Nỗi niềm của thí sinh trước kỳ thi có một không hai
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt diễn ra trong sự chờ mong của thầy và trò. Không ít lần, sĩ tử thấp thỏm vì phải lùi lịch thi trong điều kiện dịch bệnh bùng phát trở lại.
Chiều 3/8, Nguyễn Bá Long Vũ (20 tuổi, Thừa Thiên – Huế) tranh thủ lúc nghỉ để thu dọn đồ đạc, đưa ra bến xe gửi về quê trước. Nam sinh vẫn ở lại Hà Nội, theo học lớp ôn thi của thầy Tạ Quang Quyết đến ngày 5/8.
Trước khi ra khỏi nhà, Vũ không quên lấy khẩu trang trên kệ tường bên phải phòng học, cạnh chai nước rửa tay khô. Hai vật dụng quen thuộc được đặt sẵn trong phòng học của thầy Quyết, góp phần giúp thầy trò chống dịch Covid-19, để có thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt nhất lịch sử.
Hai lần lùi lịch thi
Long Vũ là thí sinh tự do. Em từng tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018 và thiếu nửa điểm để chạm tay vào giấc mơ vào trường công an.
Sau một năm học đại học ở Huế theo nguyện vọng 2, tháng 8/2019, 10X quyết định thi thử thêm lần nữa. Em đăng ký ôn thi lớp thầy Quyết, theo diện học sinh nội trú và trải qua một năm ôn thi đầy biến động.
Trong khi các địa phương liên tục kéo dài thời gian nghỉ Tết vì dịch Covid-19, ngày 22/2, Bộ GD&ĐT quyết định thời gian thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 26/7, thay vì cuối tháng 6 như các năm trước.
Lúc này, dù có chút hoang mang, Vũ cũng như nhiều thí sinh khác, không quá lo lắng. Các em hiểu vì dịch bệnh, việc học gián đoạn, dời lịch thi là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, bên cạnh các em luôn có thầy cô trấn an, động viên. Ngoài làm công tác tư tưởng cho học trò, thầy Tạ Quang Quyết còn gấp rút điều chỉnh chương trình, tránh học sinh nhàm chán vì phải học đi học lại nội dung cũ.
Khi mọi thứ tưởng chừng đã đi vào quỹ đạo, ngày 13/3, Bộ GD&ĐT một lần nữa điều chỉnh, lùi kỳ thi sang ngày 8-11/8. Lần này, tâm lý may mắn vơi đi ít nhiều.
“Cả thầy và trò lo không được thi, cứ tiếp tục lùi như vậy, bao giờ mới tổ chức được”, thầy Quyết nhớ lại khoảng thời gian thấp thỏm.
Lúc đó, thầy lo nhất cho thí sinh thi lại hay những bạn là chiến sĩ nghĩa vụ. Các em nỗ lực học trong cả năm trời, miệt mài ngày đêm, mong ngóng kỳ thi hơn bất cứ ai.
Ngẫm lại năm qua, thầy Quyết không nhớ biết bao lần nhận câu hỏi “bao giờ thi”, “còn thi không thầy” từ học trò. Thầy hiểu những tâm tư đó và luôn sẵn sàng giải đáp, trấn an vì “lúc này, giáo viên không động viên thì còn ai có thể giúp sĩ tử yên tâm”.
Kỳ thi THPT quốc gia đổi thành tốt nghiệp THPT cùng với thông tin không tách điểm môn thi trong bài tổ hợp khiến thí sinh lo lắng. Ảnh: Phạm Ngôn.
Tất cả vì quyền lợi thí sinh
Quá trình ôn thi trật guồng quay khi chỉ còn cách ngày thi hai tuần. Ngày 25/7, ca mắc Covid-19 thứ 416 được phát hiện ở Đà Nẵng, kết thúc chuỗi gần 100 ngày không có ca nhiễm SAS-CoV-2 trong cộng đồng.
Lúc này, người lo lắng nhất là những thí sinh ở Đà Nẵng – tâm dịch đợt này. Chiến sĩ nghĩa vụ Thái Quý, 25 tuổi, chỉ mong dịch bệnh được kiểm soát nhanh chóng để kỳ thi diễn ra như kế hoạch.
Phải thi đợt sau, 9X không tránh khỏi lo lắng song vẫn tiếp tục ôn bài. Khi sĩ tử ở vùng khác bước vào kỳ thi đặc biệt nhất nhì lịch sử, Thái Quý vẫn 7h học Lịch sử đến 9h, học Toán từ 13h30 đến 15h và dành khoảng thời gian sau 20h học Ngữ văn.
Từ vùng tâm dịch, Thái Quý chia sẻ năm 2020 nhiều xáo trộn song em không thấy quá vất vả. 9X cho rằng thay vì lo âu về biến động, khó khăn, mình nên nghĩ đến những điều tốt đẹp, tương lai để có động lực học tập. Mỗi lần hoang mang, Quý luôn tự động viên hoặc chơi thể thao để thả lòng rồi lại dồn tâm trí, thời gian vào việc học.
“Nếu được thi, em vẫn còn cơ hội vào đại học”, Thái Quý giữ niềm tin ngay tại thời điểm bấp bênh nhất.
Dù hết lời động viên học trò, thầy Tạ Quang Quyết thừa nhận các em lo lắng, hoang mang là điều không thể tránh khỏi và năm 2020 thực sự là “trận chiến tâm lý” với cả thầy và trò.
Điều dễ thấy là trong mọi “biến cố” của kỳ thi tốt nghiệp THPT lịch sử, cả Nguyễn Bá Vũ Long, Thái Quý lẫn thầy Tạ Quang Quyết đều tin tưởng rằng mọi quyết định đều hướng tới đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết trường căn cứ tình huống cụ thể để chờ kết quả thi đợt 2 rồi xét tuyển hoặc dành chỉ tiêu cho thí sinh chưa thi đợt một.
ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính hay ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng nhắn nhủ thí sinh yên tâm vì trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp.
Từ ngày 4/8, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, tiến hành phân tích tỷ lệ thí sinh từ vùng có dịch nhập học các ngành trong 3 năm qua và tỷ lệ thí sinh vùng đó đăng ký xét tuyển năm nay để chia chỉ tiêu đợt 2 cụ thể cho từng ngành.
Video đang HOT
ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng tiến hành thống kê dữ liệu thí sinh ở vùng có dịch để xác định chỉ tiêu dành cho những em thi sau. ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) thậm chí quyết định dành 40-50% chỉ tiêu tuyển sinh cho thí sinh sống trong vùng phải giãn cách xã hội vì dịch.
TS Phạm Tấn Hạ – Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – và TS Trần Đình Lý – Phó hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP.HCM – khẳng định trường sẵn sàng điều chỉnh công tác tuyển sinh tiếp, miễn sao có lợi nhất cho thí sinh.
Kiểm tra y tế nghiêm ngặt gần 900.000 thí sinh vào làm thủ tục thi THPT
14h ngày 8/8, gần 900.000 thí sinh cả nước đến điểm thi THPT làm thủ tục và nghe phổ biến quy chế; việc kiểm dịch COVID-19 được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ cổng.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được chia làm 2 đợt, trong đó đợt 1 diễn ra từ ngày 8-10/8. Đợt 2 tiến hành sau đó cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Nam và các thí sinh thuộc diện F1, F2 trên cả nước.
Tại điểm thi Trường THPT Mỹ Đức B (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), công tác kiểm dịch được thực hiện nghiêm ngặt. Từ 13h, thí sinh bắt đầu tới điểm thi để làm thủ tục.
Điểm thi phân luồng thí sinh theo hai làn đường. Mỗi làn có nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu thí sinh sử dụng dung dịch sát khuẩn. Theo ghi nhận của phóng viên, 100% thí sinh chủ động đeo khẩu trang phòng dịch, không cần nhắc nhở.
Các thí sinh được yêu cầu đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến điểm thi. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ốm, họ, sốt hoặc khó thở..., thí sinh phải báo ngay cho điểm thi để được xử lý kịp thời. Điểm thi cũng yêu cầu thí sinh nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như rửa tay với nước sạch và xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách, tránh tụ tập đông người trước và sau khi thi, đảm bảo giãn cách.
Kiểm tra thân nhiệt thí sinh làm tại Trường THPT Mỹ Đức B.
Các thí sinh đều đeo khẩu trang.
Phân làn thí sinh.
Các em mang theo giấy báo, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để nhận thẻ dự thi.
Làm thù tục cho các thí sinh.
TP.HCM: Gần 75.000 thí sinh có mặt tại điểm thi vào chiều 8/8 để nghe phổ biến quy chế thi. Tại điểm thi Trường THPT Trường Chinh (Quận 12), hầu hết các thí sinh và giáo viên đều mang khẩu trang y tế. Thí sinh được nhắc nhở mang khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt ngay từ cổng ra vào.
684 thí sinh tại đây được chia vào 30 phòng thi. Ngoài ra, trong tình hình dịch COVID-19, trường chuẩn bị 2 phòng dự bị cho các trường hợp đặc biệt.
Đo thân nhiệt cho thí sinh tại điểm thi Trường THPT Trường Chinh.
Mọi người đều đeo khẩu trang.
Sau khi đo thân nhiệt, các em được xịt sát khuẩn tay.
Các thí sinh đến trễ được giáo viên hướng dẫn xem danh sách phòng thi để kịp thời nghe phổ biến quy chế.
684 thí sinh được chia vào 30 phòng thi. Ngoài ra, trường chuẩn bị 2 phòng dự bị cho trường hợp đặc biệt.
Ngày mai, các thí sinh sẽ bước vào môn thi đầu tiên là Ngữ văn.
Huế: Tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), trời nắng nhưng có gió nhẹ, các thí sinh đến điểm thi đều tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên, ghi nhận tại Trường THPT Quốc học Huế không thấy xuất hiện của lực lượng đo thân nhiệt cho các thí sinh trước khi vào phòng thi.
Toàn cảnh điểm thi tại trường THPT Quốc học Huế.
Tại Trường THPT Quốc học Huế và Trường THPT Hai Bà Trưng, thí sinh có mặt từ rất sớm háo hức để vào phòng nghe cán bộ coi thi hướng dẫn làm thủ tục và phổ biến quy chế, lịch thi. Hầu hết các thí sinh tự đến các điểm thi để làm thủ tục bằng xe máy hoặc xe đạp điện, chỉ có một số ít thí sinh ở xa mới được phụ huynh chở đi làm thủ tục đăng ký dự thi.
Có rất ít phụ huynh tụ tập trước các điểm thi để chở con. Họ đều có ý thức trong việc thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang để phòng COVID-19. Họ tập trung thành các nhóm từ 2-4 người ngồi ở các vị trí rợp mát trong công viên để chờ con đến làm thủ tục dự thi.
Phụ huynh ngồi ở công viên chờ con làm thủ tục dự thi.
Các thí sinh tranh thủ ngồi ở ghế đá kiểm tra lại hồ sơ đăng ký dự thi
Ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 12.576 thí sinh đăng ký dự thi, được bố trí tại 35 điểm thi với gần 600 phòng thi. Các điểm thi được đặt tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo hợp lý và tạo thuận lợi nhất cho việc dự thi của thí sinh.
Trước kỳ thi THPT Quốc gia 2020, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế, phòng, chống dịch COVID-19 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thí sinh làm bài.
Bên trong phòng hướng dẫn thủ tục,
Ông Thọ chỉ đạo, đối với các điểm thi, tiến hành vệ sinh môi trường trong khuôn viên và xung quanh các điểm thi đảm bảo an toàn, sạch sẽ; phun khử khuẩn toàn bộ các điểm thi trước khi diễn ra kỳ thi, bố trí nhân viên đo thân nhiệt cho cán bộ làm công tác thi và thí sinh, khi phát hiện có người bị sốt, ho, khó thở phải xử lý kịp thời theo quy định. Các điểm thi phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh như nơi rửa tay, nước sạch, xà phòng, dung dịch sát khuẩn có cồn, thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang dự phòng, phòng thi dự phòng, phòng y tế...; đảm bảo có đủ thuốc, trang thiết bị thiết yếu. Các phòng thi phải thông thoáng, đảm bảo giãn cách cho thí sinh.
Hải Phòng: Tại trường THPT Lê Hồng Phong (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng), các học sinh thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang khi tới làm thủ tục cho kỳ thi THPT Quốc gia.
Các thí sinh được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay khi tới làm thủ tục cho kỳ thi THPT Quốc gia tại trường THPT Lê Hồng Phong (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng).
Trả lời PV VTC News, lãnh đạo Trường THPT Lê Hồng Phong cho biết, để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, tại điểm thi được bố trí sẵn máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, khẩu trang y tế để phát cho em học sinh nào chưa có khẩu trang ngay từ cổng trường.
Theo ghi nhận của PV VTC News, cổng trường năm nay tập trung rất ít phụ huynh đứng chờ con mình làm thủ tục. Một số phụ huynh đứng chờ cũng đảm bảo khoảng cách trên 2m và đeo khẩu trang.
Gia Lai: Ngày 8/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã vận chuyển đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 đến 37 điểm thi trên địa bàn.
Niêm phong đề thi tại Gia Lai.
Đắk Lắk: Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở giáo dục & Đào tạo Đắk Lắk cho biết, tại địa phương có 23 điểm thi THPT. Riêng thí sinh tại TP Buôn Ma Thuột sẽ thi đợt 2 vì tình hình dịch COVID-19.
Điểm thi THPT tại thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk.
Các thí sinh huyện Cư Mgar, Đắk Lắk đội mưa đến trường để làm thủ tục thi THPT chiều 8/8.
Thí sinh xếp hàng để kiểm tra y tế.
Từng người được đo thân nhiệt.
Mỗi thí sinh cũng được hướng dẫn dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn trước khi vào làm thủ tục dự thi.
Kiên Giang: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có 12.461 thí sinh tham dự với tại 25 điểm thi, mỗi điểm đều có máy đo thân nhiệt điện tử, bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn và khẩu trang dự phòng.
Huyện đảo Phú Quốc có 2 điểm thi với khoảng 1.000 thí sinh. Do việc đi lại trong mùa mưa bão khó khăn, tỉnh quyết định chọn giáo viên các trường THCS và THPT trên địa bàn huyện làm cán bộ coi thi, tuy nhiên họ không làm nhiệm vụ này tại phòng thi có học sinh của mình.
Kiểm tra thân nhiệt tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang.
Thí sinh ở huyện đảo Kiên Hải và các đảo còn (số lượng ít và khoảng cách gần) sẽ được bố trí tàu đưa vào đất liền dự thi và đón về, đảm bảo an toàn trong mùa dịch COVID-19.
Cô giáo Lê Thị Nga, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Kiên Hải, cho biết, cô cùng 2 giáo viên khác đưa 32 học trò vào đất liền dự thi. Họ khăn gói xuống tàu cao tốc rời đảo từ sáng sớm 7/8 và đến TP Rạch Giá vào 14h cùng ngày. Một số học sinh bị say sóng nhưng đến sáng nay (8/8) đều đã ổn định sức khỏe.
Thí sinh đến từ Trường THPT Kiên Hải ôn bài tại TP Rạch Giá. (Ảnh: Cô giáo Lê Thị Nga cung cấp)
Cần Thơ: Theo Sở GD&ĐT, trong gần 10.700 thí sinh tại 24 điểm thi năm nay có em Phan Anh Hậu (điểm thi trường THPT Phan Ngọc Hiển ) bị tai nạn giao thông gãy tay phải.
Thí sinh Phan Anh Hậu.
Để hỗ trợ em, hội đồng thi của trường chuẩn bị máy ghi âm kỹ thuật số, máy ghi hình kỹ thuật số có độ phân giải cao, bố trí cán bộ coi thi sử dụng tốt thiết bị hỗ trợ này.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Địa phương chuẩn bị phòng chống Covid-19, "sức khỏe các em là trên hết" Tình hình dịch Covid - 19 đang diễn ra vô cùng phức tạp, trong khi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã cận kề. Các địa phương đang gấp rút chuẩn bị tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn phòng dịch. Ảnh minh họa Trước diễn biến dịch Covid-19, bà Huỳnh Lệ Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai cho...