Nỗi oan của tử tù trẻ nhất lịch sử tư pháp Canada
Ở tuổi 14, Steven Truscott là tử tù trẻ nhất trong lịch sử ngành tư pháp Canada khi bị buộc tội cưỡng hiếp rồi giết hại người bạn học và chỉ được minh oan sau gần 50 năm sống trong tủi nhục.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài “ Những vụ án oan làm chấn động lịch sử”.
Cậu bé Steven Truscott và chiếc xe đạp từng chở nạn nhân Lynne Harper
Tuổi xuân đằng sau song sắt
Tối ngày 9/6/1959, Lynne Harper (12 tuổi) biến mất tại khu vực đường cao tốc gần RCAF Station Clinton, một căn cứ không quân ở phía nam thị trấn Clinton, Ontario. Hai ngày sau, người ta phát hiện ra thi thể cô bé trong một lùm cây rậm rạp ở khu rừng gần đó. Harper đã bị cưỡng hiếp và bị siết cổ cho tới chết.
Ngay lập tức Truscott, con trai của một sĩ quan không quân, trở thành nghi can số 1 bởi trước đó nhiều người đã nhìn thấy cậu chở Lynne bằng xe đạp. Truscott và Harper học cùng lớp 7 tại trường A.V.M. Hugh Campbell, ngôi trường nằm ở phía bắc của căn cứ không quân.
Khi bị cảnh sát thẩm vấn, cậu khai rằng cô bạn đã xin đi nhờ tới đây để tiếp tục bắt xe đến nhà bà ngoại. Tuy nhiên, các nhà chức trách cho rằng Truscott là người cuối cùng gặp Harper trước khi cô thiệt mạng.
Cảnh sát ngay lập tức bắt giữ Truscott và buộc cậu tội giết người . Tại tòa, Truscott liên tục khẳng định anh chia tay Harper tại ngã tư đường cao tốc rồi đạp xe đi. Môt lúc sau anh ngoái lại thì thấy chiếc xe ô tô Chevrolet 1959 biển ngoại tỉnh dừng lại trước mặt Harper và cô bước lên.
Hiện trường vụ án được dựng lại, cảnh sát cho rằng Truscott chở Harper đi lên cây cầu bắc qua sông Bayfield, tới khu rừng rậm gần đó. Tại đây, Truscott hãm hiếp và siết cổ Lynne bằng chính chiếc áo của cô sau đó bẻ các cành cây quanh đó phủ lên thi thể. Xong xuôi, cậu mới đi về phía đường cao tốc.
Niềm tin càng được khẳng định khi các bác sĩ xác định trên dương vật Truscott có một vết thương, thêm vào việc ban đầu lời khai của Truscott không có tình tiết về chiếc ô tô lạ và những vết lốp xe trên con đường mòn dẫn vào khu rừng phù hợp với chiếc xe mà anh sử dụng.
Sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi, bác sĩ pháp y John Penistan xác định Harper bị sát hại trong khoảng thời gian từ 19h15 – 19h45 tối 9/6/1959, trùng khoảng thời gian 2 người đang ở cạnh nhau.
Tất cả các bằng chứng đều chống lại Truscott. Truscott bị kết tội vào ngày 30/9/1959 với bản án tử hình bằng hình thức treo cổ. Ở tuổi 14, Truscott trở thành tử tù trẻ nhất trong lịch sử đất nước Canada.
Một năm sau đó, Chính phủ liên bang giảm án tử hình của Steven xuống còn chung thân. Những năm ở trong tù, anh liên tục làm đơn kháng cáo nhưng đều bị bác bỏ.
Video đang HOT
Năm 1966, sự xuất hiện của cuốn sách do nhà báo Isabel LeBourdais viết đã một lần nữa khuấy động những tranh cãi trong dư luận. Qua các phân tích phiên tòa xử Steven Truscott, tác giả khẳng định quyết định của tòa án là quá vội vàng và Truscott thực sự vô tội.
Tháng 5/1967, Tòa án tối cao Canada mở lại vụ án Truscott. Sau 2 tuần, lắng nghe cả phía bị cáo và cảnh sát tham gia điều tra vụ án, bồi thẩm đoàn đưa ra kết luận những lời kêu oan của Truscott là không có căn cứ và buộc anh tiếp tục thi hành án chung thân.
Hiện trường nơi thi thể cô bé Lynne Harper được phát hiện
Công lý muộn màng
Nhờ chấp hành kỷ luật và có thái độ cải tạo tốt, Truscott được ra tù vào tháng 10/1969. Anh tới định cư ở Guelph, Ontario dưới một cái tên giả để bắt đầu cuộc sống mới, kết hôn và có 3 đứa con.
Cuộc sống của Truscott cứ thế trôi đi và vụ án năm xưa tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng cho đến năm 2000, khi anh đồng ý trả lời cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Canadian Broadcasting Corporation về trường hợp của mình với mong muốn được minh oan.
Ngày 28/11/2001, Hiệp hội Bảo vệ những người bị kết án oan (ADWC) quyết định giúp đỡ Truscott và cùng anh gửi đơn khiếu nại yêu cầu Bộ trưởng tư pháp Canada xem xét lại vụ án sát hại nạn nhân Lynne Harper kèm theo hồ sơ phân tích dày 700 trang cho thấy cảnh sát phụ trách điều tra lúc đó đã bỏ qua các nhân chứng và tình tiết quan trọng.
Tháng 10/2004, Bộ trưởng tư pháp Canada Irwin Cotler yêu cầu Tòa phúc thẩm Ontario xem xét lại vụ án.
Vào ngày 6/4/2006, hài cốt của Lynne Harper được khai để kiểm tra bằng chứng ADN. Tuy không tìm được những thứ như mong muốn nhưng khoa học cung cấp những lập luận có lợi cho Truscott.
Qua việc phân tích giòi và ấu trùng thu thập được trên thi thể Harper năm 1959, các bác sĩ pháp y xác định tuyên bố của bác sĩ năm xưa là sai. Harper có thể bị giết từ 12-24 giờ sau đó, thời điểm mà Truscott đang ở trường.
Thêm nữa, một nhân chứng cho biết có nhìn thấy Truscott chở Harper trên xe đạp tới đường cao tốc sau tối ngày 9/6/1959, do vậy kết luận của cảnh sát là Truscott giết Harper trước khi tới đường cao tốc hoàn toàn không chính xác.
Ngoài ra, một nhân chứng khác là chủ sở hữu mảnh đất nơi thi thể Harper được tìm thấy, cho biết phát hiện một chiếc ô tô lạ đỗ gần hàng rào nhà ông trong đêm đó.
Cuối cùng, các nhà chức trách đã tìm thấy một báo cáo mà trước đó cảnh sát không hề công bố cho thấy vết lốp xe đạp trên đường mòn vào rừng đã xuất hiện ít nhất một tuần trước khi Harper bị sát hại.
Với tất cả bằng chứng ấy, Tòa án kết luận cảnh sát Clinton đã quá vội vã khi khẳng định Truscott là hung thủ giết người. Ngày 28/8/2007, Tòa phúc thẩm Ontario ra phán quyết Truscott vô tội, xóa án cho ông kèm số tiền bồi thường là 6,5 triệu USD. Michael Bryant, Tổng chưởng lý tỉnh Ontario thay mặt cho chính phủ nói lời xin lỗi cho những oan khuất mà Truscott đã phải chịu đựng, khép lại một trong những vụ án nổi tiếng và gây tranh cãi nhất lịch sử tư pháp Canada.
———————————————
Năm 2001, cô bé Cassandra Kennedy (11 tuổi) thông báo với cảnh sát việc em đã bị chính cha mình là Thomas Kennedy cưỡng bức ít nhất 3 lần tại ngôi nhà của anh ở Longview, Washington. Dựa vào lời khai và các chứng cứ thu thập được, ban hội thẩm buộc Thomas Kennedy tội danh cưỡng bức và tuyên án hơn 15 năm tù giam vì tội danh mà mình không hề gây ra.
Thomas Kennedy đã được minh oan như thế nào? Mời độc giả đón đọc Cha ngồi tù 10 năm vì lời nói dối tai hại của con gái, vào 4h ngày 25/2/2017.
Theo Danviet
Án oan chấn động nước Pháp: 12 năm cơ cực đòi công lý
Hơn 100 năm trước, Đại úy Alfred Dreyfus - một sĩ quan quân đội người Pháp gốc Do Thái, đã trải qua 5 năm tù đày trên Đảo Quỷ và thêm 7 năm nỗ lực tìm lại sự trong sạch cho mình vì một tội danh nghiêm trọng và ô nhục mà ông không thực hiện - tội phản quốc.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài " Những vụ án oan làm chấn động lịch sử".
Alfred Dreyfus - nạn nhân của một âm mưu nhằm tiêu diệt quân đội Pháp.
Vụ án đã khuấy đảo xã hội Pháp trong suốt 12 năm (1895-1906) với hai phe ủng hộ Dreyfus (dreyfusard) và chống Dreyfusard (anti-dreyfusard), dẫn đến nhiều hệ lụy với nước Pháp về sau.
Vụ án Dreyfus diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đang tồn tại một cuộc khủng hoảng cả về chính trị và xã hội. Lúc này, sự căm thù của người Pháp với người Đức sôi sục sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1871 và từ chủ nghĩa bài Do Thái.
Trước đó, nền Đệ tam Cộng hòa Pháp đã trải qua tới ba cuộc khủng hoảng: chủ nghĩa Boulanger năm 1889, vụ bê bối Panama năm 1892 và nguy cơ vô chính phủ phản ánh trong một chuỗi đạo luật những năm 1893-1894 khiến nhiều người cho rằng nền Cộng hòa còn non trẻ của người Pháp có nguy cơ sụp đổ. Cuộc tranh cãi lan rộng tới các tổ chức, bao gồm các đảng phái chính trị, Giáo hội Công giáo, quân đội và các nhóm chống Do Thái.
Alfred Dreyfus là một Đại úy vô danh trong quân đội Pháp, xuất thân trong một gia đình gốc Alsace theo Do Thái giáo.
Vào năm 1894, một gián điệp của Pháp trong Đại sứ quán Đức phát hiện 1 lá thư bị xé nát trong thùng rác tại văn phòng của một tùy viên quân sự Đức. Ngay lập tức, người ta cho rằng một sĩ quan nào đó trong quân đội Pháp đã cung cấp những thông tin bí mật cho Chính phủ Đức.
Dreyfus bị nghi ngờ, do ông vốn là người Do Thái duy nhất ở Bộ Tổng tham mưu và vì ông làm việc ở bộ phận có thể nắm được các thông tin mật của Chính phủ Pháp. Hơn nữa, các nhà chức trách quân đội tuyên bố rằng chữ viết tay của Dreyfus tương tự nét chữ trên bức thư.
Bất chấp những lời kêu oan, Dreyfus vẫn bị kết tội phản quốc trong một phiên tòa quân sự bí mật, trong đó ông đã bị từ chối khi muốn được kiểm tra bức thư - bằng chứng mạnh mẽ chống lại mình.
Vị đại úy này bị tước quân hàm và phải chịu án chung thân trên đảo Quỷ, khu vực ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ thuộc Pháp.
Alfred Dreyfus bị tước quân hàm và phải chịu án chung thân trên đảo Quỷ cho tội danh mình không thực hiện.
Cáo buộc Dreyfus liên quan đến hoạt động gián điệp khẳng định thêm sự thất bại của nền Cộng hòa và là bằng chứng nữa cho thấy sự phản bội của người Do Thái. Từ đây, một làn sóng chống người Do Thái dâng cao trong quân đội Pháp. Dreyfus tưởng như phải chết trong ô nhục khi bị giày vò trên đường đi tới đảo Quỷ, bị cùm xích, bỏ đói... Người ta còn khuyến khích Dreyfus tự sát bằng cách đặt trước ông một khẩu súng lục, nhưng ông đã từ chối và tuyên bố rằng "muốn sống để chứng minh sự vô tội của mình".
Quá trình điều tra qua loa, cảm tính đã khiến vụ án có nhiều tình tiết bất thường cũng gây nhiều phẫn nộ cho những người ủng hộ ông.
2 năm sau khi Dreyfus bị kết tội, Trung tá Georges Picquart được bổ nhiệm làm Giám đốc lực lượng tình báo quân đội. Thấy có nhiều điểm vô lý, Picquart đã tiến hành xem xét các chứng cứ và điều tra chi tiết vụ án. Kết quả, kẻ phản bội thực sự phải là Thiếu tá Walsin Esterhazy.
Picquart nhanh chóng thông báo lên Bộ tham mưu nhưng họ quan tâm đến việc giữ gìn hình ảnh của mình hơn là thực thi công bằng nên đã từ chối xem xét lại quyết định cũ. Và khi Picquart cố gắng mở lại vụ án, ông đã bị thuyên chuyển tới Tunisia. Esterhazy được tha bổng cho dù có những bằng chứng thuyết phục về tội lỗi của mình.
Tuy nhiên, Emile Zola, một người từng phục vụ trong lực lượng đã lên tiếng tố cáo quân đội che giấu thông tin về vụ án này. Sau đó, được hưởng ứng bởi nhà báo Bernard Lazare; chủ tịch danh dự của Thượng viện Auguste Scheurer là Kestner; Georges Clemenceau (một cựu nghị viên và nhà báo), vụ án được lật lại.
Dreyfus thực chất chỉ là nạn nhân trong một âm mưu nhằm tiêu diệt Pháp bằng cách gây tổn hại đến uy tín của quân đội Pháp. Vụ bê bối này đã gây ra một chuỗi những cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội ở Pháp, bộc lộ những rạn nứt trong nước Pháp dưới nền Đệ tam cộng hòa, khi mà sự tranh cãi giữa hai phe đã dẫn tới những cuộc luận chiến hết sức gay gắt về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bài Do Thái.
Vào tháng 9/1899, Tổng thống Pháp ký lệnh ân xá cho Dreyfus nhưng phải đến năm 1906, sau 12 năm chịu oan sai - sự vô tội của ông mới được thừa nhận chính thức. Được phục hồi danh dự và cấp bậc, Dreyfus trở lại quân ngũ với quân hàm thiếu tá.
--------------------------------------------
Khi cảnh sát thẩm vấn, có phải anh là người đã giết vợ con mình, trong cơn hoảng loạn và căng thẳng cực độ, Timothy Evans trả lời rằng "Đúng!". Tuy nhiên, trong phiên tòa, anh lại phủ nhận, kêu oan và nói rằng cảnh sát đã dùng bạo lực với mình, nhưng tất cả không có ý nghĩa. Ngày 9/3/1950, Timothy đã bị treo cổ ở nhà tù Pentomnville, cho một tội ác chưa rõ ràng có phải do anh thực hiện hay không.
Timothy Evans đã được minh oan như thế nào? Mời độc giả đón đọc "Thảm kịch trong vụ án oan khủng khiếp nhất lịch sử Anh", vào 4h ngày 22/2/2017.
Theo Danviet
Án oan của "người phụ nữ huyền thoại" mang tội danh phản quốc Cho đến khi qua đời vào năm 2006 ở độ tuổi 90, Iva Toguri, được biết đến với cái tên "Tokyo Rose", vẫn là công dân duy nhất trong lịch sử Mỹ bị kết án vì tội phản quốc. Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm...