Nơi non cao có những thầy cô như thế!
Chịu khó, chịu khổ để học sinh chịu đến lớp và dần yêu con chữ – những thầy cô cắm bản cũng chính là những người đang ươm mầm xanh trong điều kiện khắc nghiệt nhất với tất cả sự kiên trì, nhẫn nại và niềm hy vọng vào tương lai.
Bằng các chương trình, dự án của Nhà nước kết hợp với sự đầu tư của các địa phương… nhiều cơ sở giáo dục vùng DTTS và Miền núi đã được xây dựng khang trang. Tại những ngôi trường này, học sinh được học tập với trang thiết bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, ở những xã vùng sâu, vùng xa thời tiết khắc nghiệt, giao thông cách trở, số lượng học sinh ít… đến nay vẫn còn duy trì nhiều điểm trường, đặc biệt là điểm trường mầm non học cùng các lớp 1, 2, 3. Với những điểm trường này, thầy cô được phân công lên dạy đa số đều ở lại cả tuần, cuối tuần mới “xuống núi” – họ được gọi bằng cái tên thân thương: Giáo viên cắm bản.
Lên với các điểm trường các thầy cô cắm bản dạy học là hành trình không đơn giản, bởi đa số điểm trường cách trung tâm xã vài chục ki-lô-mét, đường vừa xa vừa khó. Đây cũng chính là lý do để các thầy cô cắm bản ai cũng đi xe máy đường đèo dốc rất giỏi. Tuy nhiên, những ngày đầu, thầy cô nào cũng té ngã vài lần, xây xát, hỏng xe vài ba lần…
Đường dẫu khó, thầy cô vẫn kiên trì lên với bản làng, với học sinh
Quen đường rồi, các thầy cô phải tập làm quen với những đứa trẻ lấm lem, suy dinh dưỡng, không biết tiếng phổ thông… Không hiếm những ngày, nửa buổi học thấy thiếu các cháu, cô giáo đi tìm, vẫn thấy học sinh đang thơ thẩn chơi ở trên nương, bên mép ruộng. “Các cháu không biết tiếng phổ thông, tiếp thu lại chậm nên từ những kiến thức đơn giản nhất cũng phải nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Những buổi đầu nản trí lắm, nhưng mãi rồi cũng quen” – cô giáo Vũ Thị Hà – giáo viên Trường Dân tộc bán trú xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chia sẻ.
Video đang HOT
Có lớp học mới, cô vui, trò cũng chăm đến lớp
Từ những khó khăn ban đầu, dần dần, thầy cô cắm bản nào cũng thương các bé như con. “Thấy các cháu đến lớp mặc mỗi một bộ quần áo, tôi về trung tâm xã xin quần áo cũ, mang lên lớp để các bé mặc thêm những ngày giá rét. Mua bánh lên lớp ăn sáng, cô ăn 1 cái nhưng phải mua 5 cái để cắt ra chia cho các cháu. Bố mẹ mải đi nương, nhiều cháu mang bụng trống không tới lớp” – cô Lò Thị Hái, giáo viên ở điểm trường Chăm Hỳ (xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) ngậm ngùi.
Dạy học ở các điểm trường, các thầy cô cắm bản quá quen với việc nhiều phụ huynh coi việc học của con là việc của thầy, nên rất ít quan tâm. Thầy Lý A Phông – giáo viên Trường Dân tộc Bán trú xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ kể: “Trên lớp, tôi dạy học sinh rất nhiều về việc ăn ở sao cho vệ sinh, nhưng về nhà có khi bố mẹ các cháu lại làm ngược lại. Không chỉ chậm nộp tiền quỹ cả năm, có phụ huynh nộp xong, mai lại lên xin vay lại vì… gia đình có việc”.
Những câu chuyện thoạt nghe rất nhỏ, nhưng lại chính là những trở ngại với những thầy cô cắm bản trong công việc hàng ngày. Đáng trân trọng là, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn, đa phần các thầy cô cắm bản vẫn cố gắng làm tốt công việc của mình, để cùng với thời gian, việc đến trường, đi học dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các phụ huynh người DTTS.
Những mầm xanh nơi non cao rồi sẽ cứng cáp hơn bởi có những tấm lòng thầy cô như thế!
Hoàng Mai
Theo congthuong.vn
Bảo đảm chế độ chính sách giáo dục vùng cao
ược hưởng đầy đủ chế độ, chính sách hỗ trợ những năm qua, hàng chục nghìn học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở iện Biên đã yên tâm học tập.
Các thầy, cô giáo ở vùng cao, biên giới không phải canh cánh nỗi lo đi tìm trò về trường như nhiều năm trước...
Ngoài giờ học trên lớp, học sinh Trường PTDT bán trú THCS Tả Phìn còn được hướng dẫn cách trồng nấm cải thiện bữa ăn.
Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học Chung Chải số 1 là một trong những trường có tỷ lệ học sinh chuyên cần cao của huyện Mường Nhé. Theo thầy Phạm Văn Khiêm, Hiệu trưởng Nhà trường, có được kết quả giáo dục tốt chính là nhờ địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ học sinh. Hiện tại, học sinh trong địa bàn được thụ hưởng nhiều chế độ, như: Chế độ học sinh bán trú theo Nghị định 116/2016/N-CP; hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/N-CP. Riêng đối với học sinh đồng bào DTTS, năm học 2018 - 2019, trường đã thực hiện chi trả và nấu ăn theo chế độ học sinh bán trú cho gần 250 em, với mức hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh; hỗ trợ chi phí học tập (100 nghìn đồng/tháng) cho 357 học sinh. Việc thực hiện đầy đủ chế độ cho học sinh đã giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình và giúp các em đi học chuyên cần hơn.
Thầy Trần Quang iệp, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Phình Sáng (huyện Tuần Giáo) cho biết: Trong số 451 học sinh dân tộc H'Mông, Phù Lá có 333 em thuộc diện hưởng chế độ bán trú. ể quản lý, tổ chức tốt đời sống sinh hoạt, học tập và kỹ năng sống cho học sinh bán trú, nhà trường thuê hai nhân viên chuyên nấu ăn; phân công cán bộ, giáo viên luân phiên trực, giám sát học sinh nội trú.
Ngoài giờ học trên lớp, trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề hướng dẫn học sinh bán trú cách ăn, ở, vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh, kỹ năng sống tự lập, giao tiếp, giáo dục bình đẳng giới, tổ chức các hoạt động ngoài trời, giao lưu xã hội. Các thầy, cô giáo chủ nhiệm cũng là người hướng dẫn các em cách trồng rau, tăng gia để các em biết cách chăn nuôi, trồng trọt, sau này chủ động cuộc sống cho bản thân.
Ở huyện Nậm Pồ, năm học 2018-2019 có 6.073 học sinh được hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ gạo; 3.049 học sinh được hỗ trợ về nhà ở. ể bảo đảm chế độ chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện chỉ đạo các trường thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh hoàn thiện hồ sơ cho con em hưởng các chính sách hỗ trợ.
Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo huyện Nậm Pồ Nguyễn Xuân Thuận cho biết: ược hưởng các chính sách về duy trì sĩ số học sinh ra lớp, chất lượng giáo dục của huyện được nâng cao. Năm học 2018 - 2019 toàn huyện có 6.754 trẻ mầm non ra lớp (đạt 106,8% so với kế hoạch giao); tiểu học có 7.378 học sinh (tăng 178 học sinh)...
Với thâm niên gần chục năm công tác ở huyện Nậm Pồ, thầy giáo Trương Hữu Hoàn, Trường PTDTBT THCS Nậm Tin chia sẻ, trước đây trường lớp tạm bợ, người dân thì nghèo cho nên ít quan tâm việc học của con cái. Mùa tựu trường giáo viên phải đi về từng bản, gõ cửa từng nhà vận động học sinh đi học nhưng đáp lại, phụ huynh chỉ lẳng lặng hoặc cười trừ. Có người còn hỏi thẳng: "Học chữ có no bụng được không thầy giáo? Nhà tôi nghèo, lấy gì mua sách bút cho con?". Nhưng từ khi có các chế độ cho học sinh dân tộc bán trú thì sự học đổi thay nhiều. ược ăn, ở tại trường, được hỗ trợ sách vở, học sinh con em đồng bào dân tộc H'Mông, Thái ở xã Nậm Tin về học đông đủ, chuyên cần.
Trao đổi về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh DTTS trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh iện Biên Lê Văn Quý cho biết: Nhờ sự quan tâm của ảng, Nhà nước, những năm qua, học sinh là con em đồng bào DTTS của tỉnh được hỗ trợ gần 875 tỷ đồng từ các chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa (đối với trẻ mẫu giáo); chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT theo Quyết định 85/2010/Q-TTg hỗ trợ học sinh phổ thông vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 12/2013/Q-TTg; Cùng với đó, học sinh là con em đồng bào DTTS còn được hưởng các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập với tổng kinh phí hơn 412 tỷ đồng.
Nhờ các chính sách hỗ trợ đó, chất lượng, số lượng học sinh ở iện Biên tăng lên rõ rệt. Năm học 2018-2019, học sinh bậc mầm non ra lớp tăng 430 trẻ so với năm trước, tiểu học tăng 3.827 học sinh, THCS tăng 292 học sinh; tỷ lệ học sinh hoàn thành lớp học đạt 98,9%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,6%; học sinh lên lớp cấp THCS đạt 99,95%, cấp THPT đạt 99,85%.
BÀI, ẢNH: LÊ LAN VÀ BÍCH HẠNH
Theo Nhân dân
Chuyển biến trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trong những năm qua, hoạt động giáo dục và đào tạo (GD và T) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) đã có những chuyển biến đáng kể. Hệ thống giáo dục chuyên biệt bao gồm trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường dự bị đại học được quan...