Nỗi lòng nữ bác sĩ tuyến đầu: ‘Khi đi ngoại vẫy tay tiễn biệt, khi về chỉ còn là di ảnh’
“Khi mình đang hỗ trợ bệnh nhân F0, cũng là lúc ngoại qua đời vì Covid-19. Đó là phút giây không người kề cận, không có bất kì cái ôm tiễn biệt nào”, BS Phương Ngọc nghẹn ngào.
Chân dung BS Phương Ngọc.
8 giờ tối ngày 19/11, lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 sẽ diễn ra. Cũng vào 8 giờ tối nay, chuyến xe đưa BS Nguyễn Đặng Phương Ngọc (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) sẽ lăn bánh, mang theo thuốc men, vật tư y tế, hướng về Đắk Lắk.
Chị Ngọc dù rất muốn tham gia buổi lễ tưởng niệm tối nay vì chị cũng không may có bà ngoại mất vì đại dịch Covid-19 nhưng vì công việc, vì bệnh nhân, chị dằn lòng lên đường.
Nhớ về những ngày chống dịch vất vả giữa cái nắng như đổ lửa của tháng 6, khi chị vẫn đang miệt mài ở các khu phong tỏa, cách ly, bệnh viện dã chiến, bà ngoại của nữ bác sĩ đã mắc Covid-19.
Ngày 20/7, chị nhận được thông báo về tình trạng trở nặng của ngoại. Bà nằm thiêm thiếp trên giường, kiệt sức, không thể ăn, cũng chẳng thể uống. Ngày nào điện thoại, bà cũng khóc chỉ muốn được về nhà với con cháu. Ngoại thấy cơ thể mình ngày càng yếu đi, phải để các điều dưỡng thay tã giúp, bà buộc phải truyền đạm vào người.”Ngoại ước gì có liều thuốc nào làm ngoại chết đi, để không đau đớn nữa”, từng lời, từng lời của ngoại như cứa vào ruột gan của chị.
Ngày 7/8, một linh cảm về chuyện chẳng lành cứ ám ảnh chị. Chị bị mất ngủ suốt đêm, liên tục gọi về cho gia đình nhưng không ai bắt máy. 6 giờ 55 phút, bà ngoại chị qua đời.
BS Ngọc nghẹn ngào: ” Lúc mình đi chống dịch, bà vẫy tay tiễn biệt, khi về, mình chỉ thấy bà trong di ảnh cùng khói nhang hờ hững trên bàn thờ…”.
Chị chia sẻ: “Những ngày đau đớn, vật vã trên giường bệnh, ngoại đã gọi điện thoại cho mình và nói rằng bà ước gì có liều thuốc nào làm ngoại chết đi, để không đau đớn nữa. Bà muốn được nói chuyện với mình lần cuối.
Chiếc áo dài bà may cho mình, vẫn còn nằm trong góc tủ. Bà đã từng dặn: Ngọc phải mặc chiếc áo này trong lễ hỏi nghe. Vậy mà giờ đây, bà đã vĩnh viễn bị Covid-19 mang đi, chỉ còn mình ở lại với nỗi nhớ thương vô hạn”.
Ngoại, là một trong hơn 23.000 bệnh nhân qua đời vì Covid-19 trong đợt dịch vừa qua. Trước khi lễ tưởng niệm diễn ra, BS Ngọc đã lau chùi hũ cốt, thắp nhang và cầu nguyện.
“Nỗi đau không chỉ là của người ra đi, mà còn là người ở lại. Mình từng công tác ở khu vực Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Nơi đây có số ca tử vong vì Covid-19 khá cao. Sự ra đi của họ khiến mình ám ảnh mãi.
Video đang HOT
Đó là một buổi tối, cả cha và mẹ của đứa trẻ đều ra đi, để lại nó bơ vơ, ngơ ngác giữa cuộc đời.
Đó là một buổi sáng, người ta lay người nằm cạnh của mình mãi không dậy. Sau đó, cả nhà nhận được tin đều đã nhiễm Covid-19.
Giờ đây, khi những ngày tháng đó đã đi qua, lễ tưởng niệm sắp diễn ra, mình vẫn còn đau lòng, tiếc thương vô cùng”, BS Ngọc nói.
Đêm nay, chuyến xe sẽ đưa chị rời khỏi Sài Gòn. Những hình ảnh của ngoại, của những bệnh nhân đã từng qua đời vì Covid-19 vẫn luôn nằm lại trong lòng chị.
Nó ám ảnh và day dứt, nhắc nhớ chị về một giai đoạn đầy thương đau…
Nội dung: Thái Hà – Đồ hoạ: Nhật Tuệ
Nhật ký "xung trận" chống COVID-19 của cô giáo mầm non
Ngày dịch bệnh ập đến, Việt Yên (Bắc Giang) trở thành tâm dịch của cả nước. Như bao thầy cô giáo khác, "gác bút nghiên" lên đường... chống dịch, cô Cao Thị Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) đã xung phong ở lại điểm cách ly, phục vụ công tác hậu cần.
Cô Cao Thị Vân- Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang). Ảnh: NVCC.
"Làm mũ phòng dịch suốt đêm/ Mang nước sát khuẩn tặng cho mọi người/ Vất vả vẫn nở nụ cười/ Nấu cơm tình nguyện giúp người cách ly... Nước mắt lặng rơi sau những lần chia sẻ/ Đại dịch này không ai thấy cô đơn...".
Đó là những việc làm mà nữ Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) chia sẻ về quãng thời gian xung phong ở lại khu cách ly tập trung.
"Bắc Giang trước trận "cuồng phong" còn yên bình lắm. Người già, trẻ nhỏ vẫn tíu tít ngoài sân, công nhân vẫn rộn ràng chuyện trò bên trong khung xưởng, giáo viên chúng tôi vẫn dạy trẻ i, bờ.
Ấy vậy mà, chỉ sau một đêm tất cả như "vỡ trận", tiếng còi xe inh ỏi khắp xóm làng, tiếng bước chân dồn dập truy vết F, tần suất loa phát thanh dày đặc thêm từng phút. Tất cả hối hả trước COVID-19 tung hoành" - đó là những gì im đậm trong trí nhớ của cô Cao Thị Vân.
"Mình là Hiệu trưởng phải xung phong đầu tiên"
Ngay khi nhận được tin trường học được xã trưng dụng làm khu cách ly tập trung, cô Vân đã xung phong ở lại đầu tiên.
Trường mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) được trưng dụng làm điểm cách ly tập trung. Ảnh: NVCC.
"Tôi chỉ nghĩ, mình là hiệu trưởng, phụ trách điều kiện cơ sở vật chất trường học thì phải xung phong đầu tiên. Ngay sau đó, đã có 6 giáo viên tình nguyện đăng kí ở lại trường học cùng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Xác định tư tưởng vào khu cách ly, điều duy nhất tôi băn khoăn là con gái tôi mới sinh em bé được 15 ngày và cháu rất yếu. Thế nhưng trong tình cảnh cả nước chung tay chống dịch, tôi đành dặn con ở nhà cố gắng, mẹ không thể ở bên chăm sóc"- cô Vân bùi ngùi kể lại.
Tạm gác lại mối bận tâm gia đình, nỗi lo sợ khi phải tiếp xúc với các bệnh nhân F0, cô Vân cùng đồng nghiệp nhanh chóng bắt tay dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng các phòng để đón người dân đến cách ly và tình nguyện ở lại đây đảm nhận công tác hậu cần.
Cô giáo Cao Thị Vân (bên trái) cùng đồng nghiệp làm mũ chắn giọt bắn tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC.
"Ngày đầu đón, tiếp xúc với người dân đến cách ly, mặc trên mình bộ đồ bảo hộ nóng bức, tâm lí lại lo sợ nên chúng tôi không tránh khỏi rụt rè. Nhưng ngay sau đó, chị em chúng tôi động viên nhau, cố gạt hết mọi nỗi lo sợ, khó khăn để khi bà con đến khu cách ly không cảm thấy bị xa lánh.
Chúng tôi còn chuẩn bị sẵn những chiếc mũ chống giọt bắn để tặng mỗi người dân đến khu cách ly. Khi bà con ra sân lấy mẫu xét nghiệm có thể an tâm hơn phần nào".
Và thế là, đều đặn mỗi ngày, ngày từ 5h đến 22h, cô hiệu trưởng cùng đồng nghiệp luôn tay với công việc dọn vệ sinh khuôn viên, sân trường, phòng ở, chuẩn bị nhu yếu phẩm, chia các suất cơm và hỗ trợ việc lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.
Các cô giáo Trường Mầm non Quảng Minh làm sấu ngâm tặng các y bác sĩ đến lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: NVCC.
Khi rảnh rỗi, các cô lại làm sấu ngâm tặng các bác sĩ về đây lấy mẫu xét nghiệm và làm nước ép hoa quả tặng bà con, các chốt kiểm soát phòng dịch. Không phân biệt cấp bậc, không nề hà bất cứ công việc gì, cứ thấy việc là cô Vân sẵn sàng tham gia.
Kí ức đọng lại qua những vần thơ
Bài thơ kỉ niệm ngày đầu tiên Trường mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) trở thành điểm cách ly tập trung. Ảnh: NVCC.
Yêu thơ văn, tâm hồn bay bổng nên mỗi sự việc diễn ra trong ngày đều được cô hô biến thành những vần thơ nhịp điệu, mang tâm hồn và đong đầy tâm tư, tình cảm.
Thế nhưng khi hỏi về "bí kíp", cô Vân chỉ cười và nói rằng chẳng có bí kíp, cũng chẳng hề học qua trường lớp, tự cảm xúc mà mình đọc nên những vần thơ.
"Thời gian phục vụ tại khu cách li, tôi vẫn luôn mang theo mình cuốn sổ tay để hễ có thời gian nghỉ ngơi, tranh thủ chép lại những vần thơ.
Ngày xưa tôi từng ước mơ làm nghề báo nhưng rồi chính vì yêu trẻ đã khiến tôi trở thành cô giáo mầm non" - cô hiệu trưởng nhẹ nhàng nói.
Dịch yên, khu cách được dỡ bỏ, người dân Việt Yên trở về với cuộc sống yên bình trước kia. Học sinh được tận hưởng niềm vui tới lớp. Cô trò trường Mầm non Quảng Minh được gặp nhau, cùng nhau phấn đấu, thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Chỉ còn lại kí ức về những tháng ngày gian khổ, tình đoàn kết, tinh thần chiến đấu cùng nhau vượt qua đại dịch là khắc ghi trong lòng người giáo viên năng nổ, trách nhiệm và tâm huyết ấy.
"Nước mắt lặng rơi sau những lần chia sẻ
Đại dịch này không ai thấy cô đơn...".
'Xe phở yêu thương' tặng tuyến đầu và F0, báo hiệu 'cuộc sống bình thường' Những tô phở nóng hổi, thơm phức đến với lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch, bệnh nhân F0 lúc này không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn là lời nhắc mọi người về một cuộc sống bình thường đang gần hơn. Chiều 27-9, cô chủ quán Phở Thy và anh Trung "Phở Phú Gia" chuẩn bị những tô...