Nơi nào phải cách ly xã hội, nơi đó hoãn thi tốt nghiệp THPT
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết đặt giả thiết xấu nhất, khi đến ngày thi tốt nghiệp THPT mà dịch bệnh lan rộng và diễn biến phức tạp hơn thì sẽ hoãn tổ chức thi ở nơi nào thực hiện cách ly xã hội.
Nhân viên Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) vệ sinh lớp học trước ngày thi – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngày 4.8, trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên về việc Bộ GD-ĐT có đặt ra kịch bản trong tình huống đến gần ngày thi tốt nghiệp THPT mà dịch lan rộng và diễn biến phức tạp, đại diện Bộ cho biết sẽ bám vào nguyên tắc như đã hướng dẫn tại văn bản gửi các địa phương và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Đó là bất cứ nơi nào phải thực hiện cách ly xã hội thì nơi đó sẽ hoãn tổ chức thi.
Đang sao in đề thi chính thức đợt 1
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ đã có đề thi chính thức cho kỳ thi và đã chuyển về các địa phương để in sao. Bộ đã hoàn thiện các phần mềm phục vụ thi, tập huấn và chuyển về các địa phương.
Ngày 4.8, Bộ có văn bản gửi các địa phương thông báo chính thức việc tổ chức 2 đợt thi, đồng thời đề nghị thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong tổ chức kỳ thi. Bộ cũng yêu cầu các địa phương bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh (TS) và cán bộ, giáo viên làm thi, đặc biệt phải bảo đảm kỳ thi an toàn, nghiêm túc, chất lượng, đúng quy chế.
Trừ TP.Đà Nẵng và một số huyện của Quảng Nam, đến thời điểm này, Bộ cho biết tất cả các địa phương còn lại đều tổ chức kỳ thi từ ngày 8 – 10.8. Các TS thuộc diện F1, F2 trong cả nước (nếu có) sẽ dự thi trong đợt 2, cùng TS của các địa phương phải cách ly xã hội.
Cùng ngày, Bộ Y tế có công điện gửi sở y tế cấp tỉnh phối hợp đảm bảo an toàn cho kỳ thi. Theo đó, cần bố trí nhân lực, thiết bị, thuốc và chỉ định các cơ sở y tế phối hợp rà soát, phân loại toàn bộ học sinh tham dự kỳ thi để có phương án xử lý phù hợp theo hướng dẫn của Bộ và UBND cấp tỉnh. Yêu cầu học sinh, phụ huynh học sinh khai báo y tế trước khi đến địa điểm thi. Nếu sốt, ho, khó thở thì thông báo ngay ban tổ chức thi, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm.
Đà Nẵng thông báo hoãn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Đề thi đợt 2 có yêu cầu tương đương
Theo Bộ GD-ĐT, thời gian tổ chức kỳ thi đợt 2 chưa được xác định vì phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh ở những địa phương đang phải thực hiện cách ly xã hội.
Ông Mai Văn Trinh cho biết, đề thi đợt 2 cũng do Bộ ra với mức độ, yêu cầu tương đương với đề của đợt 1. TS dự kỳ thi tổ chức sau ngày 10.8 nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh vào ĐH, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục ĐH xem xét bố trí tỷ lệ chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho TS, trên tinh thần tự chủ của trường ĐH.
“Tôi muốn nhắn nhủ tới TS ở vùng cách ly, các em hãy yên tâm tuân thủ các yêu cầu cách ly, phòng ngừa dịch bệnh và sẽ được thi vào thời điểm phù hợp. Mọi quyền lợi của các em đều được đảm bảo”, ông Mai Văn Trinh nói.
Trong văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địa phương chủ động rà soát, phân loại những TS thuộc diện F1, F2 (nếu có), gửi danh sách về Bộ GD-ĐT trước ngày 12.8 (sau khi kết thúc kỳ thi đợt 1).
Học sinh TP.HCM có cần đeo khẩu trang khi thi tốt nghiệp THPT?
Giữa tâm dịch, Đại học Đà Nẵng tuyển sinh thế nào?
Nằm giữa tâm dịch COVID-19 lần này, đồng thời là địa phương sẽ tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2, ĐH Đà Nẵng sẽ tuyển sinh như thế nào?
Trao đổi với Tiền Phong, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho biết trong điều kiện hiện nay, khi cả thành phố Đà Nẵng đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT thành 2 đợt là hoàn toàn phù hợp, ưu tiên hàng đầu là sức khỏe và an toàn của người dân.
Mặt khác, việc quyết định vẫn tổ chức kỳ thi trong điều kiện hiện nay đã thể hiện được trách nhiệm của Bộ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của đông đảo thí sinh cũng như đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển đối với các cơ sở đào tạo. Một số địa phương mà dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại như Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ hoãn thi đợt này và sẽ tổ chức thi đợt 2 vào thời gian thích hợp khi điều kiện cho phép là hoàn toàn phù hợp với thực tế tình hình hiện nay.
Về tuyển sinh, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho biết ĐH Đà Nẵng đã xây dựng Đề án tuyển sinh vào ĐH Đà Nẵng năm 2020 dựa trên 4 phương thức xét tuyển bao gồm:
Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh của từng trường thành viên; Xét học bạ; Dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực (do ĐH Đà Nẵng phối hợp với ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức).
Ngay từ đầu, khi xảy ra dịch COVID-19 thì phương án xét tuyển năm 2020 của ĐH Đà Nẵng đã tính đến khả năng là ưu tiên phương thức xét học bạ để tạo điều kiện cho thí sinh và đảm bảo sự chủ động với tình hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường.
Là ĐH vùng trọng điểm quốc gia, đa lĩnh vực, đa ngành, với 6 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật và Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt-Hàn cùng với 6 đơn vị đào tạo trực thuộc gồm: Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh, Khoa Y Dược, Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Khoa Giáo dục Thể chất và Khoa Đào tạo Quốc tế, với hơn 140 ngành, chuyên ngành đào tạo ĐH và quy mô tuyển sinh bình quân mỗi năm hơn 11.000 chỉ tiêu.
Theo thống kê, ước tính mỗi năm thí sinh của Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam chiếm khoảng 50% tổng số thí sinh nhập học của ĐH Đà Nẵng. Khác với các trường ĐH khác, do số lượng thí sinh thuộc các địa phương có dịch chiếm tỷ lệ lớn vào trường thành viên ĐH Đà Nẵng nên để chủ động kế hoạch tuyển sinh năm nay và tạo tâm lý yên tâm đối với thí sinh và phụ huynh, ĐH Đà Nẵng có đề nghị:
Cho phép ĐH Đà Nẵng được xét trúng tuyển có điều kiện bằng phương thức xét học bạ đối với thí sinh không thể thi tốt nghiệp được trong đợt này. Nghĩa là những thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ nhưng chưa tốt nghiệp THPT thì được công nhận trúng tuyển tạm thời, khi thí sinh có chứng nhận tốt nghiệp sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức.
ĐH Đà Nẵng sẽ dành chỉ tiêu thích hợp để tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT đối với thí sinh thuộc những địa phương không thi được trong đợt này. Trong trường hợp cần thiết thì xin ý kiến Bộ GD&ĐT tăng chỉ tiêu năm 2020 cho ĐH Đà Nẵng để đảm bảo đủ chổ cho các em đủ điều kiện trúng tuyển được nhập học.
Bên cạnh đó, để chủ động cho công tác tuyển sinh trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạo, đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép ĐH Đà Nẵng được linh hoạt chuyển đổi các chỉ tiêu của phương thức xét tuyển theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển bằng học bạ để đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
Đối với thí sinh từ các địa phương khác, ĐH Đà Nẵng vẫn xét tuyển bình thường theo các phương thức như phương án đã công bố. Riêng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực phối hợp với ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có thể không thực hiện được do tình hình dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng sẽ chuyển các chỉ tiêu của phương thức này sang chỉ tiêu các phương thức còn lại.
Chia kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt, tuyển sinh đại học có xáo trộn? Các đại học ủng hộ phương án chia kỳ thi THPT làm 2 đợt nhằm đảm bảo an toàn cho thí sinh và khẳng định phương án này không có nhiều xáo trộn. Sáng 3/8, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề xuất, các thí sinh ở những địa phương có cách ly xã...