Nỗi niềm cô giáo bị học trò ‘bật’ lại giữa lớp
Khi nhắc nhở về cảnh ôm nhau trong lớp, cô giáo độc thân đã bị học sinh “nhắm” vào điều khổ tâm. Một cô giáo trẻ khác đã sốc khi trò lạnh lùng “cô chỉ là giáo viên dạy môn phụ”.
Mắng cô giáo vì không được ra ngoài
Người xưa vốn có câu “ tôn sư trọng đạo”, đi học không chỉ học kiến thức mà còn học lễ nghĩa, học cách làm người… Nhưng giờ đây, một số ít học sinh quên đi điều này. Câu chuyện có thật được kể lại bởi một cô giáo trẻ mới ra trường, và khiến ai nghe xong cũng bất ngờ.
Phải chẳng khái niệm “tôn sư trọng đạo” đang bị phai mờ?
Thanh là cô giáo mới tốt nghiệp đại học, với tấm bằng loại giỏi cô muốn mình được nhanh chóng đi làm để ổn định cuộc sống và được cống hiến. Thanh được nhận vào làm giáo viên hợp động tại một trường dân lập ở Hà Nội.
Cô tốt nghiệp đại học chuyên ngành lịch sử, môn học được không chỉ học sinh mà nhiều phụ huynh đánh giá là môn phụ. Vì thế cô cảm thấy mình may mắn hơn nhiều bạn cùng lớp bởi đã nhanh chóng xin được việc, dù mới chỉ là giáo viên hợp đồng.
Năm đầu tiên dạy học, Thanh được nhà trường phân công dạy môn lịch sử tại khối lớp 9 của trường. Mỗi tuần Thanh cũng chỉ có một tiết ở mỗi lớp. Trong những ngày đầu đứng trên bục giảng ấy, tiết dạy đầu tiên của Thanh ở một lớp 9 của trường đã để lại nỗi buồn, niềm chua xót trong lòng cô giáo trẻ.
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp, Thanh hy vọng buổi học này sẽ thành công. Tiết học diễn ra khá suôn sẻ, học sinh tuy không chịu giơ tay phát biểu nhưng cũng không em nào công khai làm chuyện riêng hay mất trật tự, phá lớp.
Chỉ còn 5 phút nữa là giờ học kết thúc, Thanh đang tổng kết bài học và có một số yêu cầu cho học sinh. Đang giảng bài phía trên, bất ngờ một nam sinh trong lớp đứng dậy và xin cô cho ra ngoài.
Do chỉ còn vài phút nữa là hết giờ, Thanh yêu cầu học sinh ngồi xuống và không đồng ý cho em ra ngoài, cô nói: “Chỉ còn 5 phút nữa là kết thúc giờ học rồi, em ngồi xuống ghi nốt bài đã nhé”.
Thấy không được cô giáo đồng ý cho mình ra ngoài, cậu học sinh tên Thắng lập tức đứng dậy văng tục mắng Thanh ngay trước lớp: “Cô là cái gì mà không cho tôi ra ngoài, cô cũng chỉ là giáo viên dạy môn phụ mà thôi!”, rồi thản nhiên đi ra.
Bất ngờ và “sốc” khi thấy phản ứng của Thắng, cô Thanh vẫn cố kiềm chế để hoàn thành buổi học.
Giờ học kết thúc, trong lòng Thanh nặng trĩu một nỗi buồn và băn khoăn về chính bản thân mình, liệu có phải vì mình dạy chưa tốt mà các em học sinh phản ứng như vậy. Tuy nhiên việc học sinh có hành động vi phạm kỷ luật Thanh vẫn phải báo cáo lại với ban giám hiệu và phụ huynh để có biện pháp giáo dục.
Video đang HOT
Nhưng cô giáo trẻ còn “sốc” hơn khi nhận được phản ứng từ ban giám hiệu và phụ huynh. Khi phản ánh sự việc với ban giám hiệu, cô chỉ nhận được câu an ủi: “Học sinh bây giờ nó thế đấy, phải chấp nhận. Hơn nữa trường mình là trường tư, em làm găng lên là học trò bảo bố mẹ viết đơn đổi giáo viên”.
Không những thế, khi phản ánh sự việc với phụ huynh của Thắng, cô Thanh không ngờ họ cho rằng cô bịa đặt về con trai mình. Thắng chối nói rằng mình không làm như vậy và phụ huynh của nam sinh này thì hoàn toàn tin tưởng con.
Sự việc cũng đã trôi qua vài năm, giờ cô Thanh đã là giáo viên của một trường công lập có tiếng ở tỉnh nhà. Nhưng nỗi đau mà cô vấp phải trong những ngày đầu tiên đứng lớp là cú sốc khiến cô không thể nào quên.
Trong cuộc đời người giáo viên, không ít người gặp tình huống oái oăm bởi sự ương bướng của học trò. Ảnh Báo Quảng Ninh.
Bị cô cấm yêu, nữ sinh phản ứng gay gắt
Cô Lan đã có gần hai mươi năm đứng trên bục giảng. Duyên số không may mắn nên đến giờ dù đã ngoài tứ tuần, cô vẫn một mình. Trong khi đó, những năm gần đây, chuyện tình yêu ở lứa tuổi học trò với đầy rẫy cạm bẫy và những hậu quả khó lường đã làm đau đầu bao phụ huynh, nhà trường.
Ban giám hiệu trường cô Lan dạy yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm phải quán triệt tinh thần đối với học sinh, cấm các em yêu đương và thể hiện tình cảm trong lớp. Bản thân cô Lan cũng cảm thấy ở lứa tuổi học sinh không nên để chuyện tình cảm ảnh hưởng đến việc học tập.
Đang ở tuổi mới lớn, học trò dễ có những câu nói vô tâm với thầy cô khi bị “can thiệp cuộc sống riêng tư”. Ảnh có tính minh họa.
Một lần, do có việc đột xuất ở trường nên dù không có tiết dạy, cô vẫn lên lớp. Vừa bước vào đến cửa, cô sững sờ khi nhìn thấy hai học trò của mình: My và Hùng đang ngồi ở cuối lớp và … ôm nhau.
Giật mình khi nhìn thấy cảnh học trò thân mật, cô đến gần và yêu cầu My và Hùng đi lên bục giảng gặp cô.
Cô Lan rất tức giận và mắng học sinh của mình, cô yêu cầu hai em chấm dứt những hành động phản cảm như vậy để tập trung vào việc học. Thấy cô giáo mắng, My phản ứng lại: “Cô không yêu, không có chồng thì thôi, sao cấm chúng em yêu nhau!”.
Nỗi chua xót bấy lâu nay cô giấu kín giờ đây bị chính những học trò khơi dậy. Cô buồn và tủi thân cho hoàn cảnh của mình, và cũng đau xót bởi thái độ của học sinh. Dù vậy, biết rằng học trò của mình còn trẻ, bồng bột và chưa thể hiểu hết chuyện.
Cô Lan vẫn dùng mọi cách để hướng cho các em vừa giữ được tình cảm trong sáng của tuổi học trò vừa không ảnh hưởng đến học tập. Cô Lan chia sẻ: “Mắng chửi nhiều khi không đem lại hiệu quả với lũ trẻ, cái chúng cần là tình cảm thật sự và những lời khuyên đúng đắn”.
Xã hội và dư luận gần đây hầu như chỉ tập trung lên án việc học sinh bị giáo viên “hành” và chửi mắng. Nhưng nhìn lại, chính bản thân những người làm nhà giáo đã không phải một lần trong đời bị “bạo hành về mặt tinh thần” do chính học trò gây ra.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
AN HOÀNG
Theo Infonet
Nhà giáo và danh hiệu
Ngày 20/11 đã đi qua nhưng âm hưởng vẫn còn đó. Một dân tộc với truyền thống tôn sư trọng đạo thì nghề dạy học tự nó đã là cao quí, là vinh quang. Không cần phải tô vẽ, thầy giáo bao giờ cũng là thầy giáo với tất cả ý nghĩa của ngôn từ.
Tái hiện cảnh thi Đình xưa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh minh họa, nguồn: Mytour.vn)
Có lẽ 2 trong những nghề được công nhận sớm nhất trong lịch sử phát triển của loài người mà người ta có thể kể ra ngay, đó là nghề dạy học và nghề chữa bệnh, với danh xưng thầy giáo, thầy thuốc. Và càng không lạ khi trong lịch sử đã có không ít người bỏ chốn quan trường về quê gõ đầu trẻ hoặc bốc thuốc cứu người. Cao quílà thế.
Danh hiệu hay hư danh
Từ 1991 bắt đầu biết đến những danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGUT), trước đó là Chiến sĩ thi đua, Giáo viên giỏi (cấp huyện, tỉnh...)
Dịp 20/11 vừa rồi, như mọi năm (có người đã gọi là mùa, mùa danh hiệu), ngành Giáo dục có thêm 40 NGND, 570 NGUT. Sau 21 năm phong tặng và được phong tặng chúng ta đã có nhiều trăm NGND, nhiều nghìn NGUT (người viết bài chưa kịp cập nhật thêm). Đó là niềm kiêu hãnh của ngành Giáo dục, của các cơ sở đào tạo, của cá nhân được phong tặng. Chắc thế.
Còn nhớ năm 1991, ở một khoa của một trường đại học khá nổi tiếng trong "làng" đại học Hà Nội mà người viết bài có may mắn là giảng viên ở đó, chúng tôi đã tôn vinh 3 thầy - những thầy của rất nhiều thầy. Đề nghị Nhà nước phong tặng 2 thầy là NGND, 1 thầy là NGUT. Cả 3 thầy cứ khăng khăng không nhận đề cử. Các thầy bảo: Những gì đã làm là nghề. Nghề dạy học là thế thôi. Nói cống hiến, to tát quá. Chúng tôi nhất quyết không chịu. Cứ đề cử. Và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cho 3 thầy như sự tôn vinh, đề cử của cả khoa. Từ đấy cho đến mãi bây giờ và còn mãi mãi, các thầy là niềm tự hào và kiêu hãnh của chúng tôi.
Còn bây giờ, những danh hiệu ấy, tiêu chí vẫn thế, có phần còn cao hơn, nhưng người được phong tặng hình như kém ấn tượng. Hầu hết những người được phong tặng đều có chức sắc, nhiều người đã rời bục giảng từ lâu. Thậm chí không ít người chưa bao giờ là giáo viên, giảng viên cơ hữu của một cơ sở giáo dục. Trớ trêu thật.
Xã hội đang truyền tai nhau: liệu có chuyện "chạy" các danh hiệu trên như ở một lĩnh vực khác cũng trong ngành giáo dục? Ấy là "chạy" Tiến sĩ, "chạy" Phó giáo sư, Giáo sư. Hay rộng hơn mà hơn một lần làm nóng nghị trường Quốc hội về chuyện "chạy" quyền "chạy" chức... Đến mức người đứng đầu Chính phủ khi trả lời chất vấn phải dõng dạc khẳng định "Tôi không chạy, không xin..."
Mọi danh hiệu đều cao quí, nhưng phải là thật. Làm sao đừng để phía sau tấm huân chương quá nhiều tì vết.Và nên chăng, nhìn ra bên ngoài tại nhiều quốc gia phát triển hình như họ không có, không cần những thứ danh hiệu như ở ta và một số quốc gia XHCN. Nào là Tiến sĩ, Nhạc sĩ Nguyễn Văn X; GS. Bộ trưởng Trạch Văn Y; Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Công huân...đến NGND, NGUT... Thế mà đất nước họ cứ liên tục phát triển. Tại sao?
Danh hiệu, phẩm hàm và chất lượng sản phẩm
Thật nghịch lí khi càng nhiều GS, Phó GS, càng nhiều NGND, NGUT thì chất lượng giáo dục càng tụt giảm, khoa học công nghệ hầu như chưa có gì để khoe với thiên hạ. Với hơn 9.000 GS, Phó GS, trăm nghìn Tiến sĩ, Thạc sĩ thì vô thiên lủng mà từ 2006 đến 2010 chỉ có 5 bằng sáng chế đăng ký tại Hoa Kỳ. Năm 2011 không một bằng sáng chế nào đăng ký từ Việt Nam trong khi đội ngũ GS, Phó GS, TS điệp điệp trùng trùng.
Cũng không thể không ngạc nhiên với 5 vạn nghiên cứu viên (NCV) đủ ngạch, bậc làm việc trong hơn 1001 viện, cơ sở nghiên cứu đủ loại mà một ốc vít (đúng nghĩa) cho Canon chưa làm nổi. Lại tại sao...và câu trả lời hẳn ai cũng biết.
Và nay, hàng năm Thủ khoa các trường đại học lại về Văn Miếu - Quốc Tử Giám báo công và thăm quan trường đại học đầu tiên của VN (ảnh minh họa: Mytour.vn)
Và các anh Hai Lúa
Thật khó tin, nhưng lại là sự thật. Sự thật trần trụi, giản dị. Nhiều Hai Lúa học chưa hết phổ thông, thậm chí mới hết tiểu học trường làng lại đã sáng chế nhiều máy móc đủ loại phục vụ sản xuất ngay trên cánh đồng của mình. Cao hơn, xa hơn còn cả gan làm được máy bay đã lượn trên trời để thực hiện giấc mơ dùng máy bay tự chế làm phương tiện tưới cây, phun thuốc trừ sâu. Kinh thật.
Mới đây, ngày 13/9/2012 anh Nguyễn Kim Chính, nông dân (chân có đi dép) ngụ tỉnh Bình Định công bố máy tuốt đậu phộng (chưa từng có ở ViệtNam). Trước đó anh đã làm máy tuốt lúa, đã bán hơn 200 chiếc, trong đó có bán cho cả nước ngoài. Các anh Hai Lúa không cần, không nghĩ đến bất kỳ loại danh hiệu gì. Họ cần lao động, muốn cho người lao động đỡ bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Họ muốn sống có chất lượng hơn, có ích hơn...Thế đấy.
Dịp 20/11 vừa rồi, cùng một số bạn học, chúng tôi tới thăm một số thầy đã vượt xa cái tuổi thất thập. Các cụ bảo danh hiệu, học hàm học vị nhiều mà vô duyên. Nếu có thì chỉ nên ít thôi cho thật xứng. Và hãy dành nhiều cho các thầy các cô đang dạy học ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo - những người đã quên tuổi thanh xuân vì đồng bào dân tộc, những người đang sống trong các lều công vụ (chữ của nguyên Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân) và bữa cơm có thịt với họ... vẫn còn xa...lắc.
Đinh Việt Bình
Theo dân trí
Bà giáo 80 tuổi vẫn miệt mài dạy chữ "không công" Sau khi nghỉ hưu, bà giáo Hồ Hương Nam (An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) tiếp tục xin mở lớp và tận tình dạy chữ, lễ nghĩa "không công" cho những học sinh đặc biệt. Năm nay đã 80 tuổi nhưng chưa bao giờ bà bỏ lớp, bỏ các cháu ngày nào dù mưa hay nắng. Dạy chữ "O" trong... 3 tháng Lớp...