Nỗi niềm của giáo viên dạy Văn khi chấm bài
Tối qua, tôi thật sự sốc khi nhận được tin nhắn của một phụ huynh: “Khi chấm Văn, cô căn cứ vào đâu vậy? Hay là cô chấm theo cảm tính chủ quan chủa mình.
Năm ngoái điểm số môn Văn của con gái tôi rất cao. Vậy mà năm nay cháu chỉ đạt khá”. Phụ huynh này mong tôi xem lại bài viết để cháu đỡ bị thiệt thòi.
Ảnh minh họa
Tôi là một cô giáo dạy Văn cấp 2. Nhiều năm nay tôi được phân công dạy lớp 9. Đây là học sinh cuối cấp nên chúng tôi giảng dạy thường khá vất vả. Các em không chỉ học để có kiến thức mà còn học để trải qua kì thi tuyển sinh lớp 10 gay go, ác liệt. Vì thế, khi chấm bài, tôi thường chấm kĩ và khó hơn những khối khác.
Ai đã từng giảng dạy học sinh cuối cấp thì biết. Nhất là ba phân môn thi tuyển 10. Nhiều khi chúng tôi cũng rất áp lực. Nếu chấm dễ, trò thường mắc bệnh ảo tưởng rồi lơ là trong học tập. Mà chấm khó thì phụ huynh thường giận dỗi, tỏ ý không bằng lòng. Thậm chí là thưa kiện lên tới Ban giám hiệu nhà trường.
Những ngày ngày, cô trò chúng tôi đang chạy nước rút với kì thi học kì 1. Giáo viên chúng tôi vừa tích cực ôn tập cho các em, vừa phải hoàn thành chấm những bài kiểm tra theo định kì. Vì thế, thỉnh thoảng, tôi lại nhận được những cuộc điện thoại thắc mắc về điểm số của học trò.
Thực tế, mỗi khi chấm bài, bao giờ tôi cũng phê rõ ràng cho các em. Rồi ngày trả bài thì sửa chung và riêng rất chi tiết. Trò nào thắc mắc về điểm số tôi đề giải đáp rõ ràng cho các em trước lớp rồi. Thế nhưng lạ một điều là toàn phụ huynh điện thoại, thắc mắc về điểm số chứ không phải học sinh. Phụ huynh cứ lo lắng, thấp thỏm nếu con không đạt loại giỏi. Thế là họ muốn giáo viên xem lại bài cho các cháu. Nhiều người sau khi tôi giải thích xong vẫn còn hậm hực thắc mắc: “Vậy cô căn cứ vào đâu để chấm Văn. Liệu cô chấm như thế có quá khắt khe với các trò không?”.
Bản thân tôi ra trường và đi dạy đã 20 năm. Tôi có thể khẳng định mình là người chấm bài công tâm và khách quan. Khi ra đề, bao giờ tôi cũng thiết kế ma trận và điểm số khá rõ ràng. Bài làm của học sinh được phân loại theo các dạng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đặc biệt khi chấm Văn, tôi rất dị ứng với kiểu bài sao chép văn mẫu. Có thể nói, chấm Văn không chính xác như chấm Toán, nhưng người giáo viên dạy Văn, khi đọc sẽ biết bài nào có chất Văn ngay. Nhiều em viết dài, nhưng cách hành văn khô, chưa có cảm xúc. Câu từ đôi lúc sắp xếp còn lộn xộn… Chính vì thế mà điểm số của các em chưa được cao.
Thực tế bây giờ có một bộ phận phụ huynh rất cuồng về điểm số của con. Điều họ cần không phải là chất lượng học tập thực sự của các con. Chỉ thấy con điểm số thấp một chút là phụ huynh lo lắng ngay. Điều họ lo sợ nhất vẫn là làm sao để con đạt được học sinh giỏi. Vì thế, mỗi mùa thi về, những người thầy như chúng tôi thường bị những áp lực vô hình của phụ huynh mang đến. Nhiều khi chính tôi bị stress vì những câu nói tổn thương của các bậc phụ huynh.
Một chị bạn đồng nghiệp của tôi cũng là giáo viên dạy Văn đã trút bầu tâm sự rằng: “Dạy Văn đã khó, chấm Văn còn khó hơn. Mùa thi về, chị rất sợ phải nghe điện thoại. Điều chị ngại nhất vẫn là bạn bè, người quen nhờ vả nâng điểm số cho trò. Ai cũng cho rằng môn Văn thôi mà. Cho điểm thế nào mà chẳng được. Khó quá để làm gì cơ chứ?”. Đã không ít lần chị bị giận dỗi, bị chê trách là cứng nhắc khi nhất quyết không nâng điểm số cho trò. Buồn và chán nhưng chị vẫn không làm trái được lương tâm của người thầy.
Một mùa thi nữa lại về. Rất mong các bậc phụ huynh hiểu cho nỗi lòng của những giáo viên chúng tôi. Xin đừng quan trọng quá về điểm số của các con.
Video đang HOT
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Học thêm kín lịch vì... sợ cô quên mặt
Cho con học thêm vì lo cô quên mặt, không nhớ tên, sợ cô ghét, không theo kịp bạn...
Chị Nguyễn Thị Hà (35 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, chị có con năm nay học lớp 6 nhưng lịch học ở trường, học thêm dày đặc, không còn buổi trống.
Học thêm quá nhiều khiến học sinh không còn thời gian nghỉ ngơi. Ảnh minh họa
Chị cho biết, khi bước vào cấp II, số môn học cũng nhiều hơn so với cấp I, hơn nữa, con gái chị lại đang theo học tại một trường chuyên trên địa bàn vì thế mà áp lực học hành cũng căng hơn.
Ban đầu vì thương con, chị không cho đi học thêm nhiều mà dành thời gian cho con nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, một lần nghe con tâm sự, chị Hà giật mình, buộc phải cho con đi học thêm để cô giáo nhớ mặt, nhớ tên con mình.
"Con gái tôi tâm sự: Hình như lên cấp II các cô nhiều môn hơn, dạy nhiều hơn nên cũng bận hơn hay sao mẹ ạ.
Tôi hỏi vì sao?
Con trả lời: Con ngồi bàn đầu, là tổ trưởng, ngày nào cũng giơ tay lên bảng nhưng cả một tuần rồi cô vẫn không nhớ mặt, vẫn hỏi con tên là gì.
Nhưng bạn A, ngồi cạnh con chỉ giơ tay lên bảng một lần mà cô đã nhớ mặt, nhớ tên rồi", chị Hà kể.
Qua câu chuyện của con gái, chị Hà bắt đầu tìm hiểu và được biết cô giáo dạy Văn có mở lớp học thêm tại nhà, một tuần học hai buổi. Bạn A con chị nhắc đến là học sinh theo học lớp dạy thêm của cô ngay từ giữa hè, vì thế, cô nhớ tên, nhớ mặt là đúng rồi.
Lại một lần khác, con chị than rằng, trong lớp có một nhóm khoảng 10 bạn liên tục được cô giáo gọi lên bảng dù điểm miệng có thể lên tới 4-5 điểm 10.
Chị Hà kể: "Con tôi nói, cháu bị một điểm 8 bài kiểm tra 15 phút môn Toán vì thế, cháu rất muốn được lên bảng lấy điểm miệng gỡ lại điểm yếu. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày liên tục giơ tay, cháu đều không được gọi lên bảng.
Thay vào đó, cô chỉ gọi những bạn quen mặt và hầu như ngày nào các bạn cũng được gọi lên".
Chị Hà cho biết, nhóm bạn quen mặt đó cũng là nhóm các bạn đang học thêm môn Toán tại nhà cô. Không những các bạn liên tục được gọi lên bảng mà bài kiểm tra của các bạn cũng luôn được ôn trước nên điểm rất cao.
Việc cô giáo chỉ ưu ái gọi học sinh học thêm tại nhà đã khiến nhiều học sinh khác ấm ức, kể lại cho phụ huynh nghe. Trong lần họp phụ huynh cuối kỳ I, nhiều phụ huynh đã có ý kiến và đề nghị giáo viên Toán phải công bằng, khách quan trong giảng dạy.
Thực tế trên lớp cũng có thay đổi nhưng khi làm bài kiểm tra các bạn học thêm luôn được ôn "trúng tủ".
"Trong đề kiểm tra lúc nào cũng có bài rất khó, vượt kiến thức trên lớp, nếu không đi học thêm không bao giờ làm hết được đề", chị Hà nói.
Chưa hết, chị Hà kể tiếp, có lần làm bài kiểm tra giữa kỳ I môn Văn, chị được con gái gọi điện hồ hởi khoe rằng hôm nay con làm bài rất tốt.
"Tôi có hỏi lý do, con tôi nói vì con được học trước.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại, con tôi kể: trong lớp có một bạn là con của giáo viên cũng dạy ở trường. Giáo viên này lại là bạn thân của cô giáo chủ nhiệm lớp nên trước ngày kiểm tra bạn ấy đã được cô chủ nhiệm gửi trước đề thi.
Con tôi ngồi gần bạn ấy, thấy bạn ấy hì hụi ôn bài cũng ôn theo và "trúng tủ".
Vì muốn con tự tin, không bị kỳ thị trong lớp nên chị cũng như nhiều phụ huynh khác đã chấp nhận cho con đi học thêm", chị Hà kể.
Theo tường thuật của chị Hà, thời gian biểu của con gái chị bắt đầu từ 6h sáng và thường kéo dài tới 19h tối hàng ngày. Có ngày con chị học thêm hai ca thì phải tới 21h mới về tới nhà.
"Nhìn con phờ phạc, mệt nhoài mà không biết phải làm thế nào. Khuyên con nghỉ bớt, không học thêm nữa thì con lại sợ cô quên mặt, quên tên, cô không gọi lên bảng, sợ không làm được bài kiểm tra, không theo kịp được các bạn...", chị Hà tâm sự.
Gầy người vì học nhiều
Một phụ huynh khác có con học lớp 4 chia sẻ, mới học lớp 4 nhưng con chị cũng đang học thêm kín lịch, cả tuần chỉ được nghỉ một nửa ngày chủ nhật.
Theo nhẩm tính, chị cho biết con chị học thêm 2 buổi Toán, 2 buổi Văn - Tiếng Việt, 2 buổi Tiếng Anh.
Với lịch học thêm như vậy, con chị chỉ kịp về nhà vứt cặp ăn cơm và lại chuẩn bị đi học tiếp. Tối trở về nhà thường rất mệt, chỉ đủ thời gian để soạn sách vở rồi đi ngủ chứ không có nhiều thời gian để học lại bài cũ hay chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
Chị có hỏi thì được con giải thích, cô đã dạy ở lớp học thêm nên về nhà không cần chuẩn bị nữa.
Dù biết kết quả học tập của con cuối năm khá tốt, điểm tổng kết các môn đều trên 9,0 nhưng chị vẫn thấy không yên tâm vì không biết học lực thật sự của con như thế nào.
Về phần chị khi nói về thời gian biểu của con chỉ biết thở ngắn, than dài, không học thì sợ cô trù, sợ cô ghét, không lên được lớp mà học thì con gầy mòn, không lớn được.
Thái Bình
Theo baodatviet
Cô giáo dạy văn không ngừng sáng tạo "Ở cô Kim Anh là một sự nhiệt huyết, say mê, sáng tạo không ngừng, một sức làm việc không chỉ khiến người khác nể phục mà còn có khả năng lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người". Đó là chia sẻ của thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) khi nhắc...