Nỗi niềm đồng phục con nhà nghèo
Đồng phục học sinh được các trường đưa ra với “cái mác” loại bỏ sự phân cấp giàu nghèo ở môi trường học đường. Thế nhưng nếu không được sự thông cảm, chia sẻ từ phía nhà trường thì việc mua đồng phục cho con trở thành áp lực với nhiều gia đình.
Ngày đầu tiên đưa con đến trường, cũng như nhiều ông bố bà mẹ khác, chị L.T.A, có con học ở Trường tiểu học Kim Đồng (Q. Gò Vấp, TPHCM) đến điểm bán đồng phục chọn mua cho con. Trong khi người nào người nấy đều mua vài bộ mỗi lại cho đồng phục hàng ngày, đồng phục thể dục, đồng phục ngủ… mới đủ cho dùng thì chị chỉ có thể mua mỗi loại một bộ, riêng đồng phục đi học thì chọn hai bộ để con tiện thay đổi. Vậy mà cũng đã hết mấy trăm nghìn đồng.
Phụ huynh chọn mua đồng phục tại trường tiểu học cho con.
Một chút ngại ngần, chị A cho hay, số lượng như thế này con chị sẽ không đủ mặc nhưng may là kiểu mẫu vẫn như mọi năm nên chị sẽ tận dụng đồng phục cũ của năm trước, dù bây giờ cháu cao hơn trước. Nhà trường không yêu cầu phải thay hoàn toàn đồ mới nhưng con mặc đồ quá cũ để đến trường chị cũng rất chạnh lòng, nhất là mặt bằng học sinh của trường rất khá giả.
“Đầu năm hai đứa con đi học, nhà mình không khá giả gì mà có quá nhiều thứ cần đến tiền. Trước mắt chỉ có thể mua cho con như vậy, sau này có tiền thì tính tiếp”, chị A ngậm ngùi.
Anh Nguyễn Văn Tý, có con học ở Trường tiểu học Xóm Chiếu (Q.4) cho hay, do điều kiện eo hẹp nên đầu năm anh cũng chỉ có thể sắm cho con một bộ đồng phục. Còn sử dụng thêm một bộ đồ cũ, luân phiên để mặc nên chiều nào con đi học về anh cũng lập tức giặt đồ để tới ngày cháu có đồng phục tới trường.
Tuy nhiên, người cha này không mấy phiền lòng vì học sinh ở trường hầu hết đều là con em gia đình khó khăn, nhiều nhà trong tình cảnh như nhau nên cũng thoải mái. “Chứ nếu con tôi mà rơi vào trường học con nhà khá giả thì không biết xoay ra làm sao vì mình không lo nổi, mà xài đồ cũ thì rất thương cháu mà chắc gì trường đã chịu. Khiếp quá, có những trường đồng phục tiền triệu”, người bố xuýt xoa.
Đồng phục học sinh được các trường đưa ra với “cái mác” loại bỏ sự phân biệt giàu nghèo trong môi trường học đường. Không chỉ quần áo, tại không ít trường còn có đồng phục giày dép, cặp sách và đồ dùng học tập, thậm chí là thay đổi giữa các năm. Đồng phục được thiết kế riêng, trường bán nên không nói ra phụ huynh (PH) cũng hiểu rằng chỉ có thể mua từ trường.
Với các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, việc sắm đồng phục cho con không quá phức tạp. Nhưng ở không ít trường điểm hay thi tuyển thì dù hầu hết các em khá giả cũng không thiếu các em con nhà khó khăn – trừ các trường quốc tế vào học theo điều kiện. Khi đó việc sắm sanh đồng phục được theo yêu cầu là một “bức bí” với nhiều gia đình. Đồng phục chẳng khác nào một nỗi ám ảnh với nhiều học sinh và PH.
Chưa kể việc mua đồng phục ở trường theo các PH thường đắt hơn giá bên ngoài mà có khi chất lượng, màu sắc quá tệ. Nếu được chọn mua đồng phục, đồ dùng học tập ở ngoài, PH sẽ tiết kiệm được nhiều, đúng sở thích của con hơn.
Một học sinh lớp 11 ở Q.1, TPHCM chia sẻ rằng đồng phục của trường mình rất đắt nên cả năm học vừa rồi bố mẹ chỉ có thể mua cho em một bộ để đến trường. Tối về là phải giặt, hong khô để mai mặc tiếp, trong khi chất vải kém nên rất nhanh nhàu cũ, có nhiều bữa em phải mặc đồ còn chưa khô đến lớp.
“Điều đó làm em cảm thấy không tự tin và thoải mái vì bộ đồ của em mặc hoài, cũ rất nhanh ai cũng nhìn thấy, đến học kỳ 2 em mới sắm thêm được bộ mới. Giá như được mua ở ngoài theo mẫu của trường thì bố mẹ có thể sắm được nhiều bộ đồ hơn cho em”, cậu học trò bày tỏ.
Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, Q.5 không yêu cầu HS phải có đồng phục mới.
Video đang HOT
Cám cảnh đồng phục thể hiện rõ nhất ở các trường tập trung con em của dân nhập cư, dân lao động nghèo. Ở đó, không ít hoàn cảnh PH mua thêm cho con một đồng phục mới là chuyện không thể khi mà lo nổi cho con đến trường với họ đã quá nan giải. Đồng phục nhiều em mặc cũ nát, chật ních vì tận dụng từ năm này qua năm khác. Khi đó, điều họ cần nhất là sự thông cảm, chia sẻ từ nhà trường.
Cô Huỳnh Thị Bực – hiệu trưởng Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, một trong những trường khó khăn nhất ở Q.5 cho hay, học sinh của trường tập trung con em gia đình lao động nghèo khó của địa bàn. Có những em mặc liên tục ba năm từ lớp 1 đến hết lớp 3 một bộ đồng phục, nhìn là thấy cũ, chật ních.
“Ở trường có nhiều em mặc quần thể dục chật căng ra vì bố mẹ không có tiền để mua đồ mới dù chỉ 80.000 đồng/bộ, rất thương. Nhà trường không thể yêu cầu PH sắm đồ mới cho con chỉ nhắc nhở họ cho trẻ ăn mặc tươm tất, sạch sẽ. Ngoài ra cũng động viên PH cố sắm cho con bộ đồng phục hàng ngày mới để mặc trong những dịp lễ”, cô Bực nói.
Đầu năm nay, Sở GD-ĐT TPHCM quy định, hiệu trưởng nhà trường không được để HS nào vì chưa có đồng phục mới hoặc chưa kịp mua đồng phục mà không được vào trường học. Vào năm học, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới (chỉ cần mặc sạch) để khuyến khích tiết kiệm cũng như tận dụng đồng phục của anh chị em trong gia đình. Thay vì “ sáng tạo” ra đủ thứ đồng phục “đốt tiền” PH, nếu các trường đều thực hiện theo quy định sẽ giảm được lo lắng cho nhiều gia đình khi con vào năm học.
Hoài Nam
Theo dân trí
Theo dòng thời gian của bộ đồng phục
Từ muôn đời nay, đồng phục luôn gắn liền với các bạn học sinh chúng mình. Đồng phục không đơn thuần chỉ là nội quy được "yết" trong sổ đỏ của các bạn trực ban, mà còn là dấu ấn riêng, là niềm tự hào của mỗi người về ngôi trường mình đang theo học. Tuy nhiên, qua tháng năm, đồng phục cũng có nhiều nét thay đổi.
Hình ảnh khăn đóng, đậm nét truyền thống
Đã từng được xem là trang phục của những cậu học trò xưa và đến bây giờ nó trở thành một nét văn hóa đẹp.
Trước đây, bộ trang phục "áo dài, khăn đóng" như tượng trưng cho sự tôn trọng bề ngoài ngăn nắp của một xã hội phong kiến. Bộ đồng phục không những vừa kín đáo, mà lại che lấp đi được phần nào những khác biệt về đẳng cấp trong xã hội.
Tuy nhiên, bộ trang phục này khá là bất tiện, không thoải mái trong khi mặc, kiểu cách và chất liệu cũng gò bó. Dần dần, nó không còn phù hợp với thực tế nữa. Một phần vì khi đấy, khái niệm "đồng phục" chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng dần dần, người ta đã để ý đến nó nhiều hơn và giá trị cũng được nâng cao. Rồi các trường bắt đầu chú trọng đến đồng phục và xem đó như là hình ảnh của trường mình. Từ đấy, đồng phục trở thành nội quy cũng như văn hóa "mặc".
Thời áo sơ mi trắng, quần tối màu lên ngôi
Đi cùng thời gian, để bộ đồng phục càng tiện lợi hơn, làm cho teen càng yêu bộ cánh mình khoác lên mình. Nhiều trường học đã không ngừng thay đổi các mẫu thiết kế, không đơn thuần chỉ là khẳng định thương hiệu, đẳng cấp, mà còn gây được hứng thú cho học sinh.
Với nam sinh, áo trắng thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò, còn quần tây sậm màu lại có cảm giác lịch sự, sạch sẽ. Nên suốt mấy chục năm qua, trang phục này của các bạn nam sinh vẫn giữ nguyên cho đến tận bây giờ.
Nhưng đối với nữ sinh, thì áo dài vẫn được coi là trang phục truyền thống, không chỉ trong nhà trường, mà còn là đặc điểm tiêu biểu của con gái Việt Nam - nhẹ nhàng, kín đáo và nữ tính. Ở một số trường, áo dài vẫn được coi là đồng phục. Tuy nhiên, nó khá bất tiện cho các bạn nữ khi mặc, không thoải mái, khó thoát mồ hôi, lại gò bó, nhất là gặp thời tiết mưa gió hoặc quá nóng nực cũng gây rất nhiều khó chịu cho các bạn. Vì vậy mà phần lớn các trường, chỉ mặc áo dài vào những dịp lễ đặc biệt trang trọng.
Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Bỉnh Khiêm... là những trường được nhiều học sinh đánh giá là có đồng phục đẹp và phong cách.
Đồng phục Trường THPT Nguyễn Bình Khiêm mang phong cách Nhật Bản
Những thay đổi mang phong cách thời trang hơn
Nói đi cũng phải nói lại, nhiều bạn không mấy mặn mà với bộ đồng phục vì chúng "đơn điệu và xấu". Số khác lại cho rằng, bộ đồng phục được thiết kế chưa hợp lý với sự vận động của tuổi học trò. Chưa kể, nhiều bộ đồng phục thiếu tính thời trang, hoặc không có "cá tính". Vì vậy, nhiều bạn chỉ mặc đồng phục mang tính đối phó là chính.
Dần khắc phục tình trạng đó, bên cạnh việc đưa ra ý kiến một chiều, nhiều trường đã cho phép các bạn tự đóng góp ý kiến về bộ đồng phục của mình. Thêm nữa, có nhiều cuộc thi về thiết kế đồng phục trường, đồng phục lớp mở ra, các mẫu đồng phục càng trở nên đa dạng và tiện lợi hơn. Các bạn cũng hứng thú hơn với việc chính tay mình thiết kế ra bộ trang phục mình mặc hàng ngày đến trường.
Đồng phục Chu Văn An do chính các bạn học sinh trong trường thiết kế
Thơm (THPT T.T, BN) chia sẻ: "Năm ngoái, trường tớ quyết định thay đổi đồng phục cho các bạn học sinh trong trường. Thầy phụ trách đã đưa ra ý kiến tổ chức cuộc thi thiết kế đồng phục mới. Rất nhiều sáng kiến mới lạ được đưa ra. Bạn lớp trưởng lớp tớ cũng đóng góp bằng một bản vẽ có sự đồng thuận của cả lớp. Nhưng đáng tiếc là vì không thu đủ số vote nên bản vẽ của lớp tớ không được chọn. Tuy thế, chúng tớ cũng rất thích chiếc áo đồng phục do một em khóa dưới thiết kế, và thật may khi áo đó là lựa chọn cuối cùng."
Còn ở trường Tiểu học Minh Đạo, các thầy cô đã rất vất vả mời người thiết kế về để tạo kiểu dáng cho áo đồng phục. "Áo đồng phục của trường hiện tại đang bị đánh giá là giống với đa số các trường khác. Nên chúng tôi quyết định thay đổi nó trong thời gian sớm nhất. Sẽ trưng cầu ý kiến của các em học sinh cũng như các vị phụ huynh, để có được chiếc áo đồng phục phù hợp với các em cả ở trên lớp và ở nhà" - Thầy Hưng, tổng phụ trách trường Minh Đạo nói.
Trang phục mùa hè là sự kết hợp của áo sơ mi - quần âu (nam) và áo sơ mi - váy (nữ) đơn giản, tiện lợi và cũng rất thoải mái.
Đồng phục trường Hà Nội - Amsterdam
Đến lúc đồng phục không còn chỉ dành riêng cho trường
Ai cũng tự hào vì được khoác trên mình chiếc áo đồng phục của trường mình. Nhưng để tạo dấu ấn riêng biệt của riêng lớp mình, các bạn trường THPT Lương Tài còn sáng tạo ra con dấu của lớp cơ đấy. "Bí thư lớp tớ là tác giả của ý tưởng đó. Bạn ấy đi đặt con dấu cho lớp, sau đó mua mực không phai và cả lớp cùng nhau đóng vào ngực trái của áo, gần chỗ đeo phù hiệu. Vì dấu không to nên không gây chú ý lắm, cũng khỏi lo các thầy cô giáo phạt. Nhưng vẫn là thứ đáng để khoe khi đi sang lớp bạn" - Lam, 18 tuổi chia sẻ.
Thành Quân (THPT Hoàng Quốc Việt) tâm sự: "Trường tớ ủng hộ việc mỗi lớp có đồng phục riêng và dành ra hẳn ngày thứ 5 để các lớp "trưng diện". Thế nên, hôm đó, cả trường rộn rã sắc màu, trông cực vui mắt. Lớp tớ có 26 con trai nhưng chỉ lèo tèo 3 con gái, còn lớp văn lại 3 con trai và 26 con gái. Mặt sau của áo đồng phục hai lớp đều in biểu tượng của XX, XY cùng những con số đó. Nên thi thoảng vẫn rủ nhau ra đứng chụp ảnh cùng, tạo nên đội quân hoàn hảo. Cũng nhờ thế mà tình hình hai lớp đã đoàn kết hơn rất nhiều".
Ngoài những bộ đồng phục trường mang tính bắt buộc, hiện nay rộ lên các loại hình đồng phục, như đồng phục nhóm, đồng phục lớp, đồng phục câu lạc bộ... với nhiều ý tưởng khá sáng tạo, độc đáo. Đồng phục lớp là một mô tuýp rất mới mẻ của đồng phục. Các bạn tha hồ đưa ý tưởng, phá cách với kiểu dáng, chất liệu. Xu hướng của giới trẻ bây giờ hội tụ các tiêu chuẩn độc - lạ - đẹp, là tiền đề để những bộ trang phục ấn tượng ra đời.
Thay cho lời kết
Trước khi "hiện hình" là bộ đồng phục mà chúng ta khoác trên người, các thầy cô giáo của chúng ta, những cán bộ trường lớp hẳn đã rất vất vả để tìm ra một hình ảnh đại diện tốt nhất cho trường của mình. Vậy nên, ngay cả khi không còn là học sinh trong trường, không có cơ hội mặc áo đồng phục nữa, nhưng những kỉ niệm thời mặc chung màu áo, chụp chung tấm ảnh tập thể cũng sẽ mãi là hành trang theo ta trên đoạn đường sau này...
Theo TTVN
Nhọc nhằn sắm đồng phục học sinh Hầu hết các trường học đều bán đồng phục kèm SGK cho học sinh trong dịp khai giảng. Tuy nhiên, đầu năm học mới, nhiều phụ huynh vẫn sắm thêm cho con vài bộ đồng phục mới với lý do hàng "ngoài" chất lượng tốt hơn. Duy Đăng đang thử đồng phục để mua cho năm học mới Chậm chân hết số Để...