Nỗi lòng nhà giáo sau chuyện cô giáo quỳ gối trước phụ huynh
“ Xã hội đã cho trẻ những đặc ân, sự nuông chiều mà với tư cách người thầy, người cha tôi thấy lo lắng”, thầy Vũ Nguyên Phong chia sẻ.
Nhiều học trò xưa xem thầy cô giáo là thần tượng. Ảnh minh họa.
Từng nhiều năm dạy THPT ở Hải Dương, hiện quản lý giáo dục, thầy Vũ Nguyên Phương đã tâm tư trước vụ việc cô giáo trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) quỳ gối xin lỗi phụ huynh.
Mẹ tôi, 69 tuổi, từng là giáo viên một trường tiểu học. Cuối tuần qua, tôi về nhà, mẹ con, bà cháu quây quần. Mẹ tôi kể ngày trước, chỉ học nửa ngày, nhưng lên lớp vẫn phải mang theo cả “đồ nghề khác” như cuốc, quang gánh, gầu múc nước… Chỉ cần tiếng trống trường báo buổi học kết thúc là mẹ lao nhanh ra cánh đồng để tăng gia. Một thời vất vả để có miếng ăn, cái mặc.
Thế hệ giáo viên ngày nay có vẻ “chuyên nghiệp” hơn vì không phải gánh nặng “thóc lúa” – theo nghĩa đen nhưng gánh nặng mưu sinh vẫn chưa bao giờ được giảm nhẹ. Đồng lương ít ỏi, sự thay đổi liên tục của nội dung này, đánh giá kia, quy chế nọ đã thành “hệ thống quy chế”, tạo nên áp lực vô cùng lớn cho nhà giáo. Khủng khiếp nhất là trạng thái ý thức xã hội “đang giáo dục” nền giáo dục; áp lực của “người trên – kẻ dưới” đang gần như hoàn toàn điều khiển giáo viên.
Em vợ tôi kỳ I còn dạy học tại một trường Mầm non trong thành phố. Một lần thấy con tôi hư, nó đánh. Buổi trưa, Hiệu trưởng gọi lên hỏi “tại sao cô đánh cháu?”. Em trả lời “cháu nó hư nên em phát vào tay, vào mông nó, thì có sao đâu?”. Cô Hiệu trưởng bảo “tôi đã quán triệt thế nào? Dù sao vẫn không được đánh trẻ”. Em tôi cãi lại “nhưng nó là cháu em?”. Cô Hiệu trưởng bảo “cháu em khi ở nhà, em làm gì cũng được, còn ở trường em không được động vào học sinh”. Em tôi về ấm ức, kể với vợ chồng tôi. Vợ tôi, làm nghề bác sĩ bảo: “Vớ vẩn, thế thì trẻ con ngoan thế nào được”. Tôi im lặng. Kỷ niệm xưa tràn về…
Thế hệ tôi đi học vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Thời kỳ không còn quá khổ nhưng vẫn khó khăn. Chúng tôi học nửa buổi, không phải học thêm, nửa buổi đi làm giúp bố mẹ. Bố mẹ chúng tôi khen học giỏi thì ít, khen bắt cua giỏi, đánh dậm tài, trồng rau khéo… nhiều hơn. Niềm vui trên cánh đồng vì thế cũng nhiều hơn niềm vui trong lớp học.
Video đang HOT
Nhưng cứ nghĩ đến trường là nghĩ đến cái gì thiêng liêng lắm. Thầy cô giáo với chúng tôi khi ấy là thần tượng, là “người đáng sợ” – theo nghĩa đáng kính, đáng nể phục, thậm chí “đáng sợ hơn” cả bố mẹ mình. Bố mẹ chúng tôi cũng kính trọng các thầy cô và liên tục nhờ rằng “nó sai, thầy cô trừng trị giúp”. Chuyện chúng tôi bị trách phạt dọn vệ sinh, trồng cây, quỳ góc lớp, tưới rau trong trời lạnh hay đánh vào tay, vào mông thì thường thường như cơm bữa.
Có những người bạn nghịch quá bố mẹ không bảo được, phải nhờ thầy. Chúng tôi chẳng biết “tiên học lễ hậu học văn” là gì, chỉ biết là thầy cô rất đáng kính và trách phạt là bình thường. Chúng tôi lại nghe kể về tấm gương nọ, thánh hiền kia thường xuyên chịu những trận roi vọt từ thầy.
Bây giờ thì xã hội đã cho con trẻ những đặc ân, sự bao bọc, nuông chiều, mà với tư cách người thầy, người cha tôi cảm thấy lo lắng. Chương trình sách giáo khoa càng mới càng bị cắt xén, vì lo học sinh vất vả, mà đâu quan tâm “khổ luyện thành tài”; không cho điểm, vì không muốn các em bị áp lực, cứ tha hồ vui vẻ, yên ổn mà lớn lên, mà to ra. Thầy cô không được “chỉ mặt” học trò vì đó là hành vi có tính “mạt sát”; đương nhiên không được đánh học trò, tấm thân quý cả họ hàng bao bọc…
Nhiều thầy cô đã khốn khổ, mất nghiệp, vì sự quan tâm quá mức hoặc lỡ học theo những bậc thánh nhân xưa khi dạy học trò. Mới đây cô giáo dạy tại trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) bị phạt quỳ 40 phút vì dám “động đến con ông Thư ký Hội luật gia” cấp huyện. Sự nhiệt tình của cô đúng là “Người ta khổ vì yêu không phải cách” (Xuân Diệu).
Hậu quả của áp lực xã hội khiến ngành giáo dục liên tục phải báo cáo giải trình, ban hành đủ các điều chỉnh này, điều chỉnh nọ. Những thiếu xót cố hữu nhiều năm lại càng bị nghi ngờ. Các thầy cô giáo cũng phải căng mình thích ứng. Buồn là nhiều học sinh giỏi không theo sư phạm nữa; lực hấp dẫn của “không học phí” chẳng thể hút được những tài năng do lương thấp, rủi ro nghề nghiệp cao.
Nhưng buồn nhất có lẽ là nếu không khéo, càng ngày càng có nhiều đứa trẻ, thừa cân nhưng thiếu năng lực, thiếu ý chí, thiếu sáng tạo và có thể không biết yêu ai. Những đặc ân thái quá từ gia đình và xã hội, áp lực không cho sự chuyên nghiệp đầy đủ, quyền hành đầy đủ và thiết thực đối với nhà giáo sẽ là nguyên nhân của thế hệ trên nếu có.
Mẹ tôi vẫn còn khỏe. Có lẽ niềm vui dạy học một thời, cộng với “nỗi vất vả trong sáng” từ lao động nông nghiệp một thời, làm bà còn dẻo dai. Đứa em vợ tôi sau một thời gian dạy Mầm non đã bỏ nghề. Bây giờ nó đi làm công nhân với mức lương khởi điểm 5 triệu, cao hơn 1,7 triệu so với lương giáo viên trước đó. Sướng nhất theo tâm sự là buổi tối nó được xem TV cùng chồng con.
Theo VNE
Cô giáo trong vụ ép quỳ xin lỗi: Tôi đã quỳ trong 40 phút!
Trong ban tương trinh vơi cơ quan chưc năng về việc quỳ xin lỗi phụ huynh, cô giao B.T.C.N. cho răng, hành động quy xin lôi la tinh huông không con đương lui đê giai quyêt vu viêc.
Trương tiêu hoc Binh Chanh, nơi cô giao phai quy xin lôi giao viên.
Ngay 6/3, ông Vo Văn Tuân, Pho Trương phong GD&ĐT huyên Bên Lưc, tỉnh Long An cho răng, hanh vi phu huynh băt cô giao quy xin lôi la phan cam gây bưc xuc dư luân. Sắp tơi đây, Huyên uy Bên Lưc se chinh thưc thông tin vu viêc.
Trong ban tương trinh vê vu viêc nay, cô giao B.T.C.N. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, trường tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, vừa chuyển về trường được 1 tháng và đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản) phải quy xin lôi phụ huynh cho răng, trươc khi quy xin lôi phu huynh, nha trương cung đa lam viêc vơi phu huynh. Sau khi ban giam hiêu nha trương cung như giao viên đa nhân lôi, phu huynh vẫn nhât quyêt không chiu.
Ban tương trinh cô giao bị ép quỳ trình bày với lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Bến Lức.
Cô giao trình bày trong bản tường trình gửi cho lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Bến Lức rằng: "Sau khi vao phong ôn đinh, thây Hiêu trương mơi phu huynh trinh bay nôi dung phan anh đê nha trương năm tim cach giai quyêt. Phu huynh hoi tôi day lơp đươc bao lâu? Thơi gian day lơp cua cô chi trên dươi 1 thang ma sư dung lơi noi va lam hanh đông khiên hoc sinh sơ không dam đi hoc.
Tôi co phan hôi lai nhưng phu huynh không đông y cach phan hôi cua tôi. Sau đo, phu huynh co hoi: Tai sao băt quy ca lơp? Cô cho quy như vây bao nhiêu lân? Cô noi đi con tôi co lôi hay không ma cô băt quy. Sau khi tôi phan hôi lai, một phu huynh nam cho răng, gương măt cua tôi không co gi la biêu hiên cua sư hôi lôi".
Phu huynh nhât quyêt băt cô giao quy xin lôi mới bỏ qua.
Đông thơi, cô giao cung cho biêt, trong qua trinh lam viêc, nha trương va giao viên đa nhân thây hanh đông cua minh la sai va nhân lôi, hưa khăc phuc. Thế nhưng, phu huynh nhât quyêt không châp nhân va yêu câu ban giam hiêu nha trương đôi giao viên hoăc chuyên lơp cho con. Phia nha trương cho răng, không thê lam như vây do đây la thơi điêm cuôi năm không thê lam hô sơ. Thế nhưng, phu huynh khăng khăng không chiu xuông nươc.
Trong bản tường trình, cô giáo N. cho biết thêm: Một phu huynh nam khăng khăng: "Con tôi không co lôi cô băt quy, bây giơ cô đang co lôi, cô quy đi. Cô quy đươc tôi coi như chuyên nay giải quyêt xong". Tôi giư im lăng trươc thai đô cua phu huynh vi cho răng minh đa sai... Trong qua trinh giai quyêt vu viêc, phia phu huynh nhât quyêt băt tôi phai quy. Ơ tinh huông không con đương lui va do suy nghi non nơt cua ban thân nên đê giai quyêt moi viêc, tôi đa quy trong thơi gian 40 phut...
Ngay mai (7/3), lanh đao phong GD&ĐT huyên Bên Lưc cho biêt, Huyên uy Bên Lưc se thông tin chinh thưc vê vu viêc. PV bao se tiêp tuc theo doi đưa tin.
Theo Người Đưa Tin
Cô giáo bị bắt quỳ đã rất mong muốn được cứu giúp nhưng Hiệu trưởng bỏ đi Cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh cố gắng tìm cách nấn ná thời gian để tìm sự hỗ trợ từ hiệu trưởng nhưng đã bị bỏ mặc. Trường Tiểu học Bình Chánh. (Ảnh: H.L) Ngày 06/03, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã nhận được đơn tường trình của cô Bùi Thị Cẩm Nhung, giáo viên Trường...