên cũng có tâm lý lo sợ, thậm chí sợ nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm do dụng cụ nội soi chưa đảm bảo vô trùng.
Ngoài phương pháp nội soi đường miệng còn có nội soi đường mũi. Ống nội soi nhỏ, đường kính 6 mm, được đưa vào đường mũi để nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, hạn chế cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ thao tác dễ dàng và có nhiều thời gian để quan sát chính xác hơn. Phương pháp này an toàn, chỉ thực hiện trong 15 phút và ít gây kích thích hơn so nội soi đường miệng.
Nội soi bằng viên nang cũng là một phương pháp mới. Bệnh nhân nuốt một thiết bị camera có hình dạng như viên thuốc bi để quan sát được hình ảnh ở đường ruột, ruột non, ruột già, tá tràng... Phương pháp này bệnh nhân không cần gây mê và không đau. Thời gian viên nang này đi từ miệng đến hậu môn mất 8-10 tiếng đồng hồ. Trong khi ấy bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và làm các việc nhẹ nhàng. Viên nang được đào thải ra ngoài qua phân. Chi phí để nội soi bằng viên nang cao hơn so với nội soi thông thường.
Bệnh nhân còn có thể nội soi gây mê. Đây là phương pháp phổ biến để thăm khám và phát hiện các dấu hiệu tổn thương dạ dày như viêm, loét, nhiễm trùng, ra máu, ung thư. Thời gian nội soi nhanh 3-5 phút. Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, không đau, không buồn nôn như nội soi thông thường qua đường miệng hay đường mũi.
Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày
Trước khi soi:
- Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
- Không uống những loại nước có màu: coca, cà phê, nước cam, sữa...
- Tuyệt đối tuân theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ.
Sau khi soi:
- Soi xong nếu bệnh nhân không có biểu hiện bất thường có thể đi về ngay.
- Không ăn uống bất kỳ thứ gì trong một giờ sau nội soi hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
Thùy An
Theo VNE
Dùng bột nghệ sai cách, nhiều người rước bệnh vào thân Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, người tiêu dùng không nên nhầm lẫn giữa bột nghệ và tinh bột nghệ vì hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau. Vô vàn tai nạn từ việc uống bột nghệ cũng như tinh bột nghệ nhà làm Mới đây, bệnh nhân H.T.L (76 tuổi) ở Lục Yên, Yên Bái có xuất hiện những cơn đau âm...