Nỗi niềm những thầy cô ngồi trực cổng trường
Dù là lý do nào đi chăng nữa thì những thầy cô bị Ban giám hiệu phân công trực trường cũng là những người bị thua thiệt, mặc cảm với chính đồng nghiệp của mình.
Nhiều trường Trung học cơ sở học hiện nay có một phòng trực ngay cổng ra vào của đơn vị và người ngồi trực ở đây thường là bảo vệ, đội cờ đỏ để quản lý học sinh và khách khứa ra vào hàng ngày.
Tuy nhiên, có một số trường hiện nay bố trí thêm giáo viên ngồi trực hành chính tại đây nên những thầy cô này cũng ngồi ở phòng trực cùng với các em đội cờ đỏ vào các ngày trong tuần.
Vẫn biết đã là công việc thì việc nào cũng đáng trân quý nhưng hình ảnh người thầy khi bị phân công trực ở cổng trường gợi nên nhiều nỗi niềm vì công việc chính của người thầy là đứng lớp, là dạy dỗ học trò chứ đâu phải ngồi trực ở…cổng trường!
Công việc của người thầy là đứng lớp nhưng có một số thầy cô bị phân công…trực trường – (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Một số thầy cô phải thường xuyên tham gia trực trường
Cơ cấu các chức danh trong trường học hiện nay thường được biên chế đầy đủ, mỗi người một nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Ngạch giáo viên và nhân viên đều khác, giáo viên làm việc theo số tiết trong tuần, nhân viên làm việc theo chế độ hành chính.
Việc quản lý học sinh thường có một Phó hiệu trưởng ngoài giờ, Tổng phụ trách Đội, đội cờ đỏ và việc bảo vệ nhà trường thì có nhân viên bảo vệ.
Trực tại cổng trường thì thông thường là bảo vệ và một số em cờ đỏ trực vào các buổi học trong tuần. Phía trong là của Ban giám hiệu, thầy cô làm công tác Tổng phụ trách Đội.
Trên lớp dạy thì đã có giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đảm nhận, quán xuyến.
Như vậy, chỉ có khoảng thời gian trước giờ vào học, lúc tan học là học sinh qua lại cổng trường còn giờ chơi thì học sinh cũng chỉ chơi trong phạm vi khuôn viên trường học mà thôi.
Video đang HOT
Thế nhưng, một số trường học vẫn duy trì giáo viên trực cổng trường, nhất là những ngôi trường lớn. Nếu mọi người ra vào trường học thường xuyên thì sẽ thường bắt gặp hình ảnh thân thuộc của một vài thầy cô ngồi ở phòng trực ở cổng trường…
Vậy, họ là ai và vì sao thầy cô lại phải ngồi trực ở cổng trường?
Việc giáo viên trực hành chính và được quy định ngồi trực ở cổng trường hiện nay có nhiều lý do.
Thứ nhất là hiện nay ở cấp Trung học cơ sở có tình trạng thừa giáo viên nên những thầy cô dạy thiếu tiết theo quy định thì bị phân công trực trường cho đủ số tiết.
Nhưng, không phải tổ nào thiếu là tất cả các giáo viên thay nhau trực mà Ban giám hiệu thường phân công trực trường tập trung vào 1-2 cá nhân nào đó ở trong tổ mà thôi. Chính vì thế mà những thầy cô dạy ít tiết là trực trường gần như suốt các buổi trong tuần.
Thứ hai là những thầy cô bị phân công trực trường thông thường là những thầy cô có phần “chậm chạp” trong giảng dạy hoặc những thầy cô mà không làm vừa lòng lãnh đạo.
Đồng thời, có cả những thầy cô chưa đủ chuẩn bằng cấp nên khi thừa thì sẽ bị phân công trực trường đầu tiên.
Nhưng, dù là lý do nào đi chăng nữa thì những thầy cô bị Ban giám hiệu phân công trực trường cũng là những người bị thua thiệt, họ thường mặc cảm với chính đồng nghiệp của mình khi hàng ngày phải đối diện lúc ra vào trường học.
Nhất là những thầy cô bị phân công trực trường thì các ngày đầu tuần khi chào cờ hay những ngày lễ của trường cũng phải đảm nhận khâu giữ gìn trật tự cho nhà trường.
Trong khi các đồng nghiệp của mình ngồi trên ghế yên vị ở phía trên thì những thầy cô này thường được phân công ngồi ở phía sau để quản lý học sinh và thường xuyên phải đi lại từ lớp này sang lớp khác để nhắc nhở.
Những nỗi buồn hiện hữu hàng ngày
Có lẽ trong thâm tâm của những thầy cô bị phân công trực trường sẽ thường xuyên mang một nỗi buồn thường trực trong lòng bởi khi tuyển dụng thì họ là giáo viên đứng lớp chứ không phải là trực trường hay là giám thị trường học.
Vì thế, trong khi các đồng nghiệp của mình hàng ngày lên lớp, hết tiết thì ra về, ngày có tiết thì vào trường, ngày không có thì ở nhà.
Nhưng, những thầy cô trực trường thì phải làm việc theo giờ hành chính. Phải có mặt khi học sinh vào trường và ra về khi học sinh ra về hết.
Nhiều khi học sinh cũng không biết thầy cô đó đảm nhận nhiệm vụ gì ở phòng bảo vệ…
Giá như, các trường không thừa giáo viên, nhà trường không “thừa giấy vẽ voi” và bản thân các thầy cô này cố gắng hơn một chút thì đâu đến nỗi được đào tạo sư phạm để đi dạy học mà ra trường lại phải đi trực trường.
Giá như, trường học có hẳn chức danh giám thị thì không nói làm gì nhưng đằng này những thầy cô đứng lớp mà bị phân công đi trực trường thật đáng phải suy nghĩ. Vậy nhưng, một công việc tầm phơ, tầm phào ấy vẫn đang xuất hiện ở một số trường học Trung học cơ sở hiện nay.
Và thực tế, công việc hàng ngày của họ cũng không thật rõ ràng, ngồi trực và khi cần một việc gì đó thì Ban giám hiệu “nhờ” mà thôi.
Ngày 20/11 lại đang đến gần, nhiều giáo viên đứng lớp khi tâm sự với nhau thường chạnh lòng, thương cảm cho những đồng nghiệp của mình nhưng chẳng thể giúp gì vì biết đâu mình cũng sẽ có một ngày như thế…!
Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học
Một trong những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT mới công bố là học sinh tiểu học có thể học vượt cấp trong phạm vi cấp học.
Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Điều lệ trường tiểu học với nhiều nội dung mới - ẢNH TUỆ NGUYỄN
Bộ GD-ĐT vừa công bố lấy ý kiến về dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học, để thay thế thông tư hiện hành. Theo Bộ GD-ĐT, sau 10 năm tồn tại, thông tư hiện nay đã có nhiều nội dung không còn phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện hành, không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như yêu cầu của thực tế cuộc sống.
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
So với điều lệ hiện hành, dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó tập trung đổi mới quản lý nhà trường. Theo đó, nhà trường tiểu học được trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn; các hoạt động giáo dục được chuyển từ tập trung truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; công tác kiểm tra đánh giá được đổi mới; các yêu cầu về hồ sơ sổ sách được giảm tải, tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà trường...
Thay vì chỉ thực hiện trách nhiệm "huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tới trường..." như điều lệ hiện hành, dự thảo đã bổ sung và nhấn mạnh trách nhiệm "thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn" của các trường tiểu học. Điều này có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhất là với đối với các khu vực đông dân cư, giúp tránh được tình trạng học sinh không được nhận vào học trường tại địa bàn mình cư trú.
Trường học phải triển khai dạy sách giáo khoa theo quyết định của UBND cấp tỉnh
Một điểm mới rõ rệt khác trong quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học, là các nhà trường phải có trách nhiệm triển khai dạy học sách giáo khoa theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lựa chọn xuất bản phẩm sử dụng trong nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Theo Bộ GD-ĐT, điều này nhằm đáp ứng chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa, quy định UBND tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông theo luật Giáo dục 2019.
Dự thảo thông tư Điều lệ trường tiểu học bổ sung một điều khoản có nội dung hoàn toàn mới so với điều lệ hiện hành. Đó là quy định "xây dựng và phát triển văn hoá đọc" (điều 26). Theo đó, việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc, thói quen đọc sách được áp dụng cho tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường tiểu học.
Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học có thời gian góp ý đến ngày 6.7.2020.
Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho học sinh nghỉ học tối đa 3 ngày liên tục
Dự thảo quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn với từng đối tượng giáo viên, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm. Trong đó, giáo viên được trao quyền mới là "tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường". Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục.
Giáo viên bộ môn kiêm chuyên gia tâm lý Gần đây xảy ra nhiều sự việc học sinh đánh nhau, bị bạo hành, tự tử vì bị trầm cảm càng cho thấy tư vấn tâm lý học đường vô cùng cần thiết nhưng trên thực tế lại không được chú trọng. Ở nhiều trường THPT, người tư vấn tâm lý thường là giáo viên kiêm nhiệm - ẢNH: PHẠM HỮU Không thể...